Bài học lớn về chuyển biến nhận thức trong phòng, chống bão

Phía sau cơn bão số 16

KHÁNH VŨ - TRẦN LƯU |

May mắn là cơn bão số 16 có tên quốc tế là Tembin đã không đi thẳng vào Nam Bộ như dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn. Dù đã có cảnh báo và so sánh với bão Linda 20 năm trước nhưng bão Tembin gần như không có thiệt hại.

Song, nhìn từ việc chuẩn bị phòng chống cơn bão này cho thấy nhiều vấn đề, trong đó có việc di dời dân để chống bão - điều hiếm có ở khu vực Nam Bộ. Sẽ có nhiều bài học được rút ra và rõ ràng bão số 16 đã trở thành “cuộc tập huấn hữu ích” cho công tác chống bão sau này. 

Bài học bão Linda và sự chuyển biến về nhận thức

Tại cuộc họp khẩn chống bão Tembin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc lại bài học kinh nghiệm đau xót về trường hợp bão Linda đổ bộ vào miền Nam năm 1997 đã làm hàng nghìn người chết và mất tích. Bài học đó là sự chủ quan, coi thường trước thời tiết bất thường sẽ phải trả giá đắt bằng tài sản và tính mạng người dân.

Về câu chuyện bão Linda, nguyên Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Huy Ngọ sau 20 năm có đúc rút: “Sau thiệt hại quá lớn này, điều quan trọng nhất là nhận thức của người dân, chính quyền về bão đã thay đổi hẳn. Mọi người đã thích ứng và thích nghi với bão, rất chủ động ứng phó chứ không chủ quan, lơ là như trước cơn bão Linda”.

Còn người đương nhiệm, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Nếu lấy bài học gần đây là bão số 12 và xa hơn là bão Linda của 20 năm trước, thì đây là sự “chuyển biến lớn trong nhận thức” khi các địa phương, nhất là tỉnh Cà Mau đã huy động cả hệ thống chính trị và người dân cùng vào cuộc chung tay chống bão”.

Thời điểm dự báo lúc 7h sáng 21.12 của Việt Nam (trái) và các Trung tâm dự báo quốc tế (phải). Ảnh: NCHMF
Thời điểm dự báo lúc 7h sáng 21.12 của Việt Nam (trái) và các Trung tâm dự báo quốc tế (phải). Ảnh: NCHMF
Thực tế thì tâm lý chủ quan kiểu “cảnh báo thì cứ cảnh báo chứ bão không thể vào Nam Bộ” vẫn còn. Tới mức trước cuộc họp đối phó với bão Tembin ngày 24.12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải phê bình lãnh đạo chủ chốt các tỉnh không dự hội nghị phòng chống bão số 16. “Tôi hoan nghênh lãnh đạo tỉnh Cà Mau khi có cả Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh dự họp chống bão. Còn ở các tỉnh vùng trung tâm bão chỉ thấy có phó chủ tịch dự họp, như thế là coi thường, chủ quan rồi” - Thủ tướng nói.

Không nói đâu xa, thiệt hại của cơn bão số 12 sẽ không lớn đến vậy nếu người dân có thông tin chính xác, việc điều tiết hồ chứa, neo đậu tàu thuyền ở phao số 0 vẫn là những dấu hỏi và bài học cần rút kinh nghiệm.

Chuyển biến lớn trong nhận thức của người dân, của các cấp chính quyền là điều thấy rõ nhất. Gần 1 triệu dân phải di dời, sơ tán một cách có trật tự theo đúng hướng dẫn của các lực lượng tham gia chống bão phải được cho là một thành công lớn.

Riêng tỉnh Bạc Liêu đã sơ tán hơn 85.000 hộ dân, tương đương hơn 365.700 người, với tổng số 31.000 điểm sơ tán là trụ sở cơ quan, trường học, điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng và nhà người dân xây dựng kiên cố. UBND tỉnh Bạc Liêu huy động 12.000 người, 24.000 phương tiện… Tiền Giang di tản 40.000 dân, Bến Tre sơ tán 20.000 dân, Trà Vinh cũng di dời 50.000 dân…

Có mặt trực tiếp tại khu vực Nam Bộ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng: Qua kiểm tra thực tế cho thấy, các địa phương đã làm tốt công tác chuẩn bị với tinh thần quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị và người dân cùng vào cuộc. Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương tiếp tục giữ nguyên tinh thần ứng phó như hiện nay đối với thiên tai, phải chủ động không để xảy ra những bị động bất ngờ, sẵn sàng trong mọi tình huống, đảm bảo an toàn tính mạng tài sản người dân, tài sản nhà nước, các hoạt động sản xuất kinh tế… Phó Thủ tướng tin tưởng với tinh thần như vậy sẽ hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.

