BÀI DỰ THI BÚT KÝ, PHÓNG SỰ 990 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI NGHỆ AN

Nam Đàn quê Bác chuyển mình vươn xa

Quang Phan |

Nam Đàn tự hào là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh kiệt xuất và các danh nhân Việt Nam qua nhiều thời đại. Quê Bác hôm nay đã vươn mình cất cánh trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch.

Địa linh nhân kiệt
Bác Hồ về thăm quê hương Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An). Ảnh: tư liệu
Bác Hồ về thăm quê hương Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An). Ảnh: tư liệu
Bài học lịch sử đã giúp nhiều thế hệ biết đến Nam Đàn là vùng đất sinh ra nhân kiệt và truyền thống cách mạng luôn tiếp nối qua nhiều thời đại. Xứ Hàm Hoan có từ thời Hán Vũ Đế trước Công nguyên là tiền thân của huyện Nam Đàn. Sau đó, Hoan Đường, Thạch Đường, Nam Đường là những tên gọi khác của Nam Đàn qua các triều đại.

Ngược dòng lịch sử, khởi nghĩa Hoan Châu thế kỷ 8 dấy binh từ Nam Thái đã đưa Mai Thúc Loan lên ngai Mai Hắc Đế thuộc triều đại Vạn An cứu dân Việt thoát khỏi ách đô hộ của giặc xâm lược nhà Đường. Truyền thống anh hùng quê hương được tiếp lửa suốt hành trình chống giặc ngoại xâm mà tiêu biểu là nhà chí sĩ Phan Bội Châu sớm có lòng yêu nước quyết tìm con đường giải phóng dân tộc.

Người dân vẫn truyền câu sấm của Trạng Trình: “Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh” với hi vọng đất này sẽ sinh thánh. Khi trả lời một người bạn, cụ Phan Bội Châu khẳng định: “Nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác”.

Về địa lý, Nam Đàn thuộc hạ lưu sông Lam, hứng nhiều trận lũ. Thời tiết khắc nghiệt nên đốc đồng trấn Nghệ An Bùi Huy Bích thời Lê đã miêu tả: “Hè đến gió Lào như lửa đốt/Thu qua mưa phùn lấm tấm sa/ Tháng 10 sông còn tràn nước lũ...”. Nơi đây, cảnh đẹp sơn thủy được núi Thiên Nhẫn, núi Đại Huệ làm nên dáng vóc.

Nam Đàn có nhiều đền chùa, di tích lịch sử-văn hóa như: đền vua Bà, đình Nhân Hậu, đình Hoành Sơn, riêng đình Nam Hoa là quần thể của 4 đình nổi tiếng. Làng nghề truyền thống và các món ăn còn lưu truyền mãi trong dân gian mà tiêu biểu là tương Nam Đàn. Không chỉ là món ăn hàng ngày, tương còn là món quà quê khắp nơi ưa chuộng.

Ngan ngát hương sen quê Bác. Ảnh: Q. Đại
Ngan ngát hương sen quê Bác. Ảnh: Q. Đại

Niềm tự hào lớn nhất của người dân, Nam Đàn là quê hương của Bác Hồ kính yêu. Năm 2020, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khắp nơi đổ về Làng Sen thăm quê Bác. Mỗi ngày Khu di tích Kim Liên đón hàng ngàn du khách trong và ngoài nước.

Được trở về đây thăm mái nhà tranh nghĩa tình và những ao sen tỏa hương thơm ngát, lòng người thêm bồi hồi xúc động. Mảnh đất thiêng liêng từng cất giấu nhiều kỷ niệm tuổi ấu thơ đối với cuộc đời cậu bé Nguyễn Sinh Cung từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến lúc ra đi tìm đường cứu nước.

Bồi hồi về lại chốn xưa

Cánh đồng nông thôn mới kiểu mẫu trên quê hương Bác Hồ. Ảnh: Q. Đại
Cánh đồng nông thôn mới kiểu mẫu trên quê hương Bác Hồ. Ảnh: Q. Đại

Xe chạy từ TP. Vinh lên, nhìn từ xa, màu xanh núi Thiên Nhẫn và Đại Huệ vắt ngang bầu trời vẫn đẹp như trong câu thơ La Sơn phu tử. Khu di tích lịch sử Kim Liên nằm trong một quần thể khép kín với 3 điểm tham quan chính là Làng Sen (quê nội), làng Hoàng Trù (quê ngoại) và khu mộ bà Hoàng Thị Loan-thân mẫu Bác Hồ.

