Ở nơi cái gì cũng thiếu, chỉ có nước là thừa

Cao Thùy Liên |

Sống trên mặt nước. Giặt giũ, sinh hoạt - dùng nước ngay bên mạn thuyền, ăn uống - ra giữa sông lấy nước, về rửa phèn qua loa là dùng được. Mấy người phụ nữ da đen nhẻm, cười như được mùa từ thuyền này nói vọng sang thuyền kia: “Ở đây cái gì cũng thiếu, chỉ có nước là thừa, và trong bến ngoài dòng đều bẩn như nhau, nhưng phải nhắm mắt dùng thôi”.

Lênh đênh phận người

Từ cầu Cứng, phóng tầm mắt ra xa, làng chài Tân Thịnh (TP Hòa Bình) nép mình bé nhỏ bên bến Đà giang nhuốm màu ảm đạm, hiu hắt. Nước sông Đà vẫn chảy, những kiếp người, những mái nhà nổi vẫn cứ lênh đênh, từ bao đời nuôi ước mơ được “lên bờ” ổn định cuộc sống, nhưng ước mơ vẫn cứ xa vời vợi...

Những mái nhà im lìm bên bến Đà giang. Gọi nhà thì hơi quá, đúng hơn là những con thuyền được che chắn bằng nan và nẹp áo mưa tiêu điều, xơ xác. Từ những ô trống nhỏ trên thuyền dân vạn chài gọi là “cửa sổ”, ló ra những mái đầu bạc trắng, những cặp mắt trẻ con trong veo dõi theo khách lạ là tôi, vừa e dè vừa có chút gì đó hiếu kỳ, thích thú.

Hơn 50 mái nhà nổi với hơn 200 nhân khẩu, thế hệ này sang thế hệ khác tiếp nối cuộc sống lênh đênh sông nước bằng nghề chài lưới. Tôm cá câu được vừa là thức ăn, vừa là nguồn thu nhập giúp người dân duy trì cuộc sống tạm bợ.

Mấy năm gần đây, lượng cá về rất ít, đánh bắt từ đêm đến sáng, may mắn kiếm được khoảng 100 ngàn, thường chỉ 50-60 ngàn. Ông Ngô Văn Thông (63 tuổi) lắc đầu: “Ngày nước đục còn kiếm được vài chục nghìn bù vào những ngày nước trong; một năm chỉ có 4 tháng nước đục”.

 Em Nguyễn Văn Toàn (con trai thứ 2 của chị Việt - học lớp 3) thi thoảng lại ngồi tựa cửa thẫn thờ nhìn ra bến sông, ánh mắt thẫn thờ buồn đến nao lòng

Ông Thông cho biết, năm 1989, khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hoạt động được 4 năm, ông cùng với những cụ già đến khu làng chài sông Đà từ hồi 1979 đứng ra quy tụ những người đánh bắt từ Sơn La, Lai Châu, Ba Vì về đây lập nên làng chài Tân Thịnh.

Ông Thông nói: “Hồi đó khổ lắm, điện không có, chúng tôi phải làm quen với vài người trên bờ rồi xin kéo nhờ điện, lúc đầu không có cột, chỉ dùng một cái cọc cắm tạm xuống sông, mua thêm đoạn dây tốt cho đảm bảo an toàn, tối cắm cọc, ngày cất đi. Hai vợ chồng với 3 đứa con chui trong cái thuyền, hầu như không phải nhịn ngày nào, một ngày cũng kiếm được một cân gạo trộn thêm bột mì, khoai lang. Mỗi lần nhà máy xả nước, là dân vạn chài phải di tản. Cả xóm chài cứ nhao nhác như chim mất tổ. Ban đầu chỉ có 15 hộ gia đình di chuyển về đây, hoàn toàn tách biệt với người dân trên bờ”. Đến nay gia đình ông Thông đã có 4 thế hệ sống tại làng chài Tân Thịnh.

Ma túy tràn về

Ông Thông có 3 con, chẳng đứa nào được đi học, cuộc sống lênh đênh sông nước theo như ông nói là “vô tổ chức”. Mãi tới năm 2007, chính quyền địa phương cho dân cư vạn chài nhập hộ khẩu.

