Kỳ tích y học và ca ghép tạng xuyên Việt

THÙY LINH |

Một người anh hùng “không xưng danh” đã để lại sự sống và ánh sáng - những món quà vô giá cho 6 người ở lại. Anh đã góp phần giúp các y-bác sĩ làm nên những kỳ tích mới trong y học Việt Nam: Thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên và tiến hành những ca ghép tạng xuyên Việt tưởng chừng “không tưởng”.

Ghép 2 lá phổi, tái sinh một con người

Ngày 26.2.2018, BV T.Ư Quân đội 108 đã thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên tại Việt Nam, đây là sản phẩm đặc biệt của đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu triển khai ghép phổi lấy từ người cho chết não” và triển khai Đề án ghép mô, bộ phận cơ thể người tại BV. Thành công này đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực ghép tạng của những người lính áo trắng sau những thành công về ghép thận, ghép gan trong 2 năm vừa qua.

Bệnh nhân được ghép phổi là anh Trần Ngọc Hanh, 52 tuổi, ở Nam Định. Bệnh nhân Hanh được chẩn đoán bị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối, phải thường xuyên cấp cứu, tình trạng hết sức nguy cấp, tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Ghép phổi là cơ hội duy nhất để giành lại sự sống cho bệnh nhân cũng nhưng cũng là thách thức lớn với các thầy thuốc.

Hình ảnh ca ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: BVCC
Hình ảnh ca ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: BVCC

Ghép phổi được đánh giá là một trong những kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng, kể cả với những nước có nền y học tiên tiến trên thế giới. Để chuẩn bị cho ca ghép lịch sử này, BVT.Ư Quân đội 108 huy động lực lượng hùng hậu lên đến 60 người thuộc Ban chỉ đạo, Ban điều phối - thư ký, Đơn vị ghép phổi của Trung tâm ghép tạng BVT.Ư Quân đội108, bên cạnh đó có sự hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu về gây mê hồi sức và ghép phổi nước ngoài.

“Từ 2016, chúng tôi triển khai đề án xây dựng phát triển trung tâm ghép mô và bộ phận cơ thể người tại BV. Gần 3 năm, BV đã có quá trình chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng, có kế hoạch, từ khâu chuẩn bị cơ sở hạ tầng, đến trang thiết bị, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực. Trong 2 năm, chúng tôi đã cử 4 kíp ghép sang Bệnh viện Foch Paris - đứng đầu Pháp và châu Âu về vấn đề ghép phổi với trên 600 ca ghép phổi. Ngoài ra, chúng tôi gửi các BS học tập trao đổi kinh nghiệm tại Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước tiên tiến khác.” - GS.Trung tướng Mai Hồng Bàng, Giám đốc BV T.Ư Quân đội 108 chia sẻ.

GS Mai Hồng Bàng cho biết: “Đây không chỉ là ca ghép phổi từ người cho chết não đơn thuần mà là 1 trường hợp ghép đa tạng cho nhiều người trong cùng 1 thời gian rất ngắn: Ghép thận cho 1 bệnh nhân và ghép giác mạch cho 2 bệnh nhân tại BV T.Ư Quân đội 108. Phối hợp với Trung điều phối ghép tạng Quốc gia, BV Việt Đức và BV Chợ Rẫy- TPHCM tiến hành bảo quản, vận chuyển tạng xuyên Việt để thực hiện ghép 1 thận và tim cho 2 bệnh nhân tại BV Chợ Rẫy, chuyển giác mạc cho BV mắt T.Ư ghép cho cho bệnh nhân”.

Làm nên kỳ tích này, là cả một quá trình chuẩn bị chu đáo, đồng bộ tất cả các khâu, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị, các bệnh viện trên nền tảng chuyên môn kĩ thuật cao đã tạo nên 1 dấu ấn quan trọng trong chuyên ngành ghép tạng của bệnh viện, cứu sống nhiều bệnh nhân.

Nguyễn Hùng Mạnh - con anh Trần Ngọc Hanh - xúc động nói: “Gia đình tôi thở phào nhẹ nhõm đến 80% về sức khỏe của bố tôi hiện tại. Bố tôi là con liệt sĩ, sống với mẹ, bị ho gà từ bé, đi khám thì phổi bị vôi hóa hết, khó thở mức độ nặng - thập tử nhất sinh. Khi BS thông báo có chỉ định ghép phổi, gia đình rất lo lắng vì chưa biết gì về ghép phổi, gia đình làm ruộng, lấy đâu ra tiền mà ghép, mà ghép rồi lại sợ không có tiền mua thuốc, nhưng may mắn thay, ca ghép của bố tôi thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia nên đã được miễn phí hoàn toàn, thuốc thải ghép thì có BHYT hỗ trợ”.

Cho đến hôm nay, ngày thứ 18 sau ca ghép, bệnh nhân ghép phổi đã tự đi lại trong phòng, tự thở tốt, hỗ trợ thở oxy ngắt quãng, các xét nghiệm về khí máu ổn định, X quang 2 phổi nở tốt; bệnh nhân tự sinh hoạt ở trạng thái tương đối ổn định. Bệnh nhân vui vẻ, mỉm cười với lòng biết ơn vô hạn những người đã “hồi sinh” mình.

