Những tấm vé mang niềm vui sum họp

Lê Tuyết |

Hơn 1 triệu công nhân lao động ở Sài Gòn thì 70% là người nhập cư. Là 700 ngàn giấc mơ sum vầy với gia đình khi xuân về Tết đến. Áp lực tàu xe năm nào cũng nóng với đủ những cung bậc thiếu vé, hét giá, nhồi nhét… Và những lúc như thế này, hàng chục ngàn tấm vé xe miễn phí dành cho công nhân, lao động là món quà quý giá, mang niềm vui sum họp cho hàng chục ngàn gia đình có con đi làm ăn xa.

Hạnh phúc quá bất ngờ!

Khi chương trình “Tấm vé nghĩa tình” do LĐLĐ TPHCM tổ chức “đóng sổ”, tôi nhận được cuộc gọi “xin vé xe” của hai anh em quê Ninh Bình, làm công nhân ở quận Thủ Đức, TPHCM, 3 năm rồi không được về quê. Người anh bảo, thấy Báo Lao Động đăng tin về vé xe nên đánh liều gọi điện… cầu may! Tôi gọi điện “trình bày hoàn cảnh” với Chủ tịch Công đoàn KCN – KCX TP Nguyễn Thành Đô khi đã 22h đêm. 

Anh Đô “xoay” được cho tôi 2 vé. Nhưng khi liên hệ với hai anh em nọ thì tôi lại nhận được câu trả lời nghe ứa nước mắt: “Xin không nhận vé xe nữa vì thấy mình vẫn còn may mắn hơn nhiều người là còn lành lặn, còn công việc và mong Báo Lao Động tặng lại vé cho người khác, khó khăn hơn”. Qua giới thiệu của chủ tịch LĐLĐ huyện Hóc Môn, hai tấm vé đó được trao cho vợ chồng chị Lường Thị Lan và anh Vũ Ngọc Tuấn (quê Thanh Hóa).

Phó trường ban thường trực Ban Dân vận Thành ủy TPHCM Trần Kim Yến trao vé xe cho công nhân 

Chị Lan vốn là công nhân Cty Keo Hwa Vina (100% vốn Hàn Quốc, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TPHCM). Tháng 9.2015, khi còn nợ BHXH, nợ lương hơn 1.000 công nhân gần 20 tỉ đồng, giám đốc người Hàn Quốc đã âm thầm “biến mất”. Chị Lan chịu chung hoàn cảnh khi bị công ty nợ hơn 4 triệu đồng tiền lương. 

Cuối năm, tìm việc khó khăn, chị Lan đành ở nhà chăm con. Gia đình 4 miệng ăn bây giờ chỉ còn trông chờ vào tiền chạy xe, bốc vác của người chồng với tiền công nhật 150-200.000 đồng/tháng. 3 năm qua gia đình chị không về quê ăn Tết. Hai con chị, đứa 2 tuổi, đứa 8 tháng tuổi, chưa biết quê nội, quê ngoại là gì. Năm nay, tiền ăn còn chả đủ nên anh chị xác định Tết sẽ ở lại Sài Gòn.

Tết này, gia đình chị Lan làm lễ mừng thọ 100 tuổi cho bà ngoại, con cháu khắp nơi về đồng đủ, chỉ vắng 4 người nhà chị. Chị Lan bộc bạch, chị có nghe về chương trình “Tấm vé nghĩa tình” nhưng bây giờ công ty đóng cửa, giám đốc biến mất, bản thân mình thất nghiệp nên chị không dám mơ sẽ nhận được vé xe từ chương trình. “Vậy mà tổ chức công đoàn vẫn còn nhớ đến vợ chồng em. Nhận được cặp vé, với vợ chồng em như một giấc mơ, hạnh phúc đến quá bất ngờ”.

