Mưa lũ tại miền Trung và miền núi phía Bắc: 27 người chết, hàng ngàn người mất tài sản

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Theo dự báo của các cơ quan chức năng, sáng nay (12.10) trên sông Mã tại Giàng ở mức tương đương 2 trận lũ lịch sử năm 1980 và 2007 gây ngập lụt nghiêm trọng tại Thanh Hóa.

Tại nhiều địa phương, tình hình mưa lũ diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, số người chết, bị thương và mất tích do mưa lũ vẫn gia tăng; số lượng tài sản của người dân bị nhấn chìm theo lũ vẫn chưa là con số cuối cùng… 

39 người thương vong, 19 người mất tích

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, thiệt hại bước đầu tính đến 20h ngày 11.10, đã có 27 người bị tử vong do mưa lũ, 19 người mất tích và 12 người bị thương.

Trong đó, Thanh Hóa: 3 người; Nghệ An: 8 người, Sơn La: 5 người, Hòa Bình: 4 người. 12 người bị mất tích (Yên Bái 4, Hòa Bình 1, Thanh Hóa 3; Sơn La 3, Quảng Trị 10). Số người bị thương: 5 người (Hòa Bình 1; Thanh Hóa 3, Sơn La 1)...

Cầu Thia tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) bị nước lũ cuốn trôi.  Ảnh: PV
Cầu Thia tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) bị nước lũ cuốn trôi. Ảnh: PV

Tổng số 81 nhà ngôi nhà bị sập; 3.127 nhà bị ngập. Trong đó, Yên Bái: 212, Hòa Bình: 5; Phú Thọ: 223, Thanh Hóa: 432; Nghệ An: 735; Hà Tĩnh: 1.519; trên 135 nhà phải di dời khẩn cấp...

Về nông nghiệp, có 348ha lúa bị ngập, thiệt hại; 13.784ha ngô, hoa màu, rau màu bị thiệt hại; về chăn nuôi, có 285 con gia súc và 9.581 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Về giao thông, sạt lở 2 điểm tại quốc lộ 217 đoạn đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa và 13 điểm tại các quốc lộ 15A, 16, 48D đoạn đi qua địa phận tỉnh Nghệ An; ngập 25 điểm tại các quốc lộ 15A, 48B, 48D, 48E đoạn đi qua tỉnh Nghệ An. Sạt lở tại 14 điểm, ngập sâu từ 0,4 - 1,5m tại các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ thuộc các tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh gây ách tắc giao thông.

Hiện các địa phương tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê đánh giá thiệt hại.

Nhiều hồ chứa xảy ra sự cố

Trước lưu lượng về quá lớn, hồ Hòa Bình liên tục phải mở 8 cửa xả đáy (đã đóng cửa số 8 vào lúc 13h45 ngày 11.10.2017). Đối với các hồ chứa thủy lợi, hiện có 10 hồ đang xả nước. Trong đó, các hồ tại Thanh Hóa có: Cửa Đạt 3.800m3/s, Sông Mực 20m3/s. Đồng Chùa 10m3/s (Thanh Hóa).

Tại Nghệ An có: Vực Mấu 350m3/s, Sông Sào 300m3/s. Hà Tĩnh: Sông Rác 15m3/s, Thượng Sông Trí 30m3/s, Kim Sơn 15m3/s, Tàu Voi 10m3/s. Quảng Bình: Thác Chuối 44m3/s. Các hồ chứa nhỏ ở Bắc Bộ cơ bản đã đạt hoặc xấp xỉ mực nước dâng bình thường (MNDBT), riêng tại Bắc Giang và Lạng Sơn, mực nước các hồ còn thấp hơn MNDBT từ 1-3,5m.

Các tỉnh có nhiều hồ đầy nước gồm: Thanh Hóa 530/584 hồ; Nghệ An 516/588 hồ; Hà Tĩnh 300/316 hồ. Các hồ chứa xung yếu: Có 221 hồ chứa xung yếu (79 hồ lớn, 142 hồ nhỏ). Các tỉnh có nhiều hồ xung yếu như: Thanh Hóa 20 hồ, Nghệ An 19 hồ, Hà Tĩnh 16 hồ...

Mưa lũ đã khiến xảy ra một số sự cố hồ chứa. Tại Thanh Hóa, đập Ông Già (384.000m3) tại huyện Tĩnh Gia bị tràn qua đỉnh 10cm. Hiện nước đã rút về MNDBT (ngưỡng tràn tự do); vỡ đập Hồ Vương (Cẩm Thủy) chiều dài 12m, sạt mái hồ Đập Cầu (Hà Trung) chiều dài 60m.

Tại Nghệ An, đập Trại Gà, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc (dung tích 100.000m3) bị mưa lớn tràn qua thân đập và đã mở rộng tràn 5m để xả lũ, đảm bảo an toàn đập.

Tại Hà Tĩnh: Đập hồ chứa Cố Châu (dung tích 300.000m3) tại xã Gia Hanh (huyện Can Lộc) bị vỡ với với chiều dài 28m, sâu từ 3-3,5m, khối lượng ước tính khoảng 810m3.

Tại Hòa Bình: Đập hồ Cháu Mè (dung tích 400.000m3) bị sạt mái hạ lưu, hiện đoàn công tác của Tổng cục PCTT đang phối hợp địa phương xử lý.

Người dân ở Tam Nông (Phú Thọ) bị cô lập bởi nước lũ. Ảnh: P.V
Người dân ở Tam Nông (Phú Thọ) bị cô lập bởi nước lũ. Ảnh: P.V

Ứng phó với mưa lũ, sẵn sàng sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm

Theo báo cáo của BCĐ Trung ương về Phòng, chống thiên tai, đến thời điểm này, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã tổ chức sơ tán 5.114 hộ dân tại các khu vực trũng, thấp, có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn. Trong đó, Thanh Hóa sơ tán được 4.791 hộ, Nghệ An 111 hộ, Hà Tĩnh 212 hộ. Tỉnh Ninh Bình đang tổ chức sơ tán dân tại 12 xã của huyện Nho Quan và Gia Viễn.

Tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hỗ trợ 58 hộ dân di dời các lồng bè nuôi trồng thủy sản, 3 doanh nghiệp di dời các thiết bị, máy móc ở ven sông thuộc thành phố Hòa Bình; di dời trên 80 hộ dân hạ du hồ Cháu, xã Tu Lý, huyện Đá Bắc khi mực nước cao qua tràn gây sạt lở hạ lưu, nguy cơ mất an toàn đập.

Theo BCĐ Trung ương về phòng, chống thiên tai, tình hình mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ cao xảy ra ngập úng ở vùng trũng thấp ven sông thuộc tỉnh Yên Bái, Phú Thọ (đặc biệt trên địa phận thành phố Yên Bái, huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ). Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét tại các tỉnh ở vùng núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình...

Thủ tướng yêu cầu khẩn cấp ứng phó mưa lũ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn hồ đập.

Công điện được gửi đến UBND các tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Sơn La, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán khẩn cấp các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, khu vực hạ lưu các hồ đập có nguy cơ xảy ra sự cố để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Bằng mọi biện pháp tiếp cận các khu dân cư còn bị cô lập do ngập sâu, hỗ trợ sơ tán bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, không để người dân bị đói. Chủ động bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các khu vực nước ngập sâu, chảy xiết khi mưa lũ, nhất là qua các ngầm, tràn để bảo đảm an toàn.

Triển khai các biện pháp bảo vệ hệ thống đê điều, hồ đập trên địa bàn. Rà soát phương án, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống, sự cố bất thường.

Đối với các địa phương ở hạ lưu hệ thống sông Hồng, đặc biệt là các tỉnh, thành phố sau đập thủy điện Hòa Bình cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ và kế hoạch xả lũ của các hồ thủy điện; triển khai ngay phương án phòng, chống lũ theo cấp báo động, tập trung bảo vệ hệ thống đê điều, nhất là tại các khu vực trọng điểm xung yếu; bằng mọi biện pháp thông báo kịp thời thông tin mưa lũ đến người dân sinh sống hoặc có các hoạt động trên sông, ven sông để chủ động phòng, chống; tổ chức rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân sinh sống ngoài bãi sông khi có nguy cơ xảy ra ngập sâu.

Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành nêu trên triển khai các biện pháp liên quan đến bảo vệ đê điều, tổ chức vận hành an toàn các hồ đập và công trình thủy lợi, bảo đảm an toàn hệ thống điện, an toàn đối với các hoạt động giao thông vận tải thủy, sơ tán dân cư và cứu hộ, cứu nạn, kịp thời thông tin đến người dân để chủ động ứng phó... L.A.C

Phó Thủ tướng họp khẩn chỉ đạo ứng phó mưa lũ và an toàn hồ đập

Chiều 11.10, trước tình hình mưa lũ bất thường ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc họp khẩn với các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để triển khai các biện pháp ứng phó. Cùng tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có công điện yêu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn hồ đập.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh, trong 3 ngày vừa qua (9 - 11.10) ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 200 - 300mm, một số nơi ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh từ 400 - 600mm. Mưa lũ đã gây ngập úng, cô lập một số khu dân cư tại các vùng thấp trũng, ven sông suối Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái... Mưa lũ cũng đã gây ra những thiệt hại lớn về người (20 người chết, 12 người mất tích), nhất là tại các tỉnh Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái. A.C

Hàng ngàn ngôi nhà lại chìm trong nước lũ

Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, các tỉnh Bắc Miền Trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình nhiều nơi bị cô lập vì nước lũ. Đã có nhiều người chết, mất tích, và hàng ngàn ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, ngập nước.

Tại địa bàn Thanh Hóa, lượng mưa phổ biến trong ngày 11.10 từ 100-200mm. Tình trạng ngập lụt diễn ra khắp nơi, từ vùng biển đến miền núi. Tại TP.Thanh Hoá, nước ngập nhiều tuyến đường. Tại tỉnh Nghệ An, mưa lớn làm nước sông lên cao gây sạt lở bờ sông Lam. Tại tỉnh Ninh Bình, đến ngày 11.10 tại Ninh Bình xuất hiện mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày khiến nhiều nhà dân ở xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) bị ngập lụt. Tại tỉnh Quảng Bình, trong ngày 11.10 mưa đã giảm, các địa phương bị ngập cục bộ nước cơ bản đã rút. Riêng tại Hà Tĩnh, ghi nhận của PV Báo Lao Động, tình trạng ngập lụt tại huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Can Lộc đã giảm trong ngày 11.10. Cuối chiều cùng ngày, ông Nguyễn Hồng Quân - Bí thư Đảng ủy xã Phương Mỹ (xã trũng thấp nhất của huyện Hương Khê) - cho biết, nước đã rút khoảng 40cm và đang tiếp tục rút chậm. Hiện các đường liên thôn vẫn đang chia cắt, học sinh vẫn đang phải nghỉ học.

Về thiệt hại, tại Thanh Hóa hiện đã có 8 người chết và mất tích, trong đó TP.Thanh Hóa chết 1 người, huyện Nông Cống 1 người, Thường Xuân 3 người (1 người chết, 2 người mất tích), Quan Sơn 1 người. Hai đồng chí cán bộ Đồn Biên phòng Yên Khương đi làm nhiệm vụ kiểm tra công tác phòng chống lụt bão là thượng tá Cao Đăng Cường - Chính trị viên, đại uý Nguyễn Thành Chũng - Đội trưởng Đội Tổng hợp bị nước cuốn trôi.

Tại Nghệ An, đến 16h ngày 11.10, mưa lũ đã làm 8 người chết, 34 nhà bị sạt lở, hư hỏng; 999 hộ dân bị ngập nước; 2 điểm trường bị ảnh hưởng; 8 phòng chức năng công vụ bị nứt, sạt lở, hư hỏng. 90,71 ha lúa bị ngập, 5.926,35ha ngô và rau màu bị ngập... Còn tại Hà Tĩnh, trong ngày 11.10, toàn tỉnh vẫn còn 109/726 trường, tương đương với 36.200/300.000 học sinh chưa đến trường vì ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Trong đó, tập trung chủ yếu tại các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Can Lộc. NHÓM PV BẮC MIỀN TRUNG

Sập cầu tại Yên Bái, một phóng viên TTXVN bị nước cuốn mất tích

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, sáng 11.10, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) có mưa to, nước lũ chảy xiết làm sập cầu Thia, khiến 5 người bị lũ cuốn trôi, trong đó có một phóng viên TTXVN đang tác nghiệp tại hiện trường. A.C

Xuất hiện áp thấp mới trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 13h ngày 11.10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 130,5 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 25-30km. Đến 13 giờ ngày 12.10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 124,3 độ Kinh Đông, cách đảo Ludong (Philippines) khoảng 240km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km và có khả năng mạnh thêm. HẢI YẾN

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng, tập trung phát triển đường bộ cao tốc

Đặng Tiến |

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặt mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng năm 2023, tập trung phát triển đường bộ cao tốc và nhiệm kỳ sau tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao.