Nhức nhối nạn lừa gạt, bóc lột lao động bốc xếp

NHÓM PV ĐIỀU TRA |

Một nhóm đối tượng đã thành lập nhiều công ty, đăng tuyển dụng rầm rộ trên Internet với công việc xếp sắp nhẹ nhàng, chế độ phúc lợi tốt… Nhưng thực tế, người lao động “dính” vào thì chẳng khác nào rơi vào địa ngục. Tình trạng lừa gạt lao động bốc xếp này đã diễn ra từ nhiều năm nay, ngay tại TP.Hồ Chí Minh, nhưng không được xử lý đến nơi đến chốn. Hậu quả là mỗi ngày có hàng trăm người lao động bị lừa tiền. Không chỉ bị bóc lột sức lao động, nhiều người phản ứng còn bị các đối tượng này đánh đổ máu!

Kỳ 1: Lần theo những kẻ “treo đầu dê, bán thịt chó”

Giăng bẫy…

Anh Đ.V.Long, ở quận 7, TPHCM, từng làm công nhân ở KCX Tân Thuận (TPHCM), hết hợp đồng lao động, công ty không ký tiếp nên thất nghiệp. Giữa tháng 2.2016, anh lên mạng internet tìm việc, khi gõ “xin viec lam”, ngay lập tức trang tìm kiếm google cho ra kết quả một số công ty cần nam nhân viên làm công việc sắp xếp thùng sữa với mức lương 500.000 đồng/ngày. Anh chọn mẫu đăng tuyển của Công ty vận tải xếp dỡ & đầu tư Phát Đạt. Với nhu cầu tuyển 200 lao động phổ thông, chuyên sắp xếp thùng sữa, bánh, kẹo, mỳ tôm trong kho lên băng chuyền, băng tải, xe nâng, xe đẩy hỗ trợ… Lương 500.000 đồng/ngày, được công ty đóng BHXH, BHYT, nghỉ phép, thưởng tháng 13, có căng tin nấu ăn miễn phí, chỗ ở, nơi làm việc thoáng mát, nếu đi lại, công ty hỗ trợ 300.000 đồng/tuần…

Trước những thông tin quá hấp dẫn, anh Long đã không ngần ngại gọi điện cho một người tên Đại, có số điện thoại 0981…131 để liên hệ xin việc. Người này đề nghị anh Long mang theo 340.000 đồng, bản sao CMND và CMND gốc đến chân cầu vượt An Sương (quận 12, TPHCM). Tới đó, sẽ có người đến đón anh Long tới trung tâm giới thiệu việc làm để nhận việc.

Đón anh Long ở gầm cầu vượt An Sương là một người thanh niên da ngăm đen, ốm, nói giọng bắc, dùng số điện thoại 0966…132. Không mảy may nghi ngờ, anh Long đi theo với hy vọng sẽ tìm được việc làm tốt. Anh Long kể lại: “Nơi làm thủ tục, ký hợp đồng là một căn nhà 2 tầng, nằm ngay mặt đường quốc lộ 1A, cách ngã tư An Sương chừng 500m. Tầng trệt căn nhà, nơi làm thủ tục có phần nhếch nhác, không biển hiệu, không số nhà. Bên ngoài có vài ba thanh niên canh chừng, mắt ngó nghiêng, đảo qua đảo lại dò xét bất kỳ người nào đến đây. Cánh xe ôm của trung tâm ra vào tấp nập, chờ người vào làm thủ tục nhận việc hoặc chở ra bến xe. Người rất đông, mặt mày ai cũng hớn hở vì nghĩ mình sẽ có được việc làm tốt”.

 Mẫu “Hợp đồng khoán việc” mà công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận chuyển Long Nam đưa cho người lao động. Ảnh: L.T

Phần mình, anh Long được một người tên Vũ Thị Hương tư vấn và yêu cầu anh đóng 340.000 đồng, theo lời giải thích của các đối tượng này thì đây chính là tiền thế chân và đồng phục. Nếu anh Long làm được 10 ngày thì công ty sẽ trả lại tiền. Sau khi đối chiếu CMND, thu tiền, các đối tượng đưa cho anh Long một tờ giấy “Hợp đồng khoán việc” với nhiều thông tin không rõ ràng đề nghị anh Long ký vào, đi làm ngay. “Họ hướng dẫn tôi chạy đến cổng KCX Tân Thuận (quận 7) rồi gọi vào số điện thoại 0126…4408 để có người hướng dẫn. Người đàn ông đón tôi nói thẳng với tôi rằng công việc không phải là xếp sữa, bánh mà là bốc vác ngoài nắng, lương tính theo tấn với tiền công là 17.000 đồng/tấn. Theo lời người đàn ông này, đã có rất nhiều người đến đây làm được một vài hôm, chịu không nổi nên bỏ việc, về trung tâm đòi lại tiền cũng không được mà còn bị đánh. Và khuyên tôi nếu chưa đến bước đường cùng, không còn việc nào khác thì quay về trung tâm, lấy lại tiền, giấy tờ. Làm liền trong ngày may ra còn kịp, nếu để sang ngày thứ 2, trung tâm sẽ không trả, lằng nhằng còn bị đánh” - anh Long kể lại.