Hai hôm nay, căn phòng trọ của vợ chồng chị Lan không ngớt tiếng cười nói. Chị Lan liên tục nhận điện thoại từ người thân ở quê nhà để kiểm tra thông tin: Tết này gia đình chị sẽ về quê ăn tết với gia đình. Bà ngoại điện liên tục vì mới hôm nào chị còn gọi về khóc lóc, nay thông báo cả gia đình sẽ về thì “bà tin sao đặng”. Con trai chị hơn 2 tuổi mà nói chuyện rành rẽ, thằng bé cứ quấn lấy mẹ, hỏi dồn dập: Thế là được về quê hả mẹ? Quê là gì hả mẹ? Mẹ đừng có nói dối con nha! Bởi đến giờ quê đối với cu cậu chỉ qua lời kể của mẹ.

“Biết công việc của con không tốt nên bố mẹ tôi căn dặn, ông bà chỉ thèm cháu, thèm con. Tôi đưa gia đình về nhà để gia đình sum họp vậy là đủ” – Chị Lan đưa tay gạt nước mắt. 3 năm ăn Tết xa gia đình, chị hiểu cái cảm giác xa nhà, thèm cảm giác được ngồi gói bánh chưng với mẹ, xoa xoa bàn tay nghe cái lạnh xứ Bắc len lỏi qua từng luống tóc, kẽ tay, pha ấm trà xanh mời mẹ uống cho ấm bụng… Nói rồi, chị Lan lại rưng rưng

10 năm không lo chuyện tàu xe

Đó là câu chuyện của những công nhân đang làm việc ở Cty TNHH Liên doanh Vĩnh Hưng (quận 12, TPHCM). Từ năm 2002 đến nay, hàng năm, công ty đều tổ chức những chuyến xe đưa đón công nhân về quê ăn Tết. Theo bà Nguyễn Thị Phương Lan, Trưởng Phòng Tổ chức Cty TNHH Liên doanh Vĩnh Hưng, nếu năm đầu tiên với 6 chuyến xe đưa công nhân về quê thì đến nay đã tăng 40 chuyến cho cả hai lượt đi và về. 

Một gia đình náo nức trước giờ lên xe về quê sum họp với gia đình 

Theo thông tin từ bà Phương Lan, những năm đầu tiên, công ty chỉ đưa về quê nhưng sau kỳ nghỉ Tết, số lượng công nhân gọi điện báo không có xe vô, giá vé quá đắt, đi đường gặp bất trắc… cứ ngày một tăng lên khiến ban giám đốc đưa ra quyết định “đưa về được thì phải đón vào được”. Vậy là những chuyến xe khứ hồi hình thành, được công nhân rất ủng hộ.

Cũng hơn 10 năm tổ chức xe đưa đón công nhân về quê ăn tết, công ty Sài Gòn Food (KCN Tân Bình, TPHCM), những chuyến xe khứ hồi của công ty đã giúp hơn 500 công nhân của công ty an tâm. Bà Huỳnh Minh Hoa, Chủ tịch Công đoàn công ty CP Sài Gòn Food, cho biết: 70% công nhân làm việc ở Sài Gòn Food có quê ở Thanh Hóa nên mỗi năm công ty tổ chức 12 chuyến xe đưa công nhân về Thanh Hóa, một chuyến xe về Sóc Trăng.

Các chuyến xe đưa đón công nhân về tận trung tâm xã, đảm bảo anh chị em không phải di chuyển nhiều. Ngoài ngày nghỉ Tết, công ty cho công nhân nghỉ thêm ngày phép để thời gian về nhà được thoải mái. Đúng hẹn ngày trở vào Sài Gòn, xe đến tận xã để đón anh chị em.

Theo ông Nguyễn Thành Đô – Chủ tịch CĐ KCN – KCX TP, ngoài chương trình “Tấm vé nghĩa tình” do LĐLĐ TPHCM tổ chức, rất nhiều doanh nghiệp chủ động tổ chức xe đưa đón cho công nhân về quê ăn Tết. Cụ thể, dịp Tết Bính Thân 2016, các cấp công đoàn đã vận động được 445 doanh nghiệp hỗ trợ tặng vé xe cho 30.384 công nhân với tổng kinh phí hơn 13 tỉ đồng. Trong đó, chương trình “Tấm vé nghĩa tình” trao 4.388 vé xe cho công nhân, doanh nghiệp ngoài các khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ 100% kinh phí để tặng 23.195 vé xe cho công nhân, trong đó có 1.756 vé có cả lượt đi và về.

Cho đi sẽ nhận lại…

Lý giải cho những chương trình tài trợ vé xe, tổ chức xe đưa đón công nhân về quê ăn Tết mà chi phí có thể lên đến hàng tỉ đồng, nhiều doanh nghiệp chia sẻ triết lý “cho đi sẽ nhận lại”. Và cái nhận lại lớn hơn rất nhiều. Bà Phương Lan bộc bạch: “Chi phí mà công ty Liên doanh Vĩnh Hưng bỏ ra đưa đón mỗi công nhân về quê vào khoản 1-1,2 triệu/người. 

Sẽ là một khoản chi phí không hề nhỏ khi công ty có tới hàng ngàn lao động nhưng ông chủ hài lòng bởi những chuyến xe ấy sẽ giúp công nhân rất an tâm không phải “nhảy đứng nhảy ngồi lo mua vé”, giảm bớt tình trạng chen lấn, nhồi nhét, đảm bảo sức khỏe cho người lao động của công ty mình. Cái lợi của công ty chính là giữ được người, đảm bảo được tiến độ sản xuất”. 

Quang cảnh tấp nập trước giờ lên xe về quê của công nhân 

Tương tự, bà Huỳnh Minh Hoa, Chủ tịch Công đoàn công ty CP Sài Gòn Food nhận xét: “Nếu để cho anh chị em công nhân tự túc phương tiện đi lại thì phải đến hết tháng Giêng, công ty mới ổn định được sản xuất, chi phí thiệt hại vì sản xuất bị đình đốn còn lớn hơn nhiều. Nhưng khi tổ chức xe đưa đón công nhân, công ty hoàn toàn chủ động được thời gian, nhịp độ sản xuất. Làm được việc này, cả công ty và công nhân đều có lợi”.

Những ngày tìm hiểu thông tin để thực hiện bài viết này, bắt gặp những câu chuyện của những người lao động khi nhận được tấm vé xe trở về quê vui niềm vui sum họp, tôi càng thấy quý giá trị tinh thần mà những tấm vé này mang lại. Cũng là một người xa quê vào Sài Gòn, tôi phần nào hiểu được cái áp lực kiếm được một cái vé xe về tết của một người xa xứ. 

Và tôi càng thấm thía với tâm sự của một người bạn: “Sài Gòn là thành phố của người nhập cư nên người ta thương nhau dữ lắm. Họ san sẻ cho nhau từng chút một, có những người tự nguyện đi vận động vé xe miễn phí, thức tới 2, 3 giờ sáng, mua nước, mua bánh cho những người nghèo, đưa đón họ về quê. Có những doanh nghiệp tổ chức hàng chục chuyến xe miễn phí, đưa hàng ngàn người lao động về quê. Có thể chưa thấm vào đâu so với nhu cầu về tết của 700 ngàn người nhưng việc làm này đáng để chúng ta gửi đến họ một lời cảm ơn”.

 
Lê Tuyết
TIN LIÊN QUAN

Hãy cứu lấy sông MeKong

Lục Tùng |

“Chúng tôi muốn Chính phủ các nước lắng nghe”, “Chúng tôi muốn có tổ chức chuyên nghiệp”, “Chúng tôi muốn…” Đó không chỉ là nguyện vọng chính đáng và thiết tha của hàng chục triệu người dân, mà còn là tấm lòng của những cán bộ, trí thức đã và đang công tác tại các quốc gia trong lưu vực sông Mekong… Tất cả như gióng lên tiếng lòng của cộng đồng cư dân vì sông Mekong ổn định và phát triển bền vững. Chúng tôi xin gởi đến bạn đọc chùm ý kiến dưới đây như góp thêm tiếng nói để các nhà chức trách xem xét kèm thông điệp: Hãy cứu lấy sông Mekong!