Đặt chân đến đây, niềm xúc động của người dân cả nước thật sự dâng trào vì mảnh đất Làng Sen thân thương, giản dị đã gắn với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quý trọng hơn là còn lưu giữ được nhiều kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung bằng những câu chuyện kể và từng kỷ vật đơn sơ của gia đình.

Con đường dẫn vào quê nội tỏa mùi hương thơm ngát vì dọc lối đi lâu lâu có vài hồ sen nằm sẵn hai bên như để đón chào du khách. Bởi thế, quê nội Bác có tên chữ Kim Liên, nghĩa là sen vàng rất đẹp. Hàng râm bụt đỏ hoa quê, những vồng rau lang, đám ruộng trồng đậu lạc xanh mướt, cây bưởi cây chanh đang ra trái như đưa mọi người về với chính quê hương của mình vậy.

Đơn sơ, giản dị nhưng thân thuộc và ấm cúng biết nhường nào. Ngôi nhà gỗ 5 gian gợi về từng kỷ niệm thân thương. Trong gian thờ chính ở dãy nhà ngang chỉ có chiếc bàn tre, một tủ gỗ như hoài niệm một quá khứ của thời gian đã đi qua. 2 chiếc giường tre ở gian cuối đã phủ một lớp bụi thời gian im lặng nhưng thiêng liêng vô cùng. Các vật dụng quá đơn sơ, bình dị được sắp đặt gọn gàng toát lên cốt cách thanh cao và đạm bạc của một gia đình nhà nho.

Theo lời cô hướng dẫn viên, phần nhiều đồ dùng đều do dân làng đem tới tặng đến nay hầu như vẫn còn nguyên vẹn như còn đó nghĩa xóm tình làng. Ngôi nhà như bao mái nhà tranh khác đã gắn bó một thời tuổi niên thiếu của Người. Chính nơi đây chứng kiến bao biến cố xảy ra trong gia đình từ khi cậu bé Cung biết lên rú Chung thả diều, được cha cho đi học và nuôi dưỡng những cảm xúc đầu đời về cuộc sống cũng như nhận thức ban đầu về thời cuộc để sau này tạo bước tiền đề cho hành trình tìm đường cứu nước.

Vẫn còn đâu đó dấu chân cậu bé Cung mỗi đêm theo phường nghe hát. Chiếc mâm gỗ hay chiếc vò đựng nước, tất thảy đều thiêng liêng. Đứng trước chiếc bàn gỗ bên cạnh thư án, ta như vẫn còn nghe văng vẳng tiếng của thân phụ Nguyễn Sinh Sắc dạy cậu bé Nguyễn Sinh Cung biết điều hay lẽ phải, hun đúc ý chí vì vận mệnh giang sơn trong cơn nguy biến.

Cách quê nội 2 cây số là làng Hoàng Trù, quê ngoại Bác Hồ. Cũng mái nhà tranh nhưng sâu nặng trong trái tim Bác suốt cả cuộc đời vì đây là nơi Người cất tiếng khóc chào đời. Sau nửa thế kỷ mới có dịp trở lại quê nhà vào năm 1961, Bác Hồ đã xúc động thốt lên: “Quê hương nghĩa trọng tình cao/Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”. Vẫn còn đó khung cửi dệt vải trong đêm trăng, tiếng ru hời bên chiếc võng đong đưa của thân mẫu Hoàng Thị Loan đã nuôi dạy 3 người con khôn lớn trưởng thành.

Từ chân rú Động Tranh theo 269 bậc phía bên phải là đến với phần mộ bà Hoàng Thị Loan, còn đi xuống bên trái thì theo 242 bậc, trước phần mộ xuống sân bia có 33 bậc tam cấp. Những con số này không hề vô tình mà thật sự có ý nghĩa khi được xây lên trong khu mộ. Mộ được xây dựng vào năm 1985 đúng vào dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Bác Hồ.

Quê hương vọng mãi lời Người

Quê Bác ngày càng đổi mới. Ảnh: Q. Đại
Quê Bác ngày càng đổi mới. Ảnh: Q. Đại

Dù đã hơn 60 năm nhưng dân Nam Đàn vẫn nhớ lời Bác dặn dò khi Người về thăm lần thứ nhất sau 51 năm xa quê: “Kim Liên phấn đấu thành xã kiểu mẫu, Bác sẽ về thăm”. Lời dặn giản dị nhưng chở đầy trách nhiệm với chính quyền và nhân dân làm sao trở thành đơn vị điển hình đáng để cho các địa phương khác học hỏi, xứng đáng với quê hương lãnh tụ sinh ra.

