Những phận người bơ vơ ở vùng biên

HOÀNG VĂN MINH |

Sau nhiều đời lênh đênh kiếm cơm trên Biển Hồ (Campuchia), cũng là kiếp sống chui nhủi, tạm bợ, nhiều người Việt bị “đánh dạt” về lại Việt Nam. Họ quay về sống rải khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, quay về với quê hương bản xứ nhưng tình cảnh cũng chẳng có gì khấm khá hơn ở xứ người khi trong tay họ chẳng có gì từ tài sản, nghề nghiệp cho đến giấy tờ tùy thân…

Lạc lõng trên chính quê hương

Thị trấn vùng biên Tân Hưng (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) một sáng tháng 5 nắng gắt. Chúng tôi vừa ngồi xuống mấy cái ghế nhựa đã bong tróc trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa huyện, chưa kịp gọi nước thì đã có 4 - 5 đứa nhỏ vừa gái vừa trai rất khó đoán tuổi dừng xe đạp bước vội tới tranh nhau mời mua vé số. Không lạ lắm bởi mời, thậm chí bị ép mua vé số là “đặc sản” của các quán cà phê từ bình dân đến sang trọng ở miền Tây. Nhưng lại giật mình khi người bạn ngồi bên cạnh vừa xem số vừa hỏi một thằng nhóc tầm 14 tuổi rằng “đến giờ đã đọc, viết thành thạo chưa?”.

Chính xác thì thằng nhóc vừa kể năm nay 16 tuổi, tên là Nguyễn Văn Bè. “Ba em nói là cái bè trôi trên sông” - hắn ngắn gọn khi tôi thắc mắc. Bè sinh ra và lớn lên trên Biển Hồ, vừa theo ba mẹ đặt chân về Việt Nam hơn 1 năm. Ngạc nhiên là hơn 14 năm ở Biển Hồ nhưng Bè lại không biết nói bất kỳ một tiếng Campuchia nào! “Suốt ngày, quanh năm ôm mảnh lưới theo ba mẹ đi bắt cá, cũng không đi xa ra khỏi Biển Hồ, cũng không gặp ai, chơi với ai là người Cam nên cháu không biết gì về bên đó hết” - Bè kể nghe ứa nước mắt. Hơn năm nay, Bè cùng hai đứa em một trai, một gái dắt díu nhau đi bán vé số kiếm cơm sống qua ngày, tối về tham gia lớp học xóa mù do chính quyền thị trấn Tân Hưng tổ chức. “Em đang học lớp 2 và cơ bản là đã đọc và viết được” - Bè tít mắt khoe.

Chuyện một lúc thì Bè đồng ý dẫn tôi về thăm nhà. Bảo “lên xe chú chở”. Bè “dạ” nhưng cứ lưỡng lự trước cửa xe rồi lý nhí giải thích: “Lần đầu tiên cháu đi xe ôtô nên thấy sợ”. Nhà của Bè, đúng ra là một cái chòi rách nát, bốn bề huơ hoác gió lùa được đặt ở dưới vùng đất trũng dưới chân bờ đê bao quanh thị trấn. Một cô bé con ngơ ngác chạy ra đón khách. 

“Em gái cháu đấy. Nó là Lẹ, nay 12 tuổi” - Bè giới thiệu. Hỏi sao giờ này còn ở nhà mà chưa đi bán vé số? Lẹ gãi đầu: “Dạ cháu nghỉ rồi”. “Sao cháu nghỉ?”. “Nó lấy vé của người ta rồi không đi bán mà đi xem người ta chơi game. Giờ đang nợ mấy trăm ngàn tiền vé thừa, không có tiền trả nên không dám lấy tiếp, phải ở nhà” - Bè trả lời thay em gái. “Còn đứa nữa đâu?”. Bè chỉ tay ra chỗ một đám nhỏ tầm 8 - 9 tuổi đang chơi ngoài gò đất: “Thằng áo đỏ. Cũng tạm nghỉ bán vé số vì ham xem người ta chơi game như con Lẹ”.

