Mù Cang Chải gạt nỗi đau bước vào năm học mới

Cường Ngô |

Hơn mười ngày sau trận lũ quét tan hoang ở Mù Cang Chải (Yên Bái), chúng tôi trở lại vùng “rốn lũ”. Dấu vết tàn phá khốc liệt của trận “đại hồng thủy” vẫn như mới hôm qua.

Mấy chục hộ dân dọc suối Nậm Kim phải sống trong những căn nhà đổ nát hoặc túp lều dựng tạm sau thiên tai. Những đứa trẻ mất bố, mất nhà cửa, chống chọi với cuộc sống đầy khó khăn. Thế nhưng, sau tất cả, lũ trẻ vẫn cố gắng đến trường để “kiếm” con chữ. Nói như bà Phạm Thị Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở thị trấn Mù Cang Chải - đây là tín hiệu đáng mừng!

Vẫn còn nét lo âu

Cả chặng đường đi, trời mưa sụt sùi, sương mù dày đặc, con đường qua đèo Khau Phạ nối huyện Văn Chấn với thị trấn Mù Cang Chải trở nên dài hơn.

Nhóm phóng viên mất gần 3 tiếng đồng hồ mới đến bản Kháo Giống (xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải) - điểm xuất phát đầu tiên của dòng nước lũ, cách trung tâm huyện Mù Cang Chải khoảng 10km.

Sau đợt lũ quét kinh hoàng, người Mông bản Kháo Giống lo ngại về nguy cơ lũ quét có thể xảy ra trong vài ngày tới. 73 hộ dân trong huyện đã di dời đến vùng an toàn, song một số hộ dân trở lại nền nhà cũ, nhặt nhạnh những thứ còn sót, tìm vài thanh gỗ lớn làm kèo cột, đào móng dựng lại nhà.

Điểm trường liên cấp Võ Thị Sáu đã được dọn xong bùn đất. Ảnh: Cường Ngô

Những ngày giữa tháng 8 này, quá trình tìm đất tái định cư cho các hộ dân đã diễn ra. Nơi tái định cư được xác định là khu ruộng ngô hoặc vùng đất rộng của các xã thuộc huyện Mù Cang Chải như Dế Xu Phình, Lao Chải, La Pán Tẩn, Kim Nọi, Mồ Dề… Một số hộ gia đình chưa tìm được đất phải ở nhờ nhà người thân, ký túc xá trường học, Đài truyền thanh, truyền hình hay Trung tâm y tế huyện.

Dẫu có nơi ở mới, song trên gương mặt những người dân mà chúng tôi tiếp xúc đều lộ rõ nét lo âu, bởi chỗ cư trú an toàn của họ và gia đình chẳng biết thế nào khi nguy cơ lũ quét có thể ập đến bất ngờ, sẽ lại cuốn trôi tất thảy.

Bên đường quốc lộ (gần trường nội trú huyện), người thân dựng tạm nhà để anh Lê Doãn Dũng (quê Thanh Hóa) làm nơi thờ phụng vợ và hai con gái thiệt mạng trong đợt lũ quét kinh hoàng vừa qua. Sau gần 1 tuần, đội cứu hộ đã lần lượt tìm thấy thi thể chị Ngô Thị Hiền (SN 1984, vợ anh Dũng) cùng hai bé Lê Bống (Lê Tuệ Minh, SN 2016), Lê Yến Nhi, SN 2012) tại hồ thủy điện Khao Mang. Anh Dũng nghẹn ngào: “Nhà trôi có thể xây dựng lại nhưng người mất sẽ không bao giờ trở lại. Bây giờ tôi chẳng thiết làm gì nữa, ngày đêm nhớ vợ con. Từ khi lấy nhau, vợ tôi chưa có nổi một ngày nhàn hạ. Tại sao ông trời lại bất công như vậy?”.

Chợ đã mở, tiếng người chào nhau rộn rã

Theo ghi nhận của phóng viên, mấy ngày nay, người dân địa phương, Quân khu 2 và các lực lượng chức năng trong tỉnh đang nhanh chóng chung tay cứu nạn, dọn dẹp để ổn định cuộc sống. Nhiều đoàn từ thiện khắp mọi nơi hướng về vùng rốn lũ để chia sẻ khó khăn với bà con. Từng đoàn xe cứu trợ dưới xuôi mang mỳ tôm, gạo, đồ dùng sinh hoạt lên giúp đỡ với người dân Mù Cang Chải vượt qua khốn khó.

Gia đình anh Sùng A Anh (tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải) nhà bị lũ cuối trôi toàn bộ hiện ở tạm phòng trọ của anh trai, gần điểm trường liên cấp Võ Thị Sáu. Căn phòng nhỏ chừng 15m2 chất đầy mỳ tôm cùng những nhu yếu phẩm được các đoàn từ thiện trao tặng. Anh cho hay, nhờ sự chung tay giúp đỡ của mạnh thường quân, chính quyền, gia đình anh đỡ khó khăn hơn, cuộc sống dần ổn định.

