BÚT KÝ- PHÓNG SỰ DỰ THI VỀ 50 NĂM CHIẾN THẮNG KHE SANH”:

Ký ức Khe Sanh

TRẦN ĐỨC CHÍNH |

Cách đây 50 năm có lẻ, tôi là phóng viên đầu tiên của báo Lao Động đạp xe từ Hà Nội vào Vĩ tuyến 17. Một mình lẽo đẽo trên con đường số 1 nắng chang chang. Đi đường gặp gì ăn nấy tới chỗ hoang vắng thì tự nấu cơm bằng hộp đựng sữa Liên Xô, hái nắm lá rau tàu bay nấu canh, xong bữa. Gặp nhà dân ngủ nhờ, nằm đâu cũng ngủ được.

Sau 5 ngày 5 đêm thì đến Vĩnh Linh. Các anh chị cán bộ công đoàn Vĩnh Linh ra Hà Nội họp cũng đạp xe như thế. Nhưng cả Huyện ủy Vĩnh Linh cũng ngạc nhiên khi gặp nhà báo Lao Động.

Tiêu chuẩn đặc khu

Vào thời điểm ấy chiến dịch Quảng Trị đang ác liệt. Mỹ phải thiết lập “hàng rào điện tử” Mắcnamara để ngăn quân miền Bắc tấn công. Đó là năm 1968, được gọi là trận “Điện Biên Phủ thứ 2”, quân Mỹ gọi là “Địa ngục trần gian của lính thủy đánh bộ”. Khe Sanh nằm ở đường 9, giáp Lào, đây là những cây số đầu tiên của “Đường Trường Sơn huyền thoại”.

Nói đến Khe Sanh từ hơn 100 năm trước, khi người Pháp thực dân khai phá Đông Dương, vùng Khe Sanh, Quảng Trị đã nổi tiếng là vùng càphê đẳng cấp thế giới, có những đồn điền càphê bạt ngàn.

Chiến tranh đã phá hết càphê Khe Sanh. Sau hòa bình lập lại Khe Sanh phục hồi càphê, nhưng lúc này càphê đã “bùng nổ” khắp nơi, lại có nhiều giống mới vượt trội hơn. Nhưng tôi vẫn tiếc nuối âm thầm vị càphê đất đỏ.

Cây càphê mít có từ thời Pháp thuộc hiện vẫn được người dân bản địa trồng trên đất Khe Sanh. Ảnh: Khánh Hưng.
Cây càphê mít có từ thời Pháp thuộc hiện vẫn được người dân bản địa trồng trên đất Khe Sanh. Ảnh: Khánh Hưng.

Những buổi làm việc của cấp ủy Vĩnh Linh tôi cũng được tham dự như “nhà báo Trung ương”. Chuyện này không có gì cần nói nhiều. Tôi xin chỉ nói một chi tiết thú vị. Chiếc bàn họp của huyện ủy là một tấm gỗ lim dài rộng có thể ngồi quanh cả chục người, gõ dày có đến ngót gang tay. Trên bàn là càphê và thuốc lá Điện Biên bao bạc, tiêu chuẩn đặc khu. Ở Hà Nội, nhà báo cũng có tiêu chuẩn riêng, mỗi tháng cơ quan cầm sổ căng-tin ra mua cho phóng viên hai gói chè loại II và hai bao Tam Đảo gì đó. Còn “Điện Biên bao bạc” ít khi được hút.

Nhưng các đồng chí Huyện ủy Vĩnh Linh đều đồng loạt moi từ túi áo ra một cục thuốc rê nhà trồng, cuốn to như điếu xì-gà gộc to đùng. Tiếp theo các anh dùng dao “díp” thái luôn cho lên bàn rồi cuốn hút. Xung quanh bàn dày đặc vết dao thái thuốc. Còn Điện Biên tôi được hưởng cả mấy gói Điện Biên bao bạc. Giấy vấn thuốc của các anh là các bản tin “Pekin-informasion” bằng tiếng Anh và chẳng ai đọc được, nhưng vấn thuốc thì “tuyệt vời”!