Lúc này, muốn đời con cháu được biết cái chữ cho bớt khổ, ông Thông nhận thêm chức “trưởng xóm” và “an ninh viên”, làm cầu nối cho người dân vạn chài với dân địa phương. Ngày làm việc đầu tiên, khi ông đi tuyên truyền cho bà con làng chài về các chính sách kế hoạch hóa gia đình, thấy mặt ông, người ta vội đóng cửa, không tiếp.

Cuộc sống hàng ngày đã bấp bênh, khi có người ốm đau, ma chay lại càng rối như hẹ. Theo ông Thông, bây giờ còn được ngược dòng sông Đà 20km lên bờ tìm chỗ chôn cất chứ ngày xưa toàn phải chôn ở bãi nổi dưới sông, sáng mất chiều chôn, không kèn không trống, lúc sóng to gió lớn coi như không còn mồ mả.

Chuyện cưới xin cũng phải tuân theo tục lệ. Trước đây, trai gái trong vạn chài mới được lấy nhau, không lấy người trên bờ. Đám cưới được tổ chức bằng cách 3 nhà chụm lại, cùng ăn cùng uống, nay được mượn một khoảng đất sát mép sông để tổ chức. “4 năm trở lại đây có 4, 5 anh chị kết hôn trên bờ rồi đấy”, ông Thông phấn khởi.

Hi vọng khởi sắc cho xóm vạn chài mới được nhen nhóm đã bị dập tắt khi ma túy tràn về. Ông Thông kể: “Năm 2004, một số thanh niên đi làm ở thượng nguồn nghiện ma túy trở về kéo theo những thanh niên khác cũng mắc nghiện. Khi phát hiện, những thanh niên đó lại đi mất nên cũng khó quản lý.

Năm 2008, xuất hiện một chiếc bè lạ trà trộn vào khu vực dân sinh, nghi ngờ đó là chiếc bè bán ma túy. Công an phường vào kiểm tra, không tìm thấy chứng cứ. Sau kiểm tra, chúng lại tiếp tục. Hiện tại, xóm chài đã có 11 người nghiện ma túy, trong đó 6 người đã tự nguyện đi cai nghiện ở trung tâm, số còn lại vẫn đi làm ở Sơn La, Lai Châu”.

Những ngày cuối đời, vợ chồng cụ Tám chỉ có một ước mong tha thiết là được "lên bờ" định cư nhưng ước mong vẫn cứ xa vời vợi 

Xác xơ, tiêu điều nhất trong vạn chài là “nhà” của chị Ngô Thị Việt (30 tuổi). Thuyền chị được che chắn bằng những tấm gỗ đã bục, hai mép thuyền nếu không có 4 cọc bương chống đỡ thì đã chìm.

Chồng chị Việt nghiện ma túy, bỏ gia đình đi đã hơn một tháng. Hằng ngày, chị chèo xuồng quanh xóm thu mua cá rồi đem ra chợ bán, tối mới về. 3 đứa trẻ con chị, đứa nào cũng đen trùi trũi,  bò ra bò vào trong chiếc thuyền lụp xụp tối tăm.

Thi thoảng đứa con trai thứ 2 lại ngồi bên mép cửa nhìn ra sông, ánh mắt trẻ con mà buồn đến nao lòng. Con gái đầu chị Việt học lớp 6, vẻ thông minh toát ra từ đôi mắt sáng bẽn lẽn, đến gần tôi thì thầm: “Cháu ghét bố lắm. Bố nghiện, uống rượu là đánh 4 mẹ con”. Rồi con bé nhìn vào mắt tôi, đôi mắt tròn xoe làm tôi lúng túng: “Bao giờ nhà cháu mới được lên bờ? Cháu thích sống trên bờ hơn, ở đây buồn lắm”.

“Em muốn lên bờ”

Mơ ước của con gái chị Việt cũng là mơ ước chung của hơn 200 con người xóm vạn chài, trong đó có cụ Ngô Văn Tám (88 tuổi). Cụ Tám vốn sinh ra tại xã Thái Hòa (Ba Vì – Hà Nội), về xóm chài này từ năm 2007.

Từ nhỏ, cụ cùng cha rong ruổi khắp vùng sông nước đánh bắt tôm cá, nhận thấy đây là vùng có lượng cá nhiều nên quyết định dừng chân. Hơn nửa đời người sống trên sông, 7 người con của cụ cũng đã trưởng thành, yên bề gia thất cùng sinh sống trên làng chài Tân Thịnh.