Một lát thì có một người đàn ông dáng mệt mỏi lững thững vô nhà. “Ba em đó. Còn đây là mấy chú nhà báo và cán bộ” - Bè lanh mồm. Hỏi tên, ba Bè lật tủ tìm cái giấy tạm trú thấy ghi tên Đinh Văn Hà. Tôi thắc mắc sao cha họ Đinh mà con họ Nguyễn? Ông Hà cười: “Nó nhớ lung tung, lúc Đinh, lúc Nguyễn, lúc Hoàng…”. Ông Hà năm nay mới 39 tuổi nhưng ngoài 3 anh em Bè còn có thêm người con đầu năm nay 20 tuổi đang làm công nhân trên Bình Dương. Ông Hà kể mình vốn sinh ra ở Tân Hưng nhưng theo ba mẹ di cư sang Biển Hồ từ nhỏ rồi lớn lên, lấy vợ, sinh con, sinh sống bằng nghề chài lưới như hàng ngàn gia đình người Việt khác ở đó. Cách đây 2 năm, do cuộc sống khó khăn, không chịu được đói, lại nghe đồn ở bên nhà dễ kiếm tiền hơn nên ông dắt díu vợ con về đây. Bên kia sống chui đã đành, về đây cũng chịu cảnh sống chui bởi không đất đai nhà cửa, không giấy tờ tùy thân, không nghề nghiệp…

Người bần thần ra khi nghe ông Hà kể rất rầu, đại ý mình không nghề nghiệp, cũng không biết làm gì khác ngoài giăng lưới bắt cá bữa đực bữa cái; vợ thì đi mót lúa cho người ta bữa có bữa không, hai đứa út thì đang tuổi ăn tuổi chơi nên vô hình dung Bè trở thành lao động chính trong nhà 5 miệng ăn với thu nhập tháng khoảng trên dưới 3 triệu đồng từ tiền bán vé số. “Vậy mà cũng dễ sống hơn bên Cam nhiều, anh ạ” - ông Hà nói.

Bỏ thì thương, vương thì tội…

Trên toàn Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các địa phương có biên giới giáp với Campchia, hiện chưa ai thống kế hết có bao nhiêu gia đình, phận người sống bơ vơ, lạc lõng trên chính quê hương mình như gia đình ông Hà và thằng Bè, con Lẹ…

Chỉ riêng tại huyện Tân Hưng, theo ông Huỳnh Thanh Hiền - Phó chủ tịch huyện thì có đến hơn 200 hộ, đang “đeo bám” rải rác trên toàn 12 xã và thị trấn, trong đó hai xã Hưng Hà và Vĩnh Thạnh là đông nhất. Ai có ít tiền thì mua đất cất cái chòi như ông Hà, ai không có thì sắm cái thuyền neo bên các bờ sông, rồi nghe xã nào ngày mai có đoàn từ thiện đến phát quà cho người nghèo thì… chèo thuyền qua làm “công dân” xã đó để nhận quà, xong lại quay về chỗ cũ. Hôm đó tôi dùng từ “Việt kiều Campuchia” để gọi thằng Bè. Nhưng ông Hiền bảo nói vậy chưa chính xác bởi bên Campuchia họ cũng không thừa nhận những người này là công dân nước họ. 

“Hầu hết những gia đình này còn nghèo hơn cả hộ nghèo được công nhận của mình bên này, lại chẳng ai có nghề nghiệp, tài sản, giấy tờ tùy thân nên địa phương chúng tôi muốn giúp cũng chẳng giúp được gì. Thời gian qua, người di cư trái phép như họ là những cơn đau đầu triền miên của chính quyền địa phương không riêng gì Tân Hưng bởi bỏ họ thì thương, nhưng vương thì lại quá tội cho mình bởi rất nhiều lý do…” - ông Hiền than thở.

Điều mà chính quyền Tân Hưng có thể làm được cho những đối tượng di cư này là lâu lâu vào các dịp lễ tết đi vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong, ngoài địa phương xin cho họ một ít quà và đứng ra tổ chức một lớp học tình thương để xóa mù cho các em. Và chuyện cũng bắt đầu từ những tờ vé số. 

Anh Trần Ngọc Bảo - thầy giáo đầu tiên của lớp xóa mù nhớ lại: Cách đây 2 năm, bỗng dưng trẻ em từ 7 - 16 tuổi ở thị trấn Tân Hưng đi bán vé số tăng đột biến. Anh Bảo tìm hiểu thì biết các em vừa theo bố mẹ di cư bên Biển Hồ về đây và tất cả không ai biết chữ. “Mấy anh cán bộ trong thị trấn gợi ý với tôi là thử tập trung tụi nhỏ và dạy học coi chúng chịu học không?”. Vậy là tháng 10.2015, lớp học tình thương mở ngay tại Trung tâm Học tập cộng đồng thị trấn. Bàn ghế, bảng đen thì xin đồ thừa của các trường. Một cô giáo của trường THCS thị trấn Tân Hưng còn nhiệt tình bỏ tiền ra để hỗ trợ lớp học. Nhiều bà con địa phương hay tin cũng góp vào tập, viết, cặp sách, quần áo cũ, có cả… sách cũ và bữa ăn chiều…

Nhớ hôm gặp tôi, thằng Bè cứ mở miệng là một dạ hai thưa, ngoan đến mềm lòng. Nghe vậy anh Bảo cười nói “gian nan lắm anh ơi”. Là do lăn lóc từ khi mới chào đời, lại cẳng ai dạy bảo gì nên “những ngày đầu đến lớp, cứ mở miệng là chửi thề, văng tục; ngồi học lâu lâu hứng lên lại đánh lộn. Đã thế tay cầm bút không quen, lóng nga lóng ngóng nên “chết mẹ, rách tập rồi” là câu nói luôn thường trực khi các em viết bài”. 