Tình yêu quê hương – sức mạnh vô bờ

Năm 1968 bắt đầu chiến dịch “Tổng tấn công Mậu Thân”, ta quyết đánh, Mỹ và chính quyền Sài Gòn quyết giữ, quyết ngăn con đường số 9 vào Nam. Từ 22.1 đến 7.2, ta đánh sân bay Tà Cơn. Đợt 2 từ 8.1 đến 31.3 đánh Khe Sanh. Đợt 3 từ 1.4 đến 15.7, Mỹ buộc rút khỏi Khe Sanh. Quân ta đã neo chân lực lượng chủ lực Mỹ không quay về Sài Gòn chống lại chiến dịch “Tổng tấn công Mậu Thân”.

Tôi không phải phóng viên đi B, lại lóc cóc đạp xe về Tòa soạn 51 Hàng Bồ ngồi viết bài. Kỷ niệm sâu đậm nhất là được sống trong lửa đạn, ngủ địa đạo và ăn cơm độn khoai với đồng bào. Có những chiều ra chân cầu Hiền Lương ngồi trong hầm nhìn sang bờ Nam, lòng xót như xát muối vì cảnh Bắc – Nam chia cắt. Nhớ đến bài thơ của nhà thơ nổi tiếng từ Quảng Trị: 

Sông Hiền Lương bên ấy bên này

Chống cửa dơ tay chừng với tới.

Chung một đò qua chung bến đợi

Như thế mà miền Nam miền Bắc

Trăm thước mà sao rộng quá chừng

Con sóng hay là dao kéo cắt

Đắng cay hạt muối lệ rưng rưng

Có người xuân về trên bờ Bắc

Nhớ thương ai đang đợi bờ Nam

Con sóng hay là dao kéo cắt

Nước chảy xuôi dòng bỗng chảy ngang

Tình yêu quê hương của nhà thơ đã xô con sông chảy ngược từ Bắc sang Nam. Đúng cả buổi chiều tôi ngồi nhìn sang bờ Nam, thấy sức mạnh của tình quê hương là vô biên. Dường như quân lính ở bờ Nam đã có ống nhòm điện tử, phát hiện ra chúng tôi, súng nổ rền vang, đạn bay chiu chíu sang phía mình. Nhưng hầm của ta rất vững.

Có lần vào đường 9 tôi được ngủ tiêu chuẩn khách trong chiếc hầm của ông Tư lệnh Trường Sơn. Hầm chữ A bằng hai lớp cột gỗ lim to như cột đình gác chéo vào nhau, bất khả sập. Trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, tôi đã thấy nhiều đình, chùa ở nông thôn ta bị bom đạn đánh sập, những cột gỗ lim hầu như vẫn còn vững chãi. Có câu nói dân gian: “Mật sứa, gan lim” để nói đến những cây gỗ lim răn như thép này chăng?”

Để chống lại những con rệp điện tử biết đánh hơi người, các chiến sĩ đặc công của ta đã “dĩ độc trị độc”, dùng quần áo mặc chưa giặt quăng vào hàng rào. Lập tức chuông báo động rền vang và súng đạn Mỹ bắn hết cỡ vào khu vực có “đột nhập”.

Cứ thế, đêm này qua đêm khác, lính Mỹ mất ngủ, mệt mỏi, bom đạn hao tổn tỉ lệ thuận với sự bạc nhược về tinh thần. Ngược lại, tinh thần quân ta lại thêm  hưng phấn. Chúng tôi ở bờ Bắc vui lắm, bảo nhau: “Sức chúng mày sẽ thua các “bố mẹ”. Bơ sữa thua cơm độn ngô khoai là cái chắc “các con” ạ!”

