BÚT KÝ- PHÓNG SỰ DỰ THI VỀ 50 NĂM CHIẾN THẮNG KHE SANH:

Phát triển nông nghiệp phải biết tôn trọng tính bản địa

HOÀNG VĂN MINH – HƯNG THƠ (thực hiện) |

Gặp nhiều, nhưng lâu lắm mới có một giám đốc sở mang lại cho chúng tôi những xúc cảm xúc thú vị khi trò chuyện.

Câu chuyện của ông Võ Văn Hưng – Giám đốc Sở NN&PTNT (Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tỉnh Quảng Trị với phóng viên Lao Động xung quanh chủ đề nông nghiệp của huyện miền núi Hướng Hóa nhân dịp kỷ niệm tròn 50 năm mảnh đất này hòa bình, phát triển…

Ông Hưng bảo Hướng Hóa bây giờ, muốn phát triển bền vững nông nghiệp, không còn cách nào khác là phải gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh và tôn trọng tính bản địa cả về văn hóa lẫn phong tục. H­ướng Hoá có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Cô, Vân Kiều, Kinh. Địa thế núi rừng H­ướng Hoá rất đa dạng. Núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Có nhiều lợi thế phù hợp để phát triển sản xuất đa dạng về nông nghiệp, du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất chính là người sản xuất nông nghiệp chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí và canh tác lạc hậu, khó áp dụng các mô hình sản xuất mang tính đầu tư quy mô lớn, thâm canh cao, các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến...

Nhưng các giải pháp đó đang được triển khai như thế nào thưa ông?

Chúng tôi đã và đang nỗ lực kêu gọi sự hợp tác của các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư lớn để tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, trong đó ưu tiên nguồn lực để giải quyết các điểm nghẽn lớn nhất hiện nay đối với từng ngành hàng cụ thể: Đối với ngành hàng cà phê, tập trung giải quyết và thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trồng càphê thông qua thành lập các nhóm hộ và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. 

Đối với ngành hàng sắn giải quyết thực trạng canh tác không bón phân và lạm dụng thuốc trừ cỏ thông qua việc thay đổi cơ cấu giống sắn, đẩy mạnh thâm canh và tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. 

Đối với các ngành hàng khác như: Bơ, chuối, hồ tiêu, caosu… thì tập trung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thị trường.

Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (thứ 2 từ trái sang) cùng ông Võ Văn Hưng thăm mô hình trồng cây mắc-ca tại huyện Hướng Hóa. Ảnh: Tiến Nhất.
Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (thứ 2 từ trái sang) cùng ông Võ Văn Hưng thăm mô hình trồng cây mắc-ca tại huyện Hướng Hóa. Ảnh: Tiến Nhất
Ngoài ra, chúng tôi hợp tác với các tập đoàn lớn như: Tập đoàn Hokaido – Nhật Bản xây dựng khu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau, quả cao cấp; Công ty Nafoods Tây Bắc về sản xuất và tiêu thụ chanh leo...
Bên cạnh đó, chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng các vùng sản xuất các sản phẩm đặc sản của địa phương như: Càphê sinh thái dưới tán rừng, càphê hữu cơ, các mô hình xen canh càphê với các loại cây đặc sản (bơ, sầu riêng, hồ tiêu...). Các mô hình chăn nuôi bản địa (gà bản địa, lợn bản địa...) theo hướng sản xuất tự nhiên, có giá trị kinh tế cao thay vì định hướng sản xuất thâm canh, chạy theo sản lượng và đây là hình thức sản xuất phù hợp với tập quán canh tác của người dân.

Thật ra, sản xuất nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa, không phải là chuyện mới của thế giới và cả Việt Nam. Vậy kinh nghiệm và mô hình mà ông đang hướng đến là những gì?

Ví dụ như các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững như: Liên kết sản xuất và tiêu thụ chanh leo đã thực hiện thành công ở tỉnh Sơn La (nơi đa phần là đồng bào dân tộc Thái, Mường, Hmông, Tày). Mô hình canh tác càphê dưới tán rừng tự nhiên đã được Tập đoàn Shin coffee triển khai thành công ở Sơn La, Đà Lạt và một số diện tích nhỏ ở vùng Khe Sanh – Hướng Hóa.

Mô hình càphê chỉ sử dụng phân bón hữu cơ đã được một số hợp tác xã (HTX) ở Hướng Hóa triển khai thành công như HTX Chân Mây… Các mô hình này bước đầu đã được áp dụng ở diện nhỏ trên địa bàn huyện Hướng Hóa, được chính quyền địa phương và người nông dân đồng tình, ủng hộ cao. Do đó, việc nhân rộng và triển khai trên quy mô lớn hứa hẹn sẽ mang lại thành công.