Duy có con gái cả (62 tuổi) bị bệnh khớp phải ngồi một chỗ sống cùng với vợ chồng cụ Tám trong chiếc thuyền xập xệ, hơi nóng phả ra hầm hập, đến mức 4 cây quạt chạy hết công suất vẫn không ăn thua.

Lúc còn sức khỏe, cụ Tám còn đi câu kéo được nên miếng ăn không phải lo, nay cụ già cả, vợ lại không tỉnh táo, con cái bệnh tật nên càng khổ. 3 miệng ăn trông chờ vào 360 nghìn tiền trợ cấp hàng tháng của địa phương cho hai vợ chồng già.

Hơn nửa đời người rong ruổi trên sông, những ngày cuối đời, cụ già tóc bạc trắng đầu ấy chỉ có một ước mong tha thiết là được chính quyền tạo điều kiện cấp hoặc bán cho một miếng đất nhỏ để có thể “lên bờ”.

“Đời tôi lênh đênh rồi, tôi muốn cuối đời hoàn thành tâm nguyện là con cháu được an cư trên bờ. Ở dưới này mãi, vừa buồn vừa cực, cả ngày chỉ biết chui ra chui vô trong thuyền”, vừa nói, cụ vừa rơm rớm nước mắt...

Một góc làng chài Tân Thịnh  

Chẳng ai nghĩ cụ già ốm yếu ngồi trước mặt tôi lúc này lại từng nổi tiếng khắp làng Tân Thịnh bởi ngoài khả năng bơi lội, đánh bắt giỏi đã từng cứu giúp hàng trăm người đuối nước, vớt được hàng chục thi thể người xấu số.

“Thi thoảng, người ta hàm ơn cho tôi lúc mấy trăm, lúc vài triệu, coi như một phần thu nhập cho cái nghề “cướp cơm hà bá”, gặp phải người nghèo hơn, đành bấm bụng cho họ thêm con tôm, con cá. Lúc còn khỏe vật lộn với sông nước đã đành, nay già yếu mà chẳng may thấy người đuối nước, tôi cứ theo thói quen thôi, lao theo con nước vớt họ lên. Chẳng chết được đâu, nhưng cũng đôi lần thập tử nhất sinh đấy”.

Nắng bắt đầu tắt, lạ thay tôi vẫn không thấy bóng dáng đàn ông trở về với vạn chài. Những khuôn mặt tựa cửa nhìn ra mà tôi gặp chỉ toàn trẻ em, người già và phụ nữ. Hỏi ra mới biết, đàn ông trong vạn đến mùa nước mới về để giữ nhà, thời gian còn lại họ đi làm ở tận thượng nguồn Sơn La. Làm chẳng thấy tiền đâu, chỉ thấy có thêm người nghiện khi họ thất thểu trở về.

Theo bà Hà Thị Hiền, Phó Chủ tịch phường Tân Thịnh: “Chính quyền cũng đã tính đến việc hỗ trợ cho người dân lên bờ, nhưng điều kiện người dân đưa ra là phải xây nhà ở giáp sông để tiện cho việc đánh bắt của họ nên rất khó thực hiện vì không còn đất”.

Về chuyện ma túy và nghiện hút, bà Hiền nói, “nghiện tập trung vào những người trong độ tuổi lao động, khi phát hiện ra, họ đã đi mất nên rất khó quản lý”.

 

Cao Thùy Liên
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý nuôi bò vắt sữa: Chính quyền ở đâu khi người nuôi bò sữa đang “chết” dần vì bệnh “soma”?

Võ Đức Phúc |

Người dân nuôi bò sữa ở TP.Hồ Chí Minh đang ôm nợ, “chết” dần bởi bệnh “soma”, trong khi chẳng thấy cán bộ nào đến giúp nông dân. Đáng nói là để cứu dân, chính quyền đã đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất sữa hiện đại, nhưng chỉ mang tính trình diễn bởi người dân lại không có cơ hội với tới…

Cơ quan chức năng bất lực, công nhân cam chịu để đầu gấu bảo kê, trấn lột

Lê Tuyết - Trung Thành |

Những người lao động nghèo khổ từ các tỉnh miền Bắc, miền Tây, miền Trung tới miền Đông Nam Bộ làm công nhân không chỉ kiếm tiền nuôi thân mà sau lưng họ còn có mẹ già, con thơ… nên khi gặp những tay côn đồ đòi tiền bảo kê, họ không còn cách nào khác là chấp nhận đóng tiền để mong được yên ổn làm việc.