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa, Bí thư Huyện ủy Nam Đàn cho biết, thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,1%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đạt 55 triệu đồng/người/năm, tăng 25 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,46%.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thăm Khu di tích Kim Liên và thăm hỏi bà con nhân dân tại đây. Ảnh: Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thăm Khu di tích Kim Liên và thăm hỏi bà con nhân dân tại đây. Ảnh: Quang Hiếu

Trong nông nghiệp đã tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thêm nhiều mô hình sản xuất thu nhập cao. Công nghiệp, dịch vụ được mở rộng, cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ. Nhiều thiết chế văn hóa, kinh tế tích cực triển khai làm cho bộ mặt nông thôn, đô thị ở Nam Đàn khởi sắc rõ nét. Minh chứng cô đọng nhất về những kết quả đó, Nam Đàn đã đạt chuẩn huyện nông thôn mới, vượt trước 3 năm so với mục tiêu đề ra và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch.

Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Nam Đàn lần thứ 27 nhiệm kỳ 2020-2025, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý nhấn mạnh, quy hoạch Nam Đàn phải là hình mẫu của tỉnh, phản ánh được chiều sâu về trầm tích văn hóa, tầm vóc quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; bám sát mục tiêu phát triển trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nam Đàn phải luôn nêu cao nhận thức trọng trách chính trị to lớn là “quê hương nghĩa trọng tình cao” của Bác Hồ kính yêu, để trong mỗi suy nghĩ, hành động, việc làm xứng đáng với tìm cảm sâu thẳm, vô bờ bến của Bác Hồ. Đó cũng là ước vọng cháy bỏng của đồng bào nhân dân trên quê hương Bác kính yêu. Trong tương lai điều dặn dò của Người sẽ sớm trở thành hiện thực.

Quang Phan
TIN LIÊN QUAN

Xứ Nghệ - hiện thực trong truyền thuyết

GIAO HƯỞNG |

Lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã ghi danh các văn thần, võ tướng, anh hùng, nhà văn hóa xứ Nghệ. Mảnh đất miền Trung nắng gió còn lưu giữ dày đặc các di tích, danh thắng gắn với những mốc lịch sử oanh liệt, những con người xứ Nghệ kiệt xuất.

Bộ đội quê Bác trọn tình với đồng bào Nậm Giải

NGUYỄN TÂM QUANG |

Từ một vùng đất rất nghèo, lạc hậu ở vùng biên giới huyện Quế Phong (Nghệ An), sau gần 10 năm, xã Nậm Giải đã có sự thay da đổi thịt đến thần kỳ. Tất cả nhờ sự tận tâm góp sức của bộ đội Cụ Hồ, từ tình quân dân cá nước.

Huyện Nam Đàn (Nghệ An): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

quang đại |

Là quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, huyện Nam Đàn (Nghệ An) luôn nỗ lực phấn đấu phát triển về mọi mặt, xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh, trong đó nổi bật là kết quả thực hiện Đề án “Xây dựng Nam Đàn trở thành huyện Nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hoá gắn với du lịch”.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Xứ Nghệ - hiện thực trong truyền thuyết

GIAO HƯỞNG |

Lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã ghi danh các văn thần, võ tướng, anh hùng, nhà văn hóa xứ Nghệ. Mảnh đất miền Trung nắng gió còn lưu giữ dày đặc các di tích, danh thắng gắn với những mốc lịch sử oanh liệt, những con người xứ Nghệ kiệt xuất.

Bộ đội quê Bác trọn tình với đồng bào Nậm Giải

NGUYỄN TÂM QUANG |

Từ một vùng đất rất nghèo, lạc hậu ở vùng biên giới huyện Quế Phong (Nghệ An), sau gần 10 năm, xã Nậm Giải đã có sự thay da đổi thịt đến thần kỳ. Tất cả nhờ sự tận tâm góp sức của bộ đội Cụ Hồ, từ tình quân dân cá nước.

Huyện Nam Đàn (Nghệ An): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

quang đại |

Là quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, huyện Nam Đàn (Nghệ An) luôn nỗ lực phấn đấu phát triển về mọi mặt, xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh, trong đó nổi bật là kết quả thực hiện Đề án “Xây dựng Nam Đàn trở thành huyện Nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hoá gắn với du lịch”.