Và con đường quýt

Năm 1972, tôi lại khoác balô đi cùng các bạn thanh niên xung phong vào Trường Sơn, đi đường qua Lào, không trở lại Khe Sanh nữa. May mắn sau ngày thống nhất, anh Trần Hoàn – nguyên cán bộ Đảng Thừa Thiên – Huế (sau hòa bình là Bộ trưởng Văn hóa) - một hôm rủ tôi vào Quảng Trị - Khe Sanh thăm chiến trường xưa. Xe của Bộ có khác, đường sá lại sửa sang, phóng vèo từ Hà Nội vào Quảng Trị. Bữa cơm ở Tỉnh ủy Quảng Trị hôm ấy tôi ăn có món cà muối tôm chua ngon lịm cả người. Chả thế mà trong thơ ca của Tố Hữu tôi thích nhất câu “quê cà, quê ớt, quê anh Ba”.

Lễ hội văn hóa của người đồng bào thiểu số tại huyện Hướng Hóa. Ảnh: Khánh Hưng.
Lễ hội văn hóa của người đồng bào thiểu số tại huyện Hướng Hóa. Ảnh: Khánh Hưng.

Huyện ủy Khe Sanh mới xây được nhà khách, trong bếp đang lốp cốp dao thớt. Lên Khe Sanh, tôi bàng hoàng ngạc nhiên không thấy còn một mảnh gang thép nào ở nơi là bãi chiến trường máu lửa nhất, bao nhiêu xe tăng, pháo, súng đạn đã biến sạch. Anh cán bộ dẫn tôi đi, cười: Dân đồng nát từ Sài Gòn mang cả “đèn khò”, xe tải ra dọn sạch rồi, đố anh tìm được mảnh sắt thép nào đấy.

Lúc ăn cơm anh Trần Hoàn kể chuyện vui về lễ chào cờ ở trên chiến khu hồi ấy. Một anh điều khiển chào cờ. Quốc ca xong hô: Bên phải quay – Hướng về miền Bắc tin tưởng Bác Hồ và Đảng. Đằng sau quay – Hướng về miền Nam trung dũng kiên cường. Đằng sau quay – Hướng về quê hương Bình Trị Thiên yêu dấu. Đằng sau quay – Hướng sang các bạn Lào đã cùng ta chống Mỹ thắng lợi. Anh Trần Hoàn nói vui: May mà “nó” không hô mình nằm sấp xuống đất để tưởng nhớ đến đồng chí, đồng bào đã nằm yên trong đất mẹ.

Mọi người cười, bữa tiệc vui vẻ. Riêng tướng Phạm Xuân Thệ lại tâm sự với tôi: Tôi là người vào Dinh Độc Lập bắt Dương Văn Minh, nhưng anh Tùng vào sau lại đưa tờ đầu hàng cho Tướng Minh đọc, và sau này không ai nhắc đến tôi. Tôi cạn với Trung tướng Thệ một ly: Năm ấy anh mới là cấp “nhỏ”. Bây giờ anh là cấp “lớn”, hùng cứ một phương, trụ sở to đùng tăng gia gà lợn đánh chén tha hồ. Anh Thệ cười: Hôm nào lên cứ gọi trước cho tớ, đánh chén nhòe!

Tôi xin kết thúc phóng sự này bằng một câu chuyện “tầm cỡ quốc tế”. Một lần tôi có dịp sang Liên Xô họp báo. Một nhà báo Nga hỏi tôi: “Khe Sanh có nằm trên con đường quýt không?”. Tôi phải vận dụng hết tầm kiến thức để tìm hiểu. Thì ra con đường số 1 của đất Việt, xứ Đông Dương thuộc pháp có lên là “Con đường cái quan” (đường lớn, dành cho quan Pháp và quan Nam Triều đi bằng xe ôtô). Quan tiếng Pháp đọc là Man-đa-ranh. Tiếng Nga Man-đa-rin là quả quýt!