Đón và ghép tim tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM.
Đón và ghép tim tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM.

Ca ghép tạng công phu cứu sống nhiều người

Việt Nam đã từng ghép phổi từ người cho sống, nhưng trong trường hợp này, các BS có kế hoạch, thời gian chuẩn bị trước ghép giống như những ca mổ lớn khác, kỹ thuật mặc dù khó nhưng không khó bằng ghép phổi từ người cho chết não. Lúc này, người hiến tạng đã chết não, chỉ còn có tim, phổi, phụ thuộc máy thở.

Các BS đã hồi sức tích cực để giữ lại chức năng các tạng và ghép tạng trong tình trạng cấp cứu, nghĩa là phải hết sức khẩn trương, lấy phổi, các tạng khác rất nhanh. Khi tìm được người hiến và bệnh nhân nhận phù hợp, các xét nghiệm khác tương thích thì mới ghép được. Song song, phải triển khai chuẩn bị phòng mổ, trang thiết bị, hội chẩn các kíp ghép với nhau.

Với trường hợp anh Hanh, khó hơn nữa vì ghép đa tạng. Thời gian rất ngắn, kỹ thuật phức tạp, vấn đề gây mê rất khó, phải cực kỳ chuẩn xác. Sau ghép, vấn đề hồi sức sau mổ lại càng phải quan tâm, vì liên quan đến ghép 2 phổi. Điều trị sau ghép, chống thải ghép, chống nhiễm khuẩn, tập vận động phục hồi chức năng… đều phải phối hợp nhịp nhàng từ khâu tổ chức, điều phối, điều hành, tiến hành phẫu thuật, hồi sức sau ghép và các công đoạn khác. Vì vậy, ghép phổi từ người cho chết não vừa phức tạp, vừa khó khăn.

Chia sẻ về ca ghép cứu sống nhiều người, GS Mai Hồng Bàng nói: “Đây là ca ghép từ một trường hợp người cho chết não 45 tuổi. Quá trình chuẩn bị hết sức khẩn trương, nhanh chóng. Từ khi xác định bệnh nhân có chết não, gia đình bệnh nhân đồng ý hiến tạng, chỉ trong vòng hơn 1 ngày trời, khoảng 40 tiếng đồng hồ từ khi khởi động, chúng tôi đã tổ chức hội chẩn tất cả các kíp ghép, hội chẩn liên viện cùng với các chuyên gia của BV Việt Đức, một số BV khác, hội chẩn quốc tế với các giáo sư ở BV Foch- CH Pháp.

Ca ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên thành công tại VN - bệnh nhân đang hồi phục.
Ca ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên thành công tại VN - bệnh nhân đang hồi phục.

Sáng hôm sau, 1 chuyên gia - phẫu thuật viên về ghép phổi, 1 BS gây mê từ BV Foch- CH Pháp đã có mặt tại BV T.U Quân đội 108 để hỗ trợ ca ghép này. Kíp ghép không chỉ lấy, ghép phổi mà đồng thời lấy và ghép đa phủ tạng trong 1 thời gian rất ngắn. “Chúng tôi đã cùng với BV Chợ Rẫy tiến hành ghép và điều trị cho 6 bệnh nhân. Cụ thể là ghép 2 phổi cho 1 bệnh nhân suy hô hấp giai đoạn cuối ở BV T.U Quân đội 108, ghép 1 thận cho 1 bệnh nhân thứ 2 tại BV 108, ghép 2 giác mạc cho 2 bệnh nhân khác, đồng thời phối hợp với BV Việt Đức, Trung tâm Điều phối ghép tạng và BV Chợ Rẫy, trong đó có kết hợp với hàng không Việt Nam tiến hành vận chuyển tạng xuyên Việt vào TPHCM để ghép tim cho 1 trường hợp và ghép thận cho 1 bệnh nhân khác”.

Như vậy, ngoài ca ghép phổi - ca quan trọng nhất từ người cho chết não thì còn 5 bệnh nhân khác được ghép đồng thời trong thời gian đó. Từ tấm lòng cao cả của người hiến tạng và gia đình người hiến tạng, đã có 6 bệnh nhân được thừa hưởng nguồn sự sống và ánh sáng quý giá từ người cho chết não. “Ca ghép thận ở BV T.U Quân đội 108 đã ổn định, các chức năng trở về bình thường, ca ghép tim và ghép thận thứ 2 cũng đã ổn định, 2 ca ghép giác mạc ổn định”- GS Mai Hồng Bàng chia sẻ.

TS Ngô Vi Hải - Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - cho biết, khi lấy đa phủ tạng thì phải được chuẩn bị hết sức bài bản. “Về nguyên tắc, thời gian tạng lấy ra từ người hiến đến người ghép càng ngắn càng tốt, với tim và phổi khoảng 6 tiếng, với thận có thể bảo quản dài hơn nhưng không quá 18 tiếng. Việc điều phối, vai trò phối hợp giữa nơi cho và nơi nhận đóng vai trò rất quan trọng. Chúng tôi phải chạy đua với đồng hồ, kết nối với cơ sở cho tạng, tính toán phương pháp