Các lực lượng chức năng hỗ trợ người dân xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ (TPHCM) rời khỏi nơi trú bão trở về nhà sáng 26.12. Ảnh: TRƯỜNG SƠN
Các lực lượng chức năng hỗ trợ người dân xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ (TPHCM) rời khỏi nơi trú bão trở về nhà sáng 26.12. Ảnh: TRƯỜNG SƠN

Không được chủ quan dù công tác dự báo bão Tembin “quá mức thực tế”

Trước dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) Trung ương, cơn bão số 16 (Tembin) sau khi vào Biển Đông đi vào vùng biển trên quần đảo Trường Sa sẽ tiếp tục mạnh lên, hai kịch bản được các chuyên gia KTTV đưa ra là: Nếu giảm bớt cấp, bão Tembin sẽ ở cấp 10, giật cấp 11-12. Nếu giữ nguyên cấp, bão Tembin sẽ ở cấp 12 giật cấp 13-14, còn mạnh hơn cả bão Linda năm 1997. Và để không lặp lại “thảm họa Linda”, công tác triển khai ứng phó với quy mô lớn vô cùng tốn kém và vất vả đã diễn ra. Thế nhưng, không như dự báo, bão số 16 đã nhanh chóng suy yếu thành áp thấp. Chiều 26.12, trả lời câu hỏi của Báo Lao Động, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: “Tất cả các nước đều không dự báo đúng diễn biến của bão sau đó”.

Chiều 26.12, trả lời câu hỏi của Báo Lao Động, phải chăng công tác dự báo của chúng ta đã không chính xác, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã nêu ý kiến phản biện như sau: Từ 1h ngày 20.12 một ATNĐ phía đông nam Philippines mạnh lên thành bão (có tên quốc tế là Tembin) đây là cơn bão thứ 27 trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương.

Vào thời điểm này đồng loạt các Trung tâm dự báo bão quốc tế đều phát bản tin dự báo về cơn bão này. Đến 7h ngày 21.12 sau khi cơn bão di chuyển vào Nam Philippines thì Việt Nam đã phát bản tin bão gần Biển Đông.

Lúc này, dự báo của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông đều cho rằng bão số 16 sẽ đổ bộ và đất liền nước ta với sức gió mạnh nhất cấp 10-11. Khu vực đổ bộ, ảnh hưởng trực tiếp là Nam Bộ. Dự báo của Việt Nam cũng nhận định bão số 16 hướng về Nam Bộ. Dự báo xu thế cường độ bão của Việt Nam và các nước đều thống nhất bão sẽ mạnh dần lên và đạt cường độ mạnh nhất khi đi và quần đảo Trường Sa, sau đó sẽ yếu dần. Thực tế bão số 16 có diễn biến đúng như vậy.

Đến đêm 25.12, hầu hết các Trung tâm quốc tế đều xác định bão số 16 ở mức cấp 8 và sẽ ảnh hưởng trực tiếp Cà Mau với sức gió cấp 8, giật cấp 10. Tuy nhiên, Việt Nam xác định bão số 16 đã suy yếu thành ATNĐ và sẽ tiếp tục suy yếu nhanh trong các giờ tiếp theo và chỉ có thể gây gió giật mạnh cho đất liền.

Sáng sớm ngày 26.12, khi đi vào sát bán đảo Cà Mau, ATNĐ suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp. Dựa trên cơ sở quan trắc được từ các trạm khí tượng trên đảo cũng như trên bờ, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương đã chính thức phát bản tin cuối cùng về cơn bão số 16 (Tembin) vào lúc 9h sáng 26.12.

Nhận định chung là các Trung tâm lớn trên thế giới đều dự báo tốt bão số 16 về quỹ đạo và cường độ từ khi đi qua Philippines, vào Biển Đông đến khi đi vào quần đảo Trường Sa. Đến lúc này bão di chuyển khá ổn định và cường độ tăng dần lên. Tuy nhiên, tất cả các nước đều không dự báo đúng diễn biến của bão sau đó, nhất là về tốc độ suy yếu nhanh của bão. Do có các trạm đo ở khu vực Biển Đông nên Việt Nam xác định vị trí, cường độ bão sát với thực tế cơn bão. Tính tổng thể cả cơn bão 16, độ tin cậy về dự báo cũng tương tự như các nước khác.