Người đội mũ bảo hiểm là đối tượng đã quát tháo, chửi bới và là người trực tiếp đưa anh Đ.V.Long đến “văn phòng” giới thiệu việc làm của nhóm đối tượng này. 

Không chỉ mất tiền mà còn… mất máu!

Ngay lập tức, anh Long quay trở lại trung tâm giới thiệu việc làm để đòi tiền thì được 3 thanh niên mặt mày bặm trợn “hộ tống” sang một căn nhà khác, cách chỗ giới thiệu việc làm 3 căn nhà. Anh Long kể lại: “Ngoài tôi ra còn có 5, 6 người lao động khác, vẻ mặt đau khổ. Nhiều người trong số họ đã bật khóc, mắt mũi sưng húp. Một người đẩy tôi vào trong nhà, hai tên canh bên ngoài. Tôi từng là đứa vào tù ra tội, hoàn lương kiếm việc tử tế lại gặp những kẻ lưu manh, lường gạt người khác. Tôi không sợ, định liều mạng với bọn chúng vì quá tức giận. Tôi làm dữ thì được trả lại một ít tiền, nhiều người thấy vậy liền nhờ tôi can thiệp, nhưng tôi làm sao giúp hết được họ!”

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài số tiền đóng thế chân tại trung tâm là 340.000 đồng/người, người lao động khi tới nơi làm việc còn phải đóng thêm các khoản tiền khác như tiền đăng ký tạm trú tạm vắng 50.000 đồng, tiền xe ôm ít nhất là 100.000 đồng. Trái với lời quảng cáo trên các trang web, các trung tâm này giới thiệu cho người lao động việc bốc vác nặng nhọc, hóa chất độc hại ở ở ga Sóng Thần, tổng kho Sacombank (Bình Dương), chỗ ở bẩn thỉu, nhếch nhác. Tiền lương không được nhận hàng ngày, lại bị bớt xén, ăn uống khổ cực… Người lao động không cầm cự nổi qua 10 ngày thì mất hết: Không được nhận lương, không lấy lại được tiền thế chân, đòi tiền thì bị hăm dọa, đuổi đánh! Trường hợp của anh Long được xem là cá biệt khi đòi lại được 1 phần trong số tiền đã đóng, còn lại đa phần người lao động đều phải chịu cảnh “tiền mất tật mang”.

Khi biết chúng tôi tìm hiểu về trung tâm giới thiệu việc làm này, chị M - buôn bán tạp hóa lâu năm gần khu vực cầu vượt An Sương, cho biết: “Mỗi ngày họ chở ra chở vào cả trăm người. Sau đó cũng từng đấy người tới đây khóc lóc xin lại tiền”.

Theo lời chị M, nếu lấy ngã tư An Sương làm tâm thì trong bán kính 1km đều có “tai mắt” của các đối tượng này. Chị M kể, nhiều người dân và một số người chạy xe ôm ở đây đã chứng kiến rất nhiều trường hợp những lao động ở quê ra bị lừa lấy hết tiền, mất cả xe máy, phải đi xin tiền làm lộ phí về quê. “Tôi nhớ nhất là một trường hợp, có một thanh niên sau mấy năm tích góp làm việc ở Bình Dương, mua được chiếc xe máy, qua mạng internet nên lên đây kiếm việc, thay đổi chỗ làm. Sau khi đóng tiền, người thanh niên đó được một nhóm 2, 3 người rủ về phòng trọ ở để chờ một công việc như ý. Khi đi nhận việc, chúng lừa người thanh niên đó vào bên trong phỏng vấn, bọn chúng ở bên ngoài lấy xe, mang theo cả túi xách, hành lý. Mất của, mất hết giấy tờ, người thanh niên đó về đây trình báo thì bị dọa nạt, đánh đuổi. Chúng tôi cho tiền, mấy ông xe ôm này chở ra bến xe để về quê” - chị M kể lại.

Nhiều người dân xung quanh, khi được chúng tôi hỏi về trung tâm giới thiệu việc làm này đều tỏ ra khá e dè, trả lời dè chừng. “Chúng tôi chứng kiến nhiều trường hợp bị đánh đến toác đầu, chảy máu, đi báo công an thì bọn họ bám theo đánh luôn. Chúng tôi làm ăn lâu dài ở đây, càng phải cẩn thận, không dám tố cáo, sợ bị trả thù” - người đàn ông chạy xe ôm ở chân cầu vượt An Sương rụt rè kể.

NHÓM PV ĐIỀU TRA
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.