Đồng Bằng Sông Cửu Long trước thảm họa thế kỷ: Vòng vây ngày càng khốc liệt

Lục Tùng |

Sau nhiều năm bị “biến đổi khí hậu, nước biển dâng” dồn đẩy các hoạt động sản xuất, sinh hoạt vào thế “sống mòn”, giờ đây ĐBSCL tiếp tục đối mặt với nguy cơ “tan biến” khi vòng vây ấy ngày càng khốc liệt bởi hệ thống đập thủy điện trên sông Mê Kông. Trong lúc chưa tìm ra giải pháp chống đỡ hữu hiệu, ĐBSCL lại bị đẩy đến bờ vực… do cách hành xử “sai” của chính mình.

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã”: Cây lúa bị dồn đến “đường cùng“

Lục Tùng |

Thiếu nước ngọt để bơm tưới và đẩy lùi mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, rồi dịch bệnh gia tăng đã và đang dồn đẩy lợi nhuận hạt lúa đến chân tường… Đó là thảm họa. Vì cây lúa không chỉ là “chân trụ” kinh tế - xã hội của ĐBSCL, mà còn là “nồi cơm” cho cả nước. Nhưng điều đáng lo hơn là sự “khô cứng” trong tư duy điều hành, quản lý… đã nhấn sâu cây lúa vào tâm chấn của sự lung lay ngay gốc.

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông

Lục Tùng |

Theo kế hoạch, các quốc gia thượng nguồn xây dựng 27 đập thủy điện trên sông Mê Kông. Chỉ mới hoàn thành 6 đập, Đồng bằng sông Cửu Long - vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mê Kông đã loạng choạng và đứng trước nguy cơ “tan rã”.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Hãy cứu lấy sông MeKong

Lục Tùng |

“Chúng tôi muốn Chính phủ các nước lắng nghe”, “Chúng tôi muốn có tổ chức chuyên nghiệp”, “Chúng tôi muốn…” Đó không chỉ là nguyện vọng chính đáng và thiết tha của hàng chục triệu người dân, mà còn là tấm lòng của những cán bộ, trí thức đã và đang công tác tại các quốc gia trong lưu vực sông Mekong… Tất cả như gióng lên tiếng lòng của cộng đồng cư dân vì sông Mekong ổn định và phát triển bền vững. Chúng tôi xin gởi đến bạn đọc chùm ý kiến dưới đây như góp thêm tiếng nói để các nhà chức trách xem xét kèm thông điệp: Hãy cứu lấy sông Mekong!

Đồng Bằng Sông Cửu Long trước thảm họa thế kỷ: Vòng vây ngày càng khốc liệt

Lục Tùng |

Sau nhiều năm bị “biến đổi khí hậu, nước biển dâng” dồn đẩy các hoạt động sản xuất, sinh hoạt vào thế “sống mòn”, giờ đây ĐBSCL tiếp tục đối mặt với nguy cơ “tan biến” khi vòng vây ấy ngày càng khốc liệt bởi hệ thống đập thủy điện trên sông Mê Kông. Trong lúc chưa tìm ra giải pháp chống đỡ hữu hiệu, ĐBSCL lại bị đẩy đến bờ vực… do cách hành xử “sai” của chính mình.

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã”: Cây lúa bị dồn đến “đường cùng“

Lục Tùng |

Thiếu nước ngọt để bơm tưới và đẩy lùi mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, rồi dịch bệnh gia tăng đã và đang dồn đẩy lợi nhuận hạt lúa đến chân tường… Đó là thảm họa. Vì cây lúa không chỉ là “chân trụ” kinh tế - xã hội của ĐBSCL, mà còn là “nồi cơm” cho cả nước. Nhưng điều đáng lo hơn là sự “khô cứng” trong tư duy điều hành, quản lý… đã nhấn sâu cây lúa vào tâm chấn của sự lung lay ngay gốc.

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông

Lục Tùng |

Theo kế hoạch, các quốc gia thượng nguồn xây dựng 27 đập thủy điện trên sông Mê Kông. Chỉ mới hoàn thành 6 đập, Đồng bằng sông Cửu Long - vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mê Kông đã loạng choạng và đứng trước nguy cơ “tan rã”.