Theo các chuyên gia khí tượng, dù bão Tembin không đổ bộ vào Nam Bộ như công tác dự báo trước đó thì công tác chuẩn bị vẫn phải được nhìn nhận là những bài học lớn, cuộc “tập dượt” về di dân trong thời gian tới. Nói như Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải thì: “Dù bão số 16 không bổ bộ vào Cà Mau, nhưng có thể xem đây là cuộc tổng diễn tập toàn dân, toàn hệ thống chính trị chung tay ứng phó với thiên tai ngày càng khốc liệt, chúng tôi xem đây là bài học đắt giá”.

Huyện Côn Đảo: Thiệt hại 11 tàu cá sau bão Tembin

Sau khi không còn ảnh hưởng do bão Tembin, ngày 26.12, UBND huyện Côn Đảo cùng nhiều đơn vị bắt đầu tiến hành thống kê thiệt hại của người dân sau bão. Theo thống kê ban đầu, may mắn không có thiệt hại về người, tuy nhiên có 11 chiếc tàu cá của ngư dân neo đậu tránh trú bão đã bị sóng đánh vỡ.

Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến tàu vỡ, ban đầu được xác định do sóng lớn đánh làm một số dây neo bị đứt khiến tàu dạt vào đá hoặc va chạm với tàu cá khác. Hiện các đơn vị đang di chuyển ra cảng Bến Đầm để ghi nhận vụ việc. Chưa có thống kê thiệt hại cụ thể sau bão, nhưng người dân nơi đây cho biết, 11 tàu cá bị vỡ có thể thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng.

Từ đêm 25.12, huyện Côn Đảo bị ảnh hưởng của bão số 16 nên có gió mạnh cấp 7-8 kèm theo mưa lớn, có một số thời điểm gió giật khiến cây cối bị gãy nhưng không có thiệt hại đáng kể. Sáng 26.12, Côn Đảo không còn hiện tượng mưa, trời trong xanh, người dân nơi đây đã rời khỏi nơi tránh trú bão để về dọn dẹp lại nhà cửa sau bão. Các phương tiện tàu thuyền vẫn chưa được xuất bến, các trường học vẫn thực hiện lệnh nghỉ đến hết ngày 26.12. CHÍ VĂN

KHÁNH VŨ - TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Xa gia đình, 6.000 cán bộ đường sắt phục vụ trên những chuyến tàu xuyên Tết

BÙI THƠM - HẢI DANH- Hải Nguyễn |

Mặc dù xa gia đình, người thân vào thời khắc giao thừa thiêng liêng nhưng với 6.000 nhân viên cán bộ ngành đường sắt, niềm vui và tự hào cảm xúc nhiều hơn cả. Bởi sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, vận tải đường sắt đã có nhiều khởi sắc trở lại.

Linh vật mèo sen trên Đất Sen Hồng

Lục Tùng |

Đồng Tháp – Tận dụng lá sen tại quê nhà, tỉnh Đồng Tháp - Đất Sen Hồng, đã tạo ra linh vật mèo vô cùng độc đáo.

Để 2023 may mắn, tham khảo ngay điểm đến cho 12 con giáp

Ý Yên |

Chọn hướng xuất hành may mắn có thể giúp bạn mở ra một năm 2023 hanh thông. Hãy tham khảo gợi ý hướng xuất hành theo tuổi cho hành trình du xuân Quý Mão.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Những giọt nước mắt chiều cuối năm

Thùy Linh- Đức Mạnh |

30 Tết - Trung tâm Cấp cứu A9- Bệnh viện Bạch Mai vẫn hối hả người ra kẻ vào. Các y bác sĩ chạy đôn chạy đáo, khẩn trương cấp cứu, dùng hết khả năng của mình, kéo những người bệnh trở về từ cõi chết. Những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gương mặt những người nhà bệnh nhân.

Đường phố chật cứng, chợ Tết tấp nập ngày cuối cùng của năm

Văn Đức |

Yên Bái - Khu vực chợ trung tâm huyện Văn Yên vẫn tấp nập, đường phố chật cứng người mua sắm trong ngày 30 Tết.

Hoa quả độc lạ cho mâm cúng gia tiên ngày Tết Nguyên đán

Minh Hà - Việt Anh |

Dịp Tết năm nay, tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội) xuất hiện nhiều loại nông sản độc lạ. Trong số đó không thể thiếu những loại trái cây tạo hình.