Những câu chuyện về tình người quanh cột mốc 203

Kỳ Quan |

203 - cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia ở Bình Bắc (xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) những ngày này đang "nóng", nhưng chỉ là những cơn “nóng lạnh” bất thường và đỏng đảnh như của thời tiết. Bởi, quanh cột mốc này, có rất nhiều câu chuyện về tình người, tình gắn bó keo sơn, hữu nghị… của người dân hai bên vùng biên được viết nên và chắc chắn sẽ còn được viết mãi cùng với thời gian…

Ông trưởng ấp “chịu chơi”

Mặc những kẻ quá khích cố tình làm cho “dậy sóng” vùng biên giới quanh cột mốc 203, vùng đất hiền hòa này vẫn yên bình, thân thiện giống như người dân sống hai bên đường biên. Đêm tôi đến, vùng biên thật tĩnh lặng, an toàn, người dân ngủ không cần đóng cửa… 

Đường đến ấp Bình Bắc xa xôi trắc trở nhiều hơn tôi tưởng. Trên 60km từ thành phố Tân An (Long An), theo QL62 tôi đến huyện Mộc Hóa lúc xế chiều. Đáp đò ngang qua sông Vàm Cỏ Tây, đi thêm gần 10km trên con đường đang thi công lầy lội, tôi đến xã Bình Hòa Tây.

Tiếp tục hướng biên giới thêm hơn 10km, chủ yếu là đường ruộng, đường đê, qua khoảng chục cây “cầu khỉ”, tôi mới đến được ấp Bình Bắc. Đập vào mắt tôi đầu tiên là tấm bảng “Nhân dân ấp Bình Bắc quyết tâm giữ vững danh hiệu Văn hóa”. Điều đó có nghĩa, xóm ấp heo hút vùng biên này đã đạt danh hiệu “Ấp Văn hóa” và bà con quyết tâm cho xứng đáng với danh hiệu đó.

Hỏi thăm nhà “trưởng ấp Mười Phương”, tôi “được” một thanh niên quan sát từ đầu đến chân, xong mới tình nguyện chạy xe máy dẫn đường đưa tôi đến tận nhà. Do đã được trên huyện điện thoại “gửi” trước, ông Mười Phương nhận ra ngay nhà báo và nói như phân trần: “Ở đây ai cũng cảnh giác như vậy hết. Hễ thấy người lạ vô ấp thì ai cũng có trách nhiệm tìm hiểu, rồi dẫn khách đến tận nơi cần đến. Anh đi đường chắc vất vả. Bây giờ còn đi được xe gắn máy, chứ cách đây mấy năm từ bên ngoài muốn vô đây phải đi đường sông, đường kênh”.

Đợi cho tôi rửa sạch bụi đường, ông Mười Phương nói: “Theo qui định, anh nên trở ra Đồn Biên phòng 873 để đăng ký. Sau đó anh cần gì, tôi sẽ giúp”.
Khi đến Đồn Biên phòng 873, tôi được một chiến sĩ cho biết, ông Mười Phương là người rất có uy và nhậu có hạng trong ấp.

Ông Mười đón khách mới quen bằng tiệc nhậu đậm chất biên giới: Cháo gà nấu với nấm tràm, một loại nấm mua của người dân bên Campuchia; uống rượu đế ngâm thảo dược, cũng được mua từ bên kia biên giới.

Ông Mười Phương kể về lai lịch ấp Bình Bắc: Ở vùng trũng Đồng Tháp Mười mỗi năm ngập lụt 3 – 4 tháng, có nhiều giồng đất cao ráo, ít bị ngập, đó là nơi người dân chọn định cư từ bao đời qua. Ấp Bình Bắc là một giồng như vậy. “Ngay từ khi hầu hết vùng Đồng Tháp Mười còn hoang hóa, nơi đây đã có nhiều người sinh sống, tạo thành xóm ấp”, ông trưởng ấp kể.

Rót tuần rượu thứ hai, ông Mười Phương kể về lai lịch gia đình mình: “Ông cố tôi người Tiều (gốc Hoa) cưới bà cố tôi người Việt, lập nghiệp bên Campuchia. Đến đời ông nội tôi về đây cưới vợ người Việt, khai hoang ruộng đất. Nhờ ông bà để lại, bây giờ tôi có 6ha ruộng trồng lúa, mỗi năm 2 vụ. Ruộng tôi cho mướn, mỗi năm được gần trăm triệu, đủ sống. Công việc chính của tôi là làm… trưởng ấp”. 

Tôi để ý, ông Mười Phương uống rượu rất ít “đưa cay” (thức nhắm), chỉ thỉnh thoảng gắp một miếng nấm tràm nhỏ bằng ngón tay út. Ông Mười Phương kể, ông không nhớ mình đã “trúng cử” trưởng ấp bao nhiêu lần, chỉ nhớ đã làm trưởng ấp hơn 15 năm.
Đường vào ấp Bình Bắc, nơi có cột mốc 203 
Ông nói: “Làm trưởng ấp lương ít, nhưng được cái là ăn nhậu nhiều. Trong xóm có đám tiệc gì bà con cũng mời. Bà con quý mình mới mời, không đi không được, mà đi thì phải nhậu. Nhờ vậy mà bà con thương, hỗ trợ trong công việc. Tôi năm nay 50 tuổi, hồi trước uống được hơn lít, giờ còn chừng… 3 xị”.

