Người Việt, đừng tự đầu độc (kỳ 12)

Làm gì để người Việt không còn tự đầu độc?

Nhóm phóng viên |

Việt Nam được dự đoán là đất nước có số ca ung thư tăng nhanh nhất thế giới mà nguyên nhân chính là các hóa chất độc hại dùng để tẩm ướp còn tồn dư trong thực phẩm. Nhưng làm gì để người Việt không còn tự đầu độc và số người bị ung thư không còn ở ngôi đầu thế giới là điều không dễ…

Thống kê của của Bộ Y tế: Trung bình mỗi năm, Việt Nam có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000 -10.000 nạn nhân và 100 – 200 ca tử vong. WHO cũng cảnh báo trong 20 năm nữa, các ca ung thư trên toàn thế giới sẽ tăng từ 14 triệu lên 22 triệu (tăng tới 57%).

Siết chặt kiểm tra từ gốc

Theo TS. Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NNPTNT, để giải quyết nạn “tung” nông sản bẩn ra thị trường, phải được thực hiện từ gốc, nghĩa là từ khi mới triển khai cây và con giống. Cụ thể là triển khai đồng bộ các giải pháp: Giám định, bình tuyển, loại thải con giống không đủ tiêu chuẩn; xây dựng hệ thống quản lý quốc gia về giống vật nuôi; nâng cấp cơ sở sản xuất giống vật nuôi do trung ương và địa phương quản lý; nhập giống gia súc, gia cầm mới, tinh gia súc, gia cầm có chất lượng cao phục vụ công tác chọn lọc, lai tạo nâng cao năng suất đàn gia súc, gia cầm trong nước.

TS. Tô Vân Trường, thành viên Ban chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm Nhà nước 2011 -2015 (CK08/11 -15) đề xuất những biện pháp chi tiết hơn: Đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của nông sản thực phẩm bị nhiễm độc trên hệ thống thông tin đại chúng, đưa các thông tin này vào trường học; ban hành đầy đủ các văn bản quản lý, quy trách nhiệm rõ ràng đối với từng cơ quan chức năng, phổ biến rộng rãi và kiểm tra chặt chẽ sự tuân thủ; đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị thanh tra hoá chất của các Bộ và địa phương

Đầu tư xây dựng các cơ sở tiêu huỷ hoá chất độc hại tịch thu; kiểm soát buôn bán ở biên giới, chống buôn lậu các hoá chất cấm vào Việt Nam; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở buôn bán hoá chất trong nước, xử phạt nặng khi vi phạm; mở rộng chứng nhận GAP và phạt nặng các đơn vị nhận hối lộ để cấp chứng chỉ GAP cho cơ sở sản xuất không đạt chuẩn; khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn phát triển; tăng cường huấn luyện về sản xuất nông sản an toàn cho nông dân; tăng cường cảnh báo người tiêu dùng về những nguồn nông sản thực phẩm bị nhiễm chất độc hại…

 Việt Nam dẫn đầu thế giới về số ca ung thư tăng nhanh do hóa chất và dư lượng thuốc BVTV tồn chứa trong nông sản. Ảnh: Lục Tùng

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thuỷ sản - Bộ NNPTNT  cho biết: "Bộ NNPTNT đã có 2 chương trình hỗ trợ hình thành các chuỗi cung cấp nông sản, thực phẩm khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với các tỉnh chuyên cung cấp nông sản cho Hà Nội và TPHCM. Bộ cũng đã xây dựng và trình Chính phủ chương trình thực hiện có sự liên kết giữa các nhà: Nhà sản xuất - Nhà phân phối - Nhà tiêu dùng”. Ông Nguyễn Như Tiệp tỏ ra lạc quan, vì nếu triển khai được chương trình này, thì giải quyết được 70% tỉ lệ nông sản sạch cho người tiêu dùng.

Cần lắm sự lương thiện

Trao đổi với phóng viên Lao Động qua Email, ông Vũ Quang Việt - chuyên gia kinh tế của Liên hợp quốc – cũng cho rằng, cần phải siết chặt công tác kiểm tra từ gốc, nhưng là một gốc khác với các nhà quản lý Việt Nam. Theo ông Việt,  “Ở Mỹ, mọi công ty sản xuất thực phẩm lớn, đều phải có nhân viên của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (USFDA) túc trực tại vùng sản xuất. Họ lấy mẫu hàng ngày để thử. Nếu đạt, họ dán nhãn công nhận nông sản mới được đưa ra thị trường. Chi phí này do công ty trả”.

GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ bình luận: “Để làm được điều này không khó, nếu chúng ta có sự thực tâm trong sản xuất, kinh doanh, nhưng quan trọng và cốt lõi nhất vẫn là sự thực tâm việc xây dựng chính sách về nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Bởi đây chính là cây cột cái để xây ngôi nhà nông sản an toàn”.

Về "sự thực tâm", GS Võ Tòng Xuân đề cập đến một hiện tượng khá phổ biến trong kiểm tra thịt heo, bò nói riêng và gia súc, gia cầm nói chung của lực lượng thú y: Đến giờ, đến hẹn sẽ tới đóng dấu cho có để thu tiền, còn lại sống chết là chuyện của ai đó!

Nhưng, “cốt lõi là do thiếu sự lương thiện trong hành xử với nông sản”, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị, đúc kết: “Không chỉ có người trực tiếp nuôi trồng, mà ngay cả doanh nghiệp kinh doanh, chế biến cũng sẵn sàng đưa tạp chất vào làm nông sản để kiếm lời bất chính mà câu chuyện bơm rau câu, găm đinh sắt vào con tôm thời gian qua đã khiến người tiêu dùng cạch mặt tôm Việt Nam”.

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thuỷ sản Bộ NN&PTNT đặt câu hỏi và tự trả lời: “Nông dân hoàn toàn ý thức được những độc hại trong các sản phẩm nông sản của họ, nhưng tại sao vẫn làm? Đơn giản là vì lợi nhuận trước mắt!”.

Cần lắm sự lương thiện của những người nuôi trồng để người Việt không còn tự đầui độc. Ảnh: Nhật Hồ

Còn ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang thì thở dài: “Tôi từng chủ động cho xây lò và ra lệnh đi gom heo bò làm lẻ bên ngoài vào trại giết mổ tập trung để tránh nạn bơm nước, nhưng sau đó vẫn được chính lò mổ tập trung tặng thịt heo hôi rình vì “ngậm nước” bẩn để... "thưởng công” lãnh đạo. Cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật hiện hành chưa đủ mạnh để phòng và chống, nhưng tôi xin nhắc lại, cội nguồn của vấn đề chính là do thiếu lương thiện trong hành xử với nông sản, với đồng loại, thậm chí với người thân và bản thân mình của người sản xuất, kinh doanh...”.

Tương tự, ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho rằng, tất cả vấn đề nằm ở con người. Vậy phải làm gì để con người không vì lợi nhuận trước mắt mà đầu độc đồng loại? “Biện pháp tốt nhất vẫn là “củ cà rốt” (tuyên truyền, vận động) song song với “cây gậy” (các chế tài xử phạt có tính răn đe cao).

Tuy nhiên, việc tuyên truyền, vận động không thể nói suông, cũng không thể chỉ với mỗi người nông dân, mà điều quan trọng là phải tuyên truyền từ chính những học sinh tiểu học để các em biết rằng tự đầu độc đồng loại, giống nòi như bố mẹ, ông bà các em đang làm là tội ác trời không dung, đất không thứ. Những đứa trẻ này, khi lớn lên, bắt tay vào sản xuất, sẽ luôn ý thức bảo vệ cộng đồng, bảo vệ chính mình”. TS Tô Vân Trường đồng tình: "Những cái đầu sạch chắc chắn sẽ cho ra những sản phẩm sạch!”.

Kiểm soát hóa chất độc hại lỏng lẻo…

Theo TS. Tô Vân Trường, Liên Hiệp Quốc, thông qua FAO, WHO và UNEP đã phổ biến những thông tin cần thiết về dư lượng các loại hoá chất độc hại trong nông sản thực phẩm cũng như ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ và môi trường cho toàn thế giới dưới dạng tổng kết về các chất gây biến đổi hệ nội tiết (EDC=Endocrine Disrupting Chemicals) bao gồm nhiều chất khác nhau xuất phát từ hoạt động nông nghiệp (thuốc trừ dịch hại, phân hoá học), công nghiệp (kim loại nặng..), dân dụng (phụ gia thực phẩm..) và y tế (kháng sinh, thuốc ngừa thai, hormones...).

Các chất này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con người và sinh vật khác, tăng nguy cơ ung thư vú, gây ra sự phát triển bất bình thường và làm chậm sự phát triển hệ thần kinh trẻ em, suy giảm chức năng hệ miễn dịch.

Đặc biệt, cho đến nay,  Công ước Stockholm (do UNEP chủ trì) sau nhiều lần họp đã đưa 22 hoá chất vào danh mục chất độc cần giám sát chặt chẽ (quản lý an toàn, giảm thiểu và dần loại bỏ) vì chúng đi vào môi trường và theo chuỗi thực phẩm tích tụ trong nông sản thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, trong đó có Aldrin, Chlordane, Dieldrin, Endrin, Heptachlor, Hexachlorobenzene, Mirex, Toxaphene, DDT; Dioxins, Furans, PCB, Hexachlorobenzene (HCB); Lindane, HCH, Chlordecone; Hexabromobiphenyl, BDE, PFOS, Pentachlorobenzene, Endosulfan.

FAO đã phổ biến rộng rãi các bộ Codex trong đó định rõ mức dư lượng tối đa cho phép (Maximum Residue Limit=MRL) của các hoá chất bảo vệ thực vật trong nông sản thực phẩm, mức hấp thu hằng ngày chấp nhận được của các thuốc bảo vệ thực vật (Acceptable Daily Intake=ADI) của nhiều nước trên thế giới để các quốc gia chưa có quy định có thể dựa vào để soạn ra quy định riêng của họ cho phù hợp.

Ở Việt Nam, vấn đề nhiễm độc nông sản thực phẩm chủ yếu liên quan đến trách nhiệm quản lý của các Bộ NN&PTNT, Y tế, TN&MT, Công thương. Các bộ này đã và đang có những nỗ lực nhiều mặt để giải quyết vấn đề, tuy nhiên vẫn còn xa mới đạt đến điều mong muốn bởi sự kiểm soát còn lỏng lẻo, trách nhiệm quản lý chồng chéo hoặc bỏ trống…

 

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Người Việt, đừng tự đầu độc: Vẫn xử phạt kiểu... “gãi ngứa”

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Báo cáo của Ban chỉ đạo liên ngành T.Ư về VSATTP: 6 tháng đầu năm 2015, trên cả nước ghi nhận được 90 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.595 người mắc, 2.444 người đi viện, 16 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng, bởi lẽ không phải loại độc nào vào cơ thể cũng phát tác tức thì.

Rau an toàn không bán được vì… quá sạch !

Nhóm phóng viên |

Bữa ăn hàng ngày của mỗi chúng ta, món gì cũng có thể nhiễm độc tố nhưng nghịch lý là trong thực tế, các mô hình sản xuất sạch, an toàn… lại sớm nỏ tối tàn, sản phẩm không bán được vì… quá sạch!

Sản xuất càng sạch càng bị... bầm dập

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Thông tin dồn dập nông sản bị nhiễm “độc” là nguyên nhân gây ra sự bùng nổ các bệnh nan y, đã dấy lên nỗi lo lắng, bất an trong toàn xã hội. Thế nhưng trên thực tế những mô hình sản xuất sạch vẫn rất khó khăn. Thậm chí sản xuất càng sạch càng bị... bầm dập!

Những bà nội trợ ám ảnh vì gián tiếp “đầu độc” chồng, con...

|

“Lâu nay trên báo đài, thi thoảng tôi có nghe chỗ này chỗ kia phát hiện thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm độc, cho đến khi đọc loạt bài “Người Việt, đừng tự đầu độc" trên báo Lao Động, tôi mới biết, hóa ra những thứ tôi và gia đình đưa vào miệng hàng ngày, từ hạt cơm, con cá, miếng thịt đến các loại rau củ quả, trái cây… đều bị nhiễm độc tố và những độc tố này chính là tác nhân có thể gây ung thư bất cứ lúc nào”.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Người Việt, đừng tự đầu độc: Vẫn xử phạt kiểu... “gãi ngứa”

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Báo cáo của Ban chỉ đạo liên ngành T.Ư về VSATTP: 6 tháng đầu năm 2015, trên cả nước ghi nhận được 90 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.595 người mắc, 2.444 người đi viện, 16 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng, bởi lẽ không phải loại độc nào vào cơ thể cũng phát tác tức thì.

Rau an toàn không bán được vì… quá sạch !

Nhóm phóng viên |

Bữa ăn hàng ngày của mỗi chúng ta, món gì cũng có thể nhiễm độc tố nhưng nghịch lý là trong thực tế, các mô hình sản xuất sạch, an toàn… lại sớm nỏ tối tàn, sản phẩm không bán được vì… quá sạch!

Sản xuất càng sạch càng bị... bầm dập

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Thông tin dồn dập nông sản bị nhiễm “độc” là nguyên nhân gây ra sự bùng nổ các bệnh nan y, đã dấy lên nỗi lo lắng, bất an trong toàn xã hội. Thế nhưng trên thực tế những mô hình sản xuất sạch vẫn rất khó khăn. Thậm chí sản xuất càng sạch càng bị... bầm dập!

Những bà nội trợ ám ảnh vì gián tiếp “đầu độc” chồng, con...

|

“Lâu nay trên báo đài, thi thoảng tôi có nghe chỗ này chỗ kia phát hiện thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm độc, cho đến khi đọc loạt bài “Người Việt, đừng tự đầu độc" trên báo Lao Động, tôi mới biết, hóa ra những thứ tôi và gia đình đưa vào miệng hàng ngày, từ hạt cơm, con cá, miếng thịt đến các loại rau củ quả, trái cây… đều bị nhiễm độc tố và những độc tố này chính là tác nhân có thể gây ung thư bất cứ lúc nào”.