Nơi "trú chân" của những hài nhi xấu số

Hưng Thơ |

Tem là tên cúng cơm của anh Võ Hữu Hạnh (SN 1979, trú tại phường Đông Thanh, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị), thường chỉ người thân mới gọi tên ấy. Nhưng ở tấm biển lớn đặt bên đường tránh TP. Đông Hà (đường 9D), bên dưới dòng chữ “Khuôn viên chôn cất thai nhi không thu phí”, địa chỉ liên hệ là “Anh Tem” kèm 4 số điện thoại di động để liên lạc. Lý do anh Võ Hữu Hạnh dùng tên cúng cơm ở nơi chôn cất thai nhi miễn phí, đơn giản là để những ai có nhu cầu gửi gắm sẽ thấy anh gần gũi như người nhà, tránh ngại ngần mà bỏ rơi thai nhi vất vưởng tội nghiệp.

Chưa ai làm, thì mình làm

Cũng khá ngạc nhiên, khi gặp chủ nhân của khuôn viên chôn cất thai nhi không thu phí, là 3 chàng thanh niên ăn mặc hơi “bụi bặm”. Anh Võ Hữu Hạnh, anh Hoàng Văn Hạ (SN 1983, trú tại phường 2, TP. Đông Hà, Quảng Trị), anh Hoàng Chung (SN 1981, trú tại phường 1, TP. Đông Hà) là bạn bè thân, làm nghề tự do ở TP. Đông Hà. Thường, 3 anh gặp nhau ở những quán cà phê, bàn bạc cách làm ăn hoặc trò chuyện vu vơ, rồi đến một ngày anh Hạnh đưa ý tưởng làm nơi chôn cất thai nhi. “Mình đi nhiều nơi, thấy ở gần bệnh viện trung tâm, hoặc ở các thành phố thường có khuôn viên chôn cất thai nhi. Ở đây thì không thấy, đôi lúc lại nghe thông tin có hài nhi bị bỏ rơi rất tội, nên mới nghĩ đến việc đó” – anh Hạnh, kể.

Được 2 người bạn ủng hộ, anh Hạnh bắt đầu đi tìm khu đất phù hợp. Đất ở xa khu dân cư thì trong tầm tay, nhưng chắc chắn sẽ ít người biết đến và tìm đến, nên 3 thanh niên lân la tìm đất ở gần bệnh viện, các trường đại học và cao đẳng. Một thời gian, họ tìm được miếng đất ở ngay đường 9D, nơi này thuộc nghĩa trang phường 2 của dân làng Điếu Ngao. Khi trình bày việc xin đất làm việc thiện, dân làng ủng hộ, nên anh Hạnh, anh Hạ, anh Chung bắt tay ngay vào việc xây nơi chôn cất thai nhi.

Tháng 10 âm lịch năm 2017, sau lễ cúng đơn giản, anh Hạ và 2 người bạn xắn tay cùng công nhân hạ độ cao khu đất bằng với mặt đường. Tiếp đó, họ thuê thợ xây đến làm móng, xây hàng rào quanh khu đất. “Mấy anh em huy động thêm bạn bè cùng làm. Dù không chuyên, nhưng làm từ thiện nên nhiều người hưởng ứng. Vì vậy kinh phí xây dựng nơi này không nhiều” – anh Hoàng Văn Hạ cho biết.

Sau vài tháng xây dựng, đầu năm 2018, khu đất thành hình của một nơi chôn cất thai nhi, dù chưa hoàn thành, chưa được khang trang nhưng được đưa vào sử dụng vì “có người đến nhờ”. “Nhiều cặp vợ chồng, hoặc sinh viên, hoặc phụ nữ đơn thân… đã tìm đến chúng tôi, xin được chôn cất thai nhi ở nơi này. Vì vậy, dù chưa hoàn thành, cũng phải đưa vào sử dụng, rồi hoàn thiện sau cũng được” – anh Hoàng Chung, giải thích.

Có người cần là có mặt

Hôm chúng tôi ghé thắp nhang, đã có sự hiện diện của 31 ngôi mộ ở khuôn viên chôn cất thai nhi. Cứ mỗi tuần vài lần, 3 thanh niên cắt cử nhau đến nơi này để hương khói và kiểm tra tình hình, vệ sinh khuôn viên. 31 ngôi mộ này là 31 hài nhi xấu số, được đánh số thứ tự và có sổ ghi thông tin cụ thể nơi phát hiện, nơi nhận hoặc số điện thoại của người đưa đến, để “phòng trường hợp sau này người nhà đến nhận và xin lại” – anh Võ Hữu Hạnh, nói.

Mỗi hài nhi đến với khuôn viên chôn cất này là cả một “quãng dài”. Anh Hạnh kể rằng, có người đưa hài nhi đến, đặt ở tấm bảng trước khuôn viên chôn cất rồi gọi điện thoại nhờ. Cũng có trường hợp thông qua người này người khác để thông tin ở vị trí này nọ có hài nhi bỏ rơi. Thuận lợi nhất là các hài nhi được đưa đến tận nơi chôn cất, hoặc nhận được điện thoại đến nhờ vả. Lúc đó, không kể thời gian ngày đêm, không kể thời tiết nắng mưa, không có anh Hạnh thì sẽ là anh Hạ, hoặc anh Chung đi nhận hài nhi. Trước khi đưa hài nhi vào nơi chôn cất, họ sẽ khâm liệm và làm các thủ tục đầy đủ. “Ban đầu chưa quen lắm, phải nhờ vả. Nay ai cũng tự làm được rồi, làm tốt nữa là đằng khác” – anh Hạnh tự tin.