Ông Mười cho biết, làm trưởng ấp ở vùng biên rất cực, vì ngoài công việc như bao nơi khác, còn phải làm “ngoại giao”, rồi tham gia bảo vệ biên giới… “Bà con trong ấp không cho tôi nhậu nhiều, sợ tôi có bề gì thì lấy ai làm trưởng ấp”, ông Mười nói vui.

Khi tôi hỏi về chuyện những kẻ quá khích gây rối ở biên giới vừa qua, ông Mười Phương nói: “Người dân ở bên kia biên giới rất tốt, nhiều người là bạn tôi, chúng tôi thỉnh thoảng qua lại thăm viếng nhau, tôi nói được tiếng Campuchia. Những kẻ gây rối từ đâu kéo tới, chứ không phải dân tại chỗ. Nhưng anh yên tâm đi, có tận mắt chứng kiến bà con mình thể hiện lòng yêu nước, tôi tin rằng sẽ chẳng ai có thể xâm phạm được tấc đất nào của Tổ quốc. Anh ngủ cho ngon đi, ngày mai gặp những người trong cuộc sẽ thấy hay hơn những lời tôi nói”.

Đêm vùng biên thật yên bình, tĩnh lặng, người dân ngủ không cần đóng cửa. Nhưng tôi vẫn cảm nhận một tinh thần cảnh giác cao, một quyết tâm bảo vệ lãnh thổ. 

Gặp anh Nguyễn Văn Lâm

Ngày 28.6 vừa qua, tại địa điểm gần cột mốc 203, hơn 250 người Campuchia tụ tập rồi tiến sâu vào phần đất do Việt Nam quản lý. Khi họ đi sâu vào địa phận Việt Nam, khoảng 20 người dân âp Bình Bắc đứng chắn lại, giải thích, không cho họ tiến thêm vào.

Nhưng họ vẫn tiếp tục tiến tới, rồi bất ngờ dùng cán cờ, gậy gộc, mũ bảo hiểm… tấn công hàng người Việt Nam. Vụ xô xát đã làm 7 người Việt Nam bị thương, trong đó người bị nặng nhất bị kẻ gây rối dùng cây đánh vào đầu, phải khâu 7 mũi. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong nhóm người Campuchia gây rối có sự tham gia của một số nghị sĩ đảng đối lập Campuchia CNRP.

Bây giờ, không chỉ ở ấp Bình Bắc, mà cả xã Bình Hòa Tây và huyện Mộc Hóa, hầu như ai cũng biết về anh Nguyễn Văn Lâm, người đã dũng cảm tay không ngăn nhóm người Campuchia quá khích lấn sâu vào phần đất Việt Nam quản lý. Anh là người bị thương nặng nhất trong số 7 người bị thương trong vụ gây rối nói trên.

Anh Lâm năm nay 35 tuổi, dáng người vạm vỡ của anh lực điền. Anh có vợ và 2 con, đứa lớn học lớp 6, đứa nhỏ lớp 2. Như nhiều đứa trẻ trong vùng, anh cũng nghỉ học sớm khi mới hết cấp 1, ở nhà làm ruộng, rồi cưới vợ. Được cha mẹ cho “ra riêng” với 4ha ruộng, nhờ chí thú làm ăn, vợ chồng anh cất được nhà tường, mua máy cày. Vợ anh lo chuyện ăn uống, học hành cho mấy đứa con, còn anh một mình canh tác 4ha ruộng, mỗi năm 2 vụ lúa, từ cày đất, gieo sạ, tới rải phân, xịt thuốc, thu hoạch…

Nhắc về vụ việc ngày 28.6, anh Lâm nhớ lại: “Trước đó vài ngày vợ tôi bị tai nạn giao thông khi đi rước con, phải nằm bệnh viện điều trị. Lúc đó tôi đang nuôi vợ trong bệnh viện, còn 2 đứa con nhỏ thì gửi bên dì. Nghe bạn bè trong xóm điện thoại báo có kẻ xấu lấn vào đất ta, tôi vội vàng chạy xe về ấp. Tôi cùng những anh em trong ấp đứng dàn hàng ngang không cho họ lấn tới, lựa lời giải thích cho họ. Rồi chúng tôi bị họ tấn công. Anh em chúng tôi nói với nhau cố gắng đỡ đòn chứ không đánh trả. Một người trong họ đã dùng cây đánh trúng đầu tôi, máu chảy đầm đìa, tôi được bà con đưa đi cấp cứu ở bệnh viện”.