Ấy vậy nhưng kết thúc 6 tháng học, thầy Bảo thông báo sẽ làm lễ “ra trường” cho các em khi đã tạm ổn việc đọc, viết và đạo đức, giao tiếp… để nhường chỗ cho lớp khác thì gần như cả lớp không ai chịu. Có đứa còn đứng lên vừa nói vừa khóc thút thít: “Thầy ơi, đừng đuổi học tụi con. Cho tụi con học lại chữ a, chữ bờ, chữ gì cũng được... Thầy cho tụi con học tiếp đi thầy, nghỉ học ở nhà buồn lắm thầy ơi…”.

Hình như thấy khóc và nài nỉ không ăn thua, mấy đứa nhóc này lại nghĩ ra trò mới. “Hôm sau tới lớp tôi thấy đám nhóc đang bu quanh mấy đứa nhỏ không phải học sinh của lớp, hình như chúng đang dạy cho mấy đứa này viết hay gì đó. Gặp tôi chúng nó chào rồi giới thiệu mấy bạn này xin vô học, vậy là lớp có thêm 5 học sinh nữa, mấy em này mới vào học nên các em cũ thường vây quanh để chỉ dạy, có em còn xin ngồi cạnh để kèm cập bạn mới, đứa nào cũng xông xáo giúp bạn. Nhìn mấy em tôi không nỡ đề cập vấn đề ra trường của chung nó nữa…”, anh Bảo nhớ lại. Đến thời điểm này, việc xóa mù cho bọn trẻ đã bước sang khóa 4 với tổng số 85/ 92 em trong diện cần xóa mù đã “ra trường”, một con số không nhỏ!

Xóa mù và cho quà… có bao nhiêu thì suy cho cùng cũng chỉ là việc “chữa cháy” của chính quyền địa phương với những phận người đang bơ vơ trên chính quê hương mình theo như thừa nhận của ông Hiền Phó chủ tịch. Chữa cháy rồi chẳng lẽ không “xây mới” cho họ bằng công ăn việc làm và cuộc sống ổn định? Các địa phương ở miền Tây chưa ai trả lời được câu hỏi này ví rất nhiều lý do nên tất cả vẫn là những đám cháy vừa tạt nước…

 

HOÀNG VĂN MINH
TIN LIÊN QUAN

Những trẻ thơ vùng biên “đi chợ bất đắc dĩ”

Trần Tuấn |

Chợ biên giới Việt - Lào cạnh khu vực cửa khẩu Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) mỗi tháng chỉ diễn ra 3 ngày để một bộ phận người dân Việt - Lào vùng biên trao đổi hàng hóa. Ở đó, hình ảnh những trẻ thơ "đi chợ bất đắc dĩ" thật ấn tượng.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Cảnh màn trời chiếu đất của tiểu thương vượt hàng trăm km lên TPHCM bán hoa

Chân Phúc |

Mang cây kiểng, hoa các loại từ mọi miền đất nước vào TPHCM để bán trong dịp Tết, khi màn đêm xuống, khách không còn, những tiểu thương phải nghỉ tạm trên những chiếc võng, lều dựng tạm, mong chờ sớm ngày bán hết hoa Tết để về quê sum họp cùng gia đình.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Chuyển hồ sơ sai phạm ở dự án của Mường Thanh Hà Nam cho Bộ Công an xử lý

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an xem xét và xử lý dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Mường Thanh tại tỉnh Hà Nam do phát hiện có nhiều sai phạm liên quan chỉ định đầu tư, cho thuê đất, chuyển nhượng căn hộ...

Những trẻ thơ vùng biên “đi chợ bất đắc dĩ”

Trần Tuấn |

Chợ biên giới Việt - Lào cạnh khu vực cửa khẩu Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) mỗi tháng chỉ diễn ra 3 ngày để một bộ phận người dân Việt - Lào vùng biên trao đổi hàng hóa. Ở đó, hình ảnh những trẻ thơ "đi chợ bất đắc dĩ" thật ấn tượng.