Công nhân điêu đứng vì nạn côn đồ bảo kê, trấn lột hoành hành

Lê Tuyết - Trung Thành |

Ở Bình Dương, những tên côn đồ cài cắm người vào các công ty làm công nhân, nắm được mọi đường đi nẻo về, lương bổng từ giám đốc, công nhân đến người lao công… Sau đó, chúng đe dọa, chặn đánh để đòi tiền bảo kê. Táo tợn hơn, chúng xách mã tấu xông vào trụ sở công ty chém dằn mặt nếu không được đáp ứng.

Mưa lũ đi qua, tình người ở lại

GHI CHÉP CỦA NGUYỄN HÙNG - VIỆT HÒA |

17 người chết, 36 người bị thương nặng, thiệt hại 2.700 tỉ đồng - mưa lũ lịch sử qua đi để lại nỗi mất mát, đau thương và thiệt hại quá lớn về kinh tế đối với người dân đất mỏ - Quảng Ninh. Đến thời điểm này, vẫn còn hàng nghìn người dân phải tá túc tạm thời ở nhà văn hóa, trạm y tế phường vì mất nhà cửa; hàng nghìn hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp bị mưa lũ phá hủy, cuốn trôi; hàng vạn công nhân mất việc làm vì mỏ than ngừng hoạt động do bị mưa lũ tàn phá…

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Nghịch lý nuôi bò vắt sữa: Chính quyền ở đâu khi người nuôi bò sữa đang “chết” dần vì bệnh “soma”?

Võ Đức Phúc |

Người dân nuôi bò sữa ở TP.Hồ Chí Minh đang ôm nợ, “chết” dần bởi bệnh “soma”, trong khi chẳng thấy cán bộ nào đến giúp nông dân. Đáng nói là để cứu dân, chính quyền đã đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất sữa hiện đại, nhưng chỉ mang tính trình diễn bởi người dân lại không có cơ hội với tới…

Cơ quan chức năng bất lực, công nhân cam chịu để đầu gấu bảo kê, trấn lột

Lê Tuyết - Trung Thành |

Những người lao động nghèo khổ từ các tỉnh miền Bắc, miền Tây, miền Trung tới miền Đông Nam Bộ làm công nhân không chỉ kiếm tiền nuôi thân mà sau lưng họ còn có mẹ già, con thơ… nên khi gặp những tay côn đồ đòi tiền bảo kê, họ không còn cách nào khác là chấp nhận đóng tiền để mong được yên ổn làm việc.

Công nhân điêu đứng vì nạn côn đồ bảo kê, trấn lột hoành hành

Lê Tuyết - Trung Thành |

Ở Bình Dương, những tên côn đồ cài cắm người vào các công ty làm công nhân, nắm được mọi đường đi nẻo về, lương bổng từ giám đốc, công nhân đến người lao công… Sau đó, chúng đe dọa, chặn đánh để đòi tiền bảo kê. Táo tợn hơn, chúng xách mã tấu xông vào trụ sở công ty chém dằn mặt nếu không được đáp ứng.

Mưa lũ đi qua, tình người ở lại

GHI CHÉP CỦA NGUYỄN HÙNG - VIỆT HÒA |

17 người chết, 36 người bị thương nặng, thiệt hại 2.700 tỉ đồng - mưa lũ lịch sử qua đi để lại nỗi mất mát, đau thương và thiệt hại quá lớn về kinh tế đối với người dân đất mỏ - Quảng Ninh. Đến thời điểm này, vẫn còn hàng nghìn người dân phải tá túc tạm thời ở nhà văn hóa, trạm y tế phường vì mất nhà cửa; hàng nghìn hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp bị mưa lũ phá hủy, cuốn trôi; hàng vạn công nhân mất việc làm vì mỏ than ngừng hoạt động do bị mưa lũ tàn phá…