“Người hùng biên giới” Nguyễn Văn Lâm và con trước nhà mình 

Anh cho biết, cảm giác lúc ấy là tình yêu quê hương đất nước dâng trào, chỉ có Tổ quốc là trên hết, các anh không sợ hi sinh, không ngại thương tích, quyết tâm bảo vệ biên giới… 

Trong câu chuyện với nhà báo, anh Lâm thường nhắc về “chú Mười Phương”, người luôn quan tâm chăm sóc cuộc sống gia đình anh và bà con trong ấp. Anh cho biết cũng thường được tham dự các cuộc sinh hoạt do ban tự quản ấp và Đồn Biên phòng 873 tổ chức, nhờ đó mà thường xuyên nắm được tình hình, hiểu rõ thủ đoạn của kẻ xấu, nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ biên giới. 

Đưa tôi ra thăm thửa ruộng 4ha lúa đang thì con gái xanh mượt, anh Lâm tâm sự: “Bà con trong xóm chỉ muốn yên ổn làm ăn, xây dựng xóm ấp giàu đẹp. Ruộng đất này là của ông bà, tổ tiên khai khẩn để lại, chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ cho con cháu đời sau”.

Nhìn bầu trời đang kéo mây xám xịt, anh Lâm thảng thốt: “Thôi chết, không khéo anh hết về”. Bây giờ tôi mới nhớ, lúc đưa tôi vào nhà anh Lâm, người dẫn đường có dặn: “Thấy trời chuyển mưa chú phải chạy ra mau, nếu không đường đất trở nên lầy lội là hết chạy xe ra”...

 

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Sự lựa chọn bất đắc dĩ

HÀ LINH QUÂN |

Hôm nay Mận được về quê thăm nhà. Năm ngoái có người đàn ông nụ cười bí ẩn bẹt gí ở trên khuôn mặt, nhưng nói thì ngọt như đường, về tận làng cô tuyển dụng lao động. Dạo ấy Mận còn trẻ lắm, mới có những mụn trứng cá đầu tiên của tuổi dậy thì. Kể ra bám vào váy mẹ thì học được khối điều hay, nhưng tiền thì không có nhiều ở đó, nên cô quyết tâm rời bỏ cái làng quê nghèo với các túp lều rách nát và bóng tối lõm bõm bùn, để ra thành phố đi làm công nhân da giày.

Vẫn chưa thấy... nụ cười

LỆ HÀ - HUYÊN NGUYỄN |

Tại thời điểm ký cam kết “Ðổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” các bệnh viện (BV) khẳng định: Sẽ thực hiện ngay. Thậm chí, có BV còn cho biết họ đã thực hiện việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ trước khi ký cam kết. Thực tế, gần 2 tuần sau ký cam kết, một số BV có cải thiện tình hình, nhưng phần lớn bệnh nhân vẫn chưa thấy... nụ cười trên môi nhân viên y tế. Phóng viên Báo Lao Động đã dạo một vòng qua một vài bệnh viện tại Hà Nội.

Lưu Lệ Hằng - người “hạ bệ” Diêm Vương tinh

Xuân Nhàn |

Giáo sư Lưu Lệ Hằng là người phát hiện vành đai Kuiper, khám phá hơn 30 thiên thạch hay tiểu hành tinh mới, tên bà được đặt cho một tiểu hành tinh là Asteroid 5430 Luu. Năm 2012, bà được trao hai giải thưởng danh giá là Kavli Thiên văn học (được xem như “Nobel thiên văn học”) và giải Shaw (Nobel phương Đông).

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Sự lựa chọn bất đắc dĩ

HÀ LINH QUÂN |

Hôm nay Mận được về quê thăm nhà. Năm ngoái có người đàn ông nụ cười bí ẩn bẹt gí ở trên khuôn mặt, nhưng nói thì ngọt như đường, về tận làng cô tuyển dụng lao động. Dạo ấy Mận còn trẻ lắm, mới có những mụn trứng cá đầu tiên của tuổi dậy thì. Kể ra bám vào váy mẹ thì học được khối điều hay, nhưng tiền thì không có nhiều ở đó, nên cô quyết tâm rời bỏ cái làng quê nghèo với các túp lều rách nát và bóng tối lõm bõm bùn, để ra thành phố đi làm công nhân da giày.

Vẫn chưa thấy... nụ cười

LỆ HÀ - HUYÊN NGUYỄN |

Tại thời điểm ký cam kết “Ðổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” các bệnh viện (BV) khẳng định: Sẽ thực hiện ngay. Thậm chí, có BV còn cho biết họ đã thực hiện việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ trước khi ký cam kết. Thực tế, gần 2 tuần sau ký cam kết, một số BV có cải thiện tình hình, nhưng phần lớn bệnh nhân vẫn chưa thấy... nụ cười trên môi nhân viên y tế. Phóng viên Báo Lao Động đã dạo một vòng qua một vài bệnh viện tại Hà Nội.

Lưu Lệ Hằng - người “hạ bệ” Diêm Vương tinh

Xuân Nhàn |

Giáo sư Lưu Lệ Hằng là người phát hiện vành đai Kuiper, khám phá hơn 30 thiên thạch hay tiểu hành tinh mới, tên bà được đặt cho một tiểu hành tinh là Asteroid 5430 Luu. Năm 2012, bà được trao hai giải thưởng danh giá là Kavli Thiên văn học (được xem như “Nobel thiên văn học”) và giải Shaw (Nobel phương Đông).