Dù trời mưa nặng hạt nhưng người Mông bản Kháo Giống (xã Kim Nọi) cùng một số xã lân cận vẫn mang rau, dưa mèo, măng tre, táo mèo, quần áo thổ thẩm… xuống chợ trung tâm, bên cạnh suối Nậm Kim để bán. Chợ đã mở, tiếng người chào nhau rộn rã, bên đường từng đoàn học sinh mang cuốc, xẻng đi lao động, chuẩn bị cho năm học mới; đôi mắt tụi trẻ lại ngây thơ, lúa vẫn xanh tốt…

Đâu đó họ cũng kể chuyện về chàng trai Giàng A Già (sinh năm 1992) - người vừa được UBND tỉnh tặng bằng khen vì dũng cảm vượt dòng nước lũ cứu người trong trận lũ quét. Giàng A Già nói: “Đây là vinh dự lớn nhất trong cuộc đời tôi. Tôi không nghĩ sự việc nhỏ lại lan tỏa như vậy”.

Học sinh điểm trường Tiểu học và THCS thị trấn Mù Cang Chải đã tựu trường (ảnh chụp ngày 15.8). Ảnh: Cường Ngô

Nhiều học sinh đội mưa đi tựu trường

Hơn 10 ngày sau cơn lũ dữ có những vết thương vẫn rỉ máu, khi không chỉ tài sản mà nhiều người cũng bị lũ cuốn trôi. Tuy nhiên, ở một diễn biến khác, niềm vui lớn nhất của thầy cô, phụ huynh thị trấn Mù Cang Chải là các em nhỏ vẫn cố gắng đến trường, không xảy ra tình trạng bỏ học.

Sau trận lũ, điểm trường liên cấp Võ Thị Sáu đã dọn xong bùn đất, song nhiều bức tường bị đục thông, bàn ghế, cửa sổ, phòng máy tính hư hỏng nặng. Trong quá trình dọn dẹp, các lực lượng chức năng cố gắng dọn dẹp sớm để làm công tác vệ sinh, đảm bảo ngày 21.8 các em đến trường bắt đầu một năm học mới 2017-2018.

Ngày 15.8, điểm trường Tiểu học và Trung học cơ sở thị trấn Mù Cang Chải tựu trường. Nhiều học sinh trong bộ đồng phục đã đội mưa đến lớp. Theo chia sẻ của bà Phạm Thị Thủy (Hiệu trưởng) có khoảng 85% số lượng học sinh đến tựu trường. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi thông thường, sau khi mùa lũ qua đi, tình trạng bỏ học diễn ra khá nhiều, nhất là với những em mất nhà cửa, người thân.

“Đợt này, nhà trường đã có sự phối hợp cùng chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh, tích cực tổ chức vận động, hỗ trợ các em nên tình hình tiến triển theo chiều hướng tích cực” - bà Thủy nói.

Ngày 16.8, học sinh cùng thầy cô trở lại điểm trường Võ Thị Sáu để nhận sách giáo khoa và vở ghi. Những cuốn sách đã cũ nát nhưng vẫn được tận dụng để học. Những em học sinh nâng niu, xếp gọn những cuốn sách trên tay sau khi nhận từ giáo viên chủ nhiệm.

Gặp em Giàng Hoàng Sơn - học sinh lớp 8, trường liên cấp Võ Thị Sáu. Sơn có bố là anh Giàng A Hù (SN 1975) thiệt mạng trong đợt lũ vừa qua. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em mong muốn tiếp tục đến trường để học con chữ.

“Em muốn theo nghề của bố là cán bộ kỹ thuật ở Đài Truyền thanh, truyền hình ở huyện. Chính vì vậy, em sẽ cố gắng học tập và học thật giỏi” - Sơn nói.

Ông Vũ Tiến Đức - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải - cho biết, dù trận lũ quét đã qua hơn 10 ngày nhưng hậu quả của nó để lại vẫn hiển hiện tại tất cả các điểm trong thị trấn, từ nhà dân, trường học, công trình giao thông đến nhà sinh hoạt cộng đồng. “Mặc dù đã được lực lượng công an và quân đội nhanh chóng khắc phục hậu quả sau lũ, tuy nhiên, ở nhiều khu vực, vẫn còn những khối đá khổng lồ nằm án ngữ giữa lối đi, giao thông bị cản trở. Bản Kháo Giống cách UBND xã Kim Nọi khoảng 3km nhưng phải đi mất hàng giờ đồng hồ. Tính đến thời điểm này, có 14 người chết và mất tích, 39 nhà dân bị cuốn trôi, 73 nhà phải di dời khẩn cấp”.
Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.