Thưa ông, muốn sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với văn hóa bản địa, một trong những yếu tố chúng ta cần tuân thủ là không nên can thiệp vào đất ở, đất canh tác của người đồng bào cũng như không di dời tái định cư, chỉ can thiệp vào quy trình canh tác để hỗ trợ họ. Thực trạng của vấn đề này ở Hướng Hóa ra sao?

Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở Hướng Hóa hiện nay đã sống tập trung, định canh định cư, tập tục đốt nương làm rẫy hiện còn rất ít. Để giúp đồng bào bám đất, bám rừng thì việc hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phù hợp với tập quán canh tác cũng như giúp họ suy nghĩ, làm giàu trên chính đất đai, quê hương ngàn đời của họ là giải pháp có tính lâu dài và bền vững.

Xác định phương thức thúc đẩy đối với đồng bào dân tộc huyện Hướng Hóa là phương thức bắt tay chỉ việc, làm để cho dân thấy tận mắt, sờ tận tay, để họ làm theo. Do đó, chúng tôi xác định lựa chọn xây dựng các mô hình thí điểm. Các hạt nhân thực hiện là già làng, trưởng bản, các hộ đồng bào có tiềm năng kinh tế và quyết tâm làm giàu để xây dựng các mô hình mới, cách làm hay từ đó để cộng đồng người dân tộc học hỏi, làm theo.

Suốt cuộc trò chuyện, ông Hưng nhấn mạnh về mô hình canh tác có sự tham gia của cộng đồng, gắn với các tập tục canh tác của đồng bào dân tộc được tổ chức theo hướng xây dựng các tổ hợp tác, HTX sản xuất dịch vụ, nông nghiệp bền vững. Với những ý tưởng mới, khó, đòi hỏi tính chuyên sâu cao các cơ quan chuyên môn sẽ có những tư vấn, định hướng để người dân thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và không phá vỡ cấu trúc cảnh quan, hiện trạng sản xuất của địa phương.

Ông bảo Hướng Hóa cần phải tạo ra một thương hiệu càphê sạch đúng nghĩa và đặc sắc nhất, chỉ có Khe Sanh mới có. Song song là việc thí điểm các mô hình tái canh, sử dụng phân vi sinh; thành lập các nhóm hộ hướng đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, không làm ăn gian dối.

Liệu những điều này có quá sức với Hướng Hóa, thưa ông?

Không hề quá sức. Trước hết, Khe Sanh – Hướng Hóa là một trong 7 vùng trồng càphê nổi tiếng của Việt Nam (diện tích càphê ở đây chiếm 15% tổng diện tích càphê Arabica của Việt Nam). Càphê Khe Sanh có hương vị khác biệt đó là hương nguyệt quế, đã từng rất được ưa chuộng tại các thị trường của các nước Châu Âu.

Chế biến càphê tại huyện Hướng Hóa. Ảnh: Hưng Thơ.
Chế biến càphê tại huyện Hướng Hóa. Ảnh: Hưng Thơ.

Tuy nhiên, từ năm 2011 giá càphê xuống thấp, vườn cây già cỗi, sâu bệnh hại nặng, sản lượng giảm cộng với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, chạy đua số lượng mà không chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đã làm mất đi giá trị thương hiệu càphê Khe Sanh.

Trước thực trạng, yêu cầu đòi hỏi của thị trường tiêu dùng hiện nay, việc định hình nên thương hiệu càphê Khe Sanh sạch, đặc sắc – một thương hiệu gắn với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Vân Kiều – Pa Cô. Chúng tôi có tham vọng biến càphê Khe Sanh không chỉ là sản phẩm tiêu dùng mà còn là biểu tượng văn hóa của dân tộc Vân Kiều – Pa Cô.

Để làm được điều này, bên cạnh việc phát triển sản xuất theo hướng sạch, hữu cơ thì quá trình chế biến, rang xay, đóng gói, pha chế đều phải theo một quy trình nghiêm ngặt với sự tham gia của doanh nghiệp và sự giám sát của các bên liên quan. Tiếp tục mở rộng mô hình liên kết giữa các nhóm hộ nông dân nồng cốt với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu càphê để đảm bảo sản xuất càphê sạch, càphê đảm bảo tiêu chuẩn thu hái, có thể truy xuất nguồn gốc.

Thưa ông, càphê Khe Sanh sẽ là một biểu tượng văn hóa của dân tộc Vân Kiều – Pa Cô và có thể đưa vào phát triển du lịch. Vậy còn các  lễ hội của đồng bào? Lễ hội của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô gắn với nền sản xuất nông nghiệp hiện vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn các giá trị văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng, những nét truyền thống lâu đời của các tộc người như: Lễ hội cồng chiêng, mừng lúa mới, đâm trâu, uống rượu thề, mừng bản mới, cầu mùa...

Trong những năm gần đây, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ phục hồi và phát huy giá trị lễ hội dân tộc thiểu số trên địa bàn miền núi. Nhờ đó, nhiều lễ hội tiêu biểu đã được bảo tồn, phát huy, đồng thời loại bỏ một số hủ tục lạc hậu. Và điều này đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút khách du lịch cho Hướng Hóa thời gian qua.

Bên cạnh các lễ hội truyền thống, việc phát triển nông nghiệp dựa vào cộng đồng, tôn trọng tính bản địa cùng với những cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng, thác nước, hang động, và sự kết hợp hài hòa với các lễ hội sẽ hình thành nên các tour du lịch sinh thái, du lịch Homestay, du lịch trải nghiệm và khám phá… Đây hứa hẹn là những sản phẩm du lịch đặc sắc của Hướng Hóa để thu hút du khách trong thời gian tới.

Xin cám ơn ông!

Ông Võ Văn Hưng sinh năm 1972 tại xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông tốt nghiệp Đại học chính quy ngành Sinh học và Lâm nghiệp, Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp. Ông Hưng đã tham gia nhiều chương trình đề tài, dự án, nhất là các dự án về quản lý lâm nghiệp dựa vào cộng đồng, dự án về phát triển sinh kế cho người dân ven biển; và các đề tài nghiên cứu khoa học về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng bền vững.

 
 
 
HOÀNG VĂN MINH – HƯNG THƠ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác…(Kỳ cuối): “Tiểu Đà Lạt” trên Khe Sanh mù sương

LÂM HƯNG THƠ |

Nếu có ý định đến Khe Sanh và muốn cảm nhận sự khác biệt, hãy đừng ngồi ôtô mà leo lên một chiếc xe môtô. Từ thành phố Đông Hà của tỉnh Quảng Trị, nhắm hướng Quốc lộ 9 mà đi, đi cho đến lúc vượt qua những cung đường với bên này là núi, bên kia là sông Đak Rông, rồi khi gặp cảm giác lành lạnh, mát mẻ của hơi đá chạy rần rần khắp da thịt, là đã đặt chân đến Khe Sanh.

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác… (Kỳ 2): Đắp “vết sẹo” chưa lành trên đỉnh Trường Sơn

LÂM HƯNG THƠ |

Ông Đặng Trọng Vân – Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa nói rằng, sau 50 năm từ ngày giải phóng Khe Sanh, chính quyền đã có rất nhiều cố gắng, tập trung nhiều nguồn lực để chăm lo cho cuộc sống của người dân. Dẫn chứng là những bản làng người đồng bào thiểu số xa xôi, khó khăn từ cơ sở hạ tầng đến kinh tế, xã hội như Cuôi, Cát, Trỉa… phần nào đã có sự thay da đổi thịt. Nhưng thực tế, vẫn còn đó nhiều hoàn cảnh, là những “vết sẹo” chưa khô khén, cần được vun vén…

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác…

LÂM HƯNG THƠ |

Anh bạn đồng nghiệp cùng cơ quan từ Cần Thơ, hẹn gặp nhà báo Trần Đăng Mậu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị để xin gợi ý… đề tài trước khi lên Khe Sanh.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác…(Kỳ cuối): “Tiểu Đà Lạt” trên Khe Sanh mù sương

LÂM HƯNG THƠ |

Nếu có ý định đến Khe Sanh và muốn cảm nhận sự khác biệt, hãy đừng ngồi ôtô mà leo lên một chiếc xe môtô. Từ thành phố Đông Hà của tỉnh Quảng Trị, nhắm hướng Quốc lộ 9 mà đi, đi cho đến lúc vượt qua những cung đường với bên này là núi, bên kia là sông Đak Rông, rồi khi gặp cảm giác lành lạnh, mát mẻ của hơi đá chạy rần rần khắp da thịt, là đã đặt chân đến Khe Sanh.

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác… (Kỳ 2): Đắp “vết sẹo” chưa lành trên đỉnh Trường Sơn

LÂM HƯNG THƠ |

Ông Đặng Trọng Vân – Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa nói rằng, sau 50 năm từ ngày giải phóng Khe Sanh, chính quyền đã có rất nhiều cố gắng, tập trung nhiều nguồn lực để chăm lo cho cuộc sống của người dân. Dẫn chứng là những bản làng người đồng bào thiểu số xa xôi, khó khăn từ cơ sở hạ tầng đến kinh tế, xã hội như Cuôi, Cát, Trỉa… phần nào đã có sự thay da đổi thịt. Nhưng thực tế, vẫn còn đó nhiều hoàn cảnh, là những “vết sẹo” chưa khô khén, cần được vun vén…

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác…

LÂM HƯNG THƠ |

Anh bạn đồng nghiệp cùng cơ quan từ Cần Thơ, hẹn gặp nhà báo Trần Đăng Mậu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị để xin gợi ý… đề tài trước khi lên Khe Sanh.