Ở khuôn viên chôn cất hài nhi, các ngôi mộ được thiết kế liền kề nhau, vì chưa hoàn thiện nên các ngôi mộ chỉ mới được phủ một lớp đá trắng, phía trên được đánh số thứ tự, còn phía dưới là lư hương để thắp nhang. Khi thấy nơi này đi vào hoạt động, không ít người ngỏ ý muốn đóng góp tiền, hỗ trợ để 3 thanh niên nâng cấp và đầu tư vào khuôn viên chôn cất hài nhi để hoạt động cho tốt. Nhưng anh Hạnh không nhận tiền, chỉ nhận sự sẻ chia, bởi anh và hai người bạn nghĩ rằng có thể tự lo được. “Chúng tôi đã nhờ người đến thiết kế, thời tiết thuận lợi sẽ tiến hành làm hoàn chỉnh nơi này. Để những ai tin tưởng gửi gắm sẽ yên tâm, yên lòng” – anh Hạnh, cho biết.

Ngạc nhiên vì 3 thanh niên cùng đồng lòng xây nơi chôn cất và tự tay chôn cất những hài nhi có số phận không may, anh Hạnh cười, bảo rằng từ ngày dựng lên nơi này, anh và nhóm bạn ít nhậu nhẹt hơn. “Ngoài thời gian dành cho công việc, gia đình, rảnh là lên đây hương khói. Không chỉ gia đình mình, mà gia đình Chung và Hạ cũng ủng hộ. Mình vất vả tí, nhưng đổi lại những hài nhi có số phận không may mắn không phải vất vưởng, nghĩ vậy là cố gắng làm thôi” – anh Hạnh nói.

Hưng Thơ
TIN LIÊN QUAN

Hà Tĩnh lại rộ hiện tượng giang hồ bảo kê máy gặt

TRẦN TUẤN |

Những ngày này, khi đang vào vụ thu hoạch lúa hè thu, nhưng nhiều hộ nông dân ở xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phải “ngậm đắng nuốt cay” chấp nhận bị “chặt chém” giá gặt rất cao, bởi không còn lựa chọn nào khác ngoài chiếc máy độc quyền mà thành phần “xã hội đen” bảo kê đưa về đây.

Mường Lát - cần lắm những vòng tay

XUÂN HÙNG - QUÁCH DU |

Mường Lát - huyện vùng cao khó khăn nhất của Thanh Hoá cũng như cả nước đã bị thiên tai vùi dập bằng trận mưa lũ từ ngày 28 đến 31.8 vừa qua. 7 người chết và mất tích, 3 người bị thương; gần 139 hộ bị sập nhà hoàn toàn, 313 hộ phải di dời,… Ước thiệt hại trên 1.000 tỉ đồng. Nhiều xã, bản bị lũ cô lập. Nhưng Mường Lát không cô đơn.

Xót xa ở “thủ phủ hàng rừng” Đắk Nông

phóng sự điều tra của tâm am |

Suốt nhiều năm qua, Đắk Nông vẫn được xem như một miền đất bazan màu mỡ, độ che phủ của rừng rộng lớn, là “mái nhà chung”, là “thủ phủ yên bình” của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm. Tuy nhiên, gần đây, rừng bị tàn sát, các cuộc di dân tự do quá “nóng”, nạn dùng bẫy và súng tự chế tràn lan, hoang thú ở Đắk Nông đang bị truy đuổi, tàn sát với tốc độ “cạo trọc vét nhẵn” buốt lòng. “Chợ hoang thú” hoạt động náo nức đến mức, người ta quay lại gọi nơi này là “thủ phủ hàng rừng”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hà Tĩnh lại rộ hiện tượng giang hồ bảo kê máy gặt

TRẦN TUẤN |

Những ngày này, khi đang vào vụ thu hoạch lúa hè thu, nhưng nhiều hộ nông dân ở xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phải “ngậm đắng nuốt cay” chấp nhận bị “chặt chém” giá gặt rất cao, bởi không còn lựa chọn nào khác ngoài chiếc máy độc quyền mà thành phần “xã hội đen” bảo kê đưa về đây.

Mường Lát - cần lắm những vòng tay

XUÂN HÙNG - QUÁCH DU |

Mường Lát - huyện vùng cao khó khăn nhất của Thanh Hoá cũng như cả nước đã bị thiên tai vùi dập bằng trận mưa lũ từ ngày 28 đến 31.8 vừa qua. 7 người chết và mất tích, 3 người bị thương; gần 139 hộ bị sập nhà hoàn toàn, 313 hộ phải di dời,… Ước thiệt hại trên 1.000 tỉ đồng. Nhiều xã, bản bị lũ cô lập. Nhưng Mường Lát không cô đơn.

Xót xa ở “thủ phủ hàng rừng” Đắk Nông

phóng sự điều tra của tâm am |

Suốt nhiều năm qua, Đắk Nông vẫn được xem như một miền đất bazan màu mỡ, độ che phủ của rừng rộng lớn, là “mái nhà chung”, là “thủ phủ yên bình” của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm. Tuy nhiên, gần đây, rừng bị tàn sát, các cuộc di dân tự do quá “nóng”, nạn dùng bẫy và súng tự chế tràn lan, hoang thú ở Đắk Nông đang bị truy đuổi, tàn sát với tốc độ “cạo trọc vét nhẵn” buốt lòng. “Chợ hoang thú” hoạt động náo nức đến mức, người ta quay lại gọi nơi này là “thủ phủ hàng rừng”.