Lời thỉnh cầu cháy bỏng của hai mẹ con hiến tạng

NGUYỄN PHƯỚC TÍN |

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Thẳm sâu, tôi không nhìn thấy ở chàng trai bại liệt Nguyễn Võ Anh Tuấn (SN 1998, tạm trú đường Mậu Thân, khu phố Ninh Tịnh, phường 9, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) một chút gì của héo mòn sự sống. Mắt sáng, và trái tim rạng rỡ - Tuấn lan tỏa “ngọn lửa” “chết cho đi” cho mẹ của mình - chị Võ Thị Sương (SN 1973). Hai mẹ con họ đã được “tiếp lửa” từ thiên thần Hải An, quyết định hiến toàn bộ tạng cho y học.

Bán nhà và hơn… 10 lần thuê nhà

Họ sống trong căn nhà thuê trống hoác, nứt nẻ ở cuối đường Mậu Thân. Chị Võ Thị Sương kiên cường, ngày ngày sưởi ấm cho đứa con mắc bệnh lạ, nằm liệt. Chị kể, nhìn con lọt lòng, khuôn mặt khôi ngô, vợ chồng chị đặt tên con là Tuấn. Nhưng đời chẳng đẹp như tên gọi. Mới đó đã hơn 10 năm, đang là cậu học sinh giỏi liên tục nhiều năm liền, Tuấn phải bỏ lại giảng đường, ngày ngày đối mặt với bốn bức tường vô tri vô giác. Năm lên 8 tuổi, đôi chân Tuấn bỗng dưng co quắp lạ thường. Hốt hoảng, gia đình đưa Tuấn vào TPHCM khám thì nhận tin “sét đánh”, em mắc triệu chứng hiếm gặp, mà y học gọi là bệnh lạ ở Việt Nam với tên gọi phì đại cơ (hay còn gọi là loạn dưỡng cơ). “Bệnh này không có thuốc chữa” - bác sĩ nói với vợ chồng chị Sương.

Oan nghiệt ở đâu xảy đến với đứa con trai đầu lòng, bậc sinh thành nào không đau. Bố Tuấn khi ấy như người vô hồn, từ bỏ công việc thu thuế ở phường, suốt ngày ngồi nhà, thẫn thờ nhìn giọt máu của mình. “Ông ấy buồn vì con bệnh mà suy sụp tinh thần, rồi bệnh mất, bỏ lại tôi một thân làm lụng nuôi hai con. Lúc đó, Tuấn mới vào lớp 6, còn Tú lớp 2” - chị Sương nức nở.

9 năm bố ra đi là cũng ngần ấy thời gian bệnh của Tuấn càng trở nặng hơn. Chị Sương quyết định bán ngôi nhà cấp 4 ở phường 8 (TP.Tuy Hòa) được hơn 100 triệu đồng để tiếp tục đưa con đi chữa bệnh với hy vọng phép màu sẽ đến con. “Tôi đưa con chạy chữa hết Bệnh viện Nhi Đồng 1 đến Nhi Đồng 2, rồi ra Đà Nẵng, Hà Nội, và cả dùng đông y nữa, nhưng tất cả đều vô vọng. Giờ thì đến cả lưng, tay Tuấn cũng bị co rút, rồi mất hẳn khả năng vận động, điều khiển” - chị Sương đỏ hoe đôi mắt.

Tuấn không làm được gì, nằm liệt một chỗ, từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân đều do chị Sương và em gái Nguyễn Võ Anh Tú (SN 2002) chăm sóc, đỡ đần.

Ai hoạn nạn chẳng mong được vỗ về, nhưng lòng người khó đo, chỉ trong 5 năm, chị Sương cùng các con phải chuyển nhà thuê đến hơn 10 lần, mà một trong những lý do là bị chủ nhà xa lánh, định kiến. “Thấy con tôi bị bệnh tật, chủ nhà sợ con tôi chết trong nhà họ nên họ tìm cách nói khéo thế nọ thế kia để hai mẹ con tự hiểu, mà trả lại nhà, sớm ra đi” - chị Sương kể.

Nhưng đời còn mở lối. Nhìn hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, chủ ngôi nhà mà chị và các con đang thuê không kìm được lòng. Ngoài lấy giá thuê nhà “hữu nghị”, họ để lại các vật dụng trong nhà cho mẹ con chị Sương sử dụng. “Họ để sao mình mừng vậy chứ tôi không có tiền để sắm sửa gì hết. Tấm phản tre trải chiếu cho Tuấn nằm cũng của họ để lại chứ không mua nổi cái giường nữa. Có năm, kề tết, trong nhà không còn một lon gạo… Kể không biết bao nhiêu cho hết, chỉ biết khó khăn chồng chất khó khăn, nợ mới chồng lên nợ cũ” - chị Phương cười buồn.

Thương mẹ và anh trai, Tú (đang học lớp 10) ngày đi học, tối phụ quán cà phê kiếm đôi ba chục nghìn đóng tiền học phí. “Thương con lắm mà không biết làm sao, vì thu nhập từ nghề dạy trẻ của mình một tháng chỉ có vài triệu đồng. Tết vừa rồi, Tú làm từ mùng 1-7. Mừng là Tú học rất giỏi. Cháu là một trong 2 học sinh thi đỗ vào Trường chuyên THPT Lương Văn Chánh và nhận được học bổng”.

Nguyễn Võ Anh Tuấn đăng ký hiến tạng trên website của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế). Ảnh: NHIỆT BĂNG
Nguyễn Võ Anh Tuấn đăng ký hiến tạng trên website của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế). Ảnh: NHIỆT BĂNG

Hai mẹ con đồng lòng hiến tạng cho y học

Mẹ đi chăm trẻ, Tú đi học, Tuấn ở nhà trong lặng lẽ. Trong không gian trống vắng đó, làm sao Tuấn không tủi thân, làm sao một chàng trai chớm lớn như em chế ngự được dòng suy nghĩ bi quan về cuộc đời không ngừng len lỏi, trôi chảy trong đầu óc. Có lúc, nghe con trò chuyện, người phụ nữ vừa làm mẹ, vừa làm cha - không cầm được nước mắt: “Mẹ à, có khi nào vì con bệnh mà bố suy sụp, đổ bệnh, nên mất? Còn mẹ cũng vì con mà khổ hạnh cứ chất chồng trên đôi vai. Con là gánh nặng của gia đình mình, đúng không mẹ?”. Có lúc, thương mẹ, Tuấn nhắc chị Sương lâu lâu thử mua vé số, biết đâu may mắn, ba mẹ con sẽ trả hết nợ, sẽ thoát khỏi cuộc sống túng quẫn. Nuốt nước mắt vào trong, chị Sương chỉ biết động viên, khuyên răn con hãy nhìn cuộc đời bằng con mắt lạc quan. “Vượt qua bao sóng gió, nghịch cảnh, mẹ vẫn đứng vững, thì lý do gì con phải ngã lòng. Con yêu của mẹ” - lời khuyên nhẹ nhàng như liều thuốc an thần của người phụ nữ kiên cường sưởi ấm lòng con.

Ví đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì thẳm sâu, tôi không nhìn thấy ở Tuấn chút gì gọi là héo mòn sự sống. Chị Sương bảo, không được đến lớp nhưng Tuấn rất chịu khó tự học, mày mò kiến thức ở nhà qua mạng Internet. “Tuấn của mẹ thông minh lắm” - chị Sương âu yếm, xoa đầu con, rồi nhẹ tay xoay lưng, đỡ chân cho Tuấn đỡ mỏi. Tuấn nhìn mẹ, cười hồn hậu. Tuấn ý thức được rằng, mình không thể vận động thì ít ra, nụ cười ấy của em cũng đủ giúp lòng mẹ vơi đi trống trải, muộn phiền.

Tuấn tự “hâm nóng” cuộc đời bằng cách của riêng mình. Chiếc tivi có kết nối mạng Internet mà chủ nhà cho mượn là người bạn duy nhất của Tuấn mỗi lúc mẹ vắng nhà. Bức tranh thu nhỏ những gì đang diễn ra ngoài kia đã giúp em không tụt hậu về kiến thức, lấy lại thăng bằng cuộc sống. “Gần như mọi kiến thức, thông tin, em đều thu thập ở nó” - Tuấn nói.

Tuấn thán phục Nick Vujicic, người khuyết tứ chi có nghị lực mãnh liệt và lan tỏa rộng khắp thế giới về cảm hứng sống, trong đó có em. Cũng chính chiếc tivi là cầu nối hữu hiệu để Tuấn biết đến cô bé hiến tặng giác mạc Hải An. “Chính Hải An đã truyền cảm hứng “chết cho đi” cho em, làm trái tim em lay động”. Tuấn trăn trở, đắn đo nhiều lắm, nhưng vài ngày sau, em đã mạnh dạn thổ lộ với mẹ. ”Sống hết mình vì con rồi, giờ con cần gì, ước gì, chị cũng thuận theo. Nghĩ thế, mà chị đồng lòng. Mà thực ra, dòng suy nghĩ của hai mẹ con cũng rất trùng khớp. Con nghĩ đó là điều hay, có ích cho đời. Mẹ nghĩ trong khi mình chết cũng không thể mang theo thứ gì, chi bằng hãy hiến tạng để người khác được sống tiếp. Thế là hai mẹ con cùng đi đến quyết định cuối cùng - hiến toàn bộ tạng” - chị Sương nói.

Tuấn khẳng khái: “Bạn ấy nhỏ thế mà đã biết suy nghĩ cao cả như vậy. Tại sao một chàng trai như em lại không? Em muốn cuộc đời em có ý nghĩa”. Quyết định hiến tạng của hai mẹ con sẽ mang lại sự sống, hạnh phúc cho bao người, nhưng ước mơ có tiền trả nợ, hay dựng một căn nhà tạm để nương thân vẫn chỉ là ước mơ. Cảnh ngộ bất hạnh ba mẹ con chị Sương đang đối mặt đang rất cần vòng tay cộng đồng sưởi ấm, vỗ về.

PV Báo Lao Động đã liên lạc về đường dây nóng của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) để nghe tư vấn, và cùng Tuấn mở website vnhot.com.vn để đăng ký online các thông tin liên quan gửi cho đơn vị này. Thật nhẹ lòng khi một phần nguyện ước của em đã được khơi thông.

NGUYỄN PHƯỚC TÍN
TIN LIÊN QUAN

Vị Thủ tướng hết lòng vì dân

MINH QUÂN |

Ông Hai Khải - chính là cái tên trìu mến mà người dân xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) dành tặng cho Cố Thủ tướng Phan Văn Khải. Trong ký ức của những người dân nơi đây, ông là nguyên lãnh đạo mẫu mực, gần dân, vì dân - tựa như câu đối trong đình Tân Thông khắc họa về cuộc đời ông: “Vì đất nước quyết ra đi thời trai trẻ/Yêu quê hương xin cống hiến lúc tuổi già”.

Giấc mơ cuối cùng của vợ cựu binh Gạc Ma

Đắc Thành |

Chồng từng là người tham gia chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa, đã mất cách đây 9 năm, một mình chị Đào Thị Thảo (SN 1971, trú tại xóm 3, thôn An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế) tần tảo nuôi bốn đứa con ăn học.

Giấc mơ công chức của chàng trai bán vé số dạo

Ghi chép của NHẬT HỒ |

Dẫu biết rằng làm công chức không dễ như… bán vé số dạo, nhưng đối với Kim Thái, đó không chỉ là giấc mơ. Đó là niềm khát khao đến khát vọng được cống hiến sức trẻ cho quê hương...

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Vị Thủ tướng hết lòng vì dân

MINH QUÂN |

Ông Hai Khải - chính là cái tên trìu mến mà người dân xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) dành tặng cho Cố Thủ tướng Phan Văn Khải. Trong ký ức của những người dân nơi đây, ông là nguyên lãnh đạo mẫu mực, gần dân, vì dân - tựa như câu đối trong đình Tân Thông khắc họa về cuộc đời ông: “Vì đất nước quyết ra đi thời trai trẻ/Yêu quê hương xin cống hiến lúc tuổi già”.

Giấc mơ cuối cùng của vợ cựu binh Gạc Ma

Đắc Thành |

Chồng từng là người tham gia chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa, đã mất cách đây 9 năm, một mình chị Đào Thị Thảo (SN 1971, trú tại xóm 3, thôn An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế) tần tảo nuôi bốn đứa con ăn học.

Giấc mơ công chức của chàng trai bán vé số dạo

Ghi chép của NHẬT HỒ |

Dẫu biết rằng làm công chức không dễ như… bán vé số dạo, nhưng đối với Kim Thái, đó không chỉ là giấc mơ. Đó là niềm khát khao đến khát vọng được cống hiến sức trẻ cho quê hương...