Trời đất! Tôi cười trả lời bạn Nga: Đó là con đường số 1 chạy dài từ Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Còn Khe Sanh ở giữa đoạn đường “quýt” nhưng phải rẽ phải khoảng 70km, giáp với Lào! Tôi vui vẻ nói thêm: “Nếu sang Việt Nam, tôi sẽ mời các bạn đi Khe Sanh và ăn quýt từ Bắc vào Nam.

 
 
TRẦN ĐỨC CHÍNH
TIN LIÊN QUAN

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác…(Kỳ cuối): “Tiểu Đà Lạt” trên Khe Sanh mù sương

LÂM HƯNG THƠ |

Nếu có ý định đến Khe Sanh và muốn cảm nhận sự khác biệt, hãy đừng ngồi ôtô mà leo lên một chiếc xe môtô. Từ thành phố Đông Hà của tỉnh Quảng Trị, nhắm hướng Quốc lộ 9 mà đi, đi cho đến lúc vượt qua những cung đường với bên này là núi, bên kia là sông Đak Rông, rồi khi gặp cảm giác lành lạnh, mát mẻ của hơi đá chạy rần rần khắp da thịt, là đã đặt chân đến Khe Sanh.

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác… (Kỳ 2): Đắp “vết sẹo” chưa lành trên đỉnh Trường Sơn

LÂM HƯNG THƠ |

Ông Đặng Trọng Vân – Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa nói rằng, sau 50 năm từ ngày giải phóng Khe Sanh, chính quyền đã có rất nhiều cố gắng, tập trung nhiều nguồn lực để chăm lo cho cuộc sống của người dân. Dẫn chứng là những bản làng người đồng bào thiểu số xa xôi, khó khăn từ cơ sở hạ tầng đến kinh tế, xã hội như Cuôi, Cát, Trỉa… phần nào đã có sự thay da đổi thịt. Nhưng thực tế, vẫn còn đó nhiều hoàn cảnh, là những “vết sẹo” chưa khô khén, cần được vun vén…

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác…

LÂM HƯNG THƠ |

Anh bạn đồng nghiệp cùng cơ quan từ Cần Thơ, hẹn gặp nhà báo Trần Đăng Mậu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị để xin gợi ý… đề tài trước khi lên Khe Sanh.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác…(Kỳ cuối): “Tiểu Đà Lạt” trên Khe Sanh mù sương

LÂM HƯNG THƠ |

Nếu có ý định đến Khe Sanh và muốn cảm nhận sự khác biệt, hãy đừng ngồi ôtô mà leo lên một chiếc xe môtô. Từ thành phố Đông Hà của tỉnh Quảng Trị, nhắm hướng Quốc lộ 9 mà đi, đi cho đến lúc vượt qua những cung đường với bên này là núi, bên kia là sông Đak Rông, rồi khi gặp cảm giác lành lạnh, mát mẻ của hơi đá chạy rần rần khắp da thịt, là đã đặt chân đến Khe Sanh.

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác… (Kỳ 2): Đắp “vết sẹo” chưa lành trên đỉnh Trường Sơn

LÂM HƯNG THƠ |

Ông Đặng Trọng Vân – Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa nói rằng, sau 50 năm từ ngày giải phóng Khe Sanh, chính quyền đã có rất nhiều cố gắng, tập trung nhiều nguồn lực để chăm lo cho cuộc sống của người dân. Dẫn chứng là những bản làng người đồng bào thiểu số xa xôi, khó khăn từ cơ sở hạ tầng đến kinh tế, xã hội như Cuôi, Cát, Trỉa… phần nào đã có sự thay da đổi thịt. Nhưng thực tế, vẫn còn đó nhiều hoàn cảnh, là những “vết sẹo” chưa khô khén, cần được vun vén…

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác…

LÂM HƯNG THƠ |

Anh bạn đồng nghiệp cùng cơ quan từ Cần Thơ, hẹn gặp nhà báo Trần Đăng Mậu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị để xin gợi ý… đề tài trước khi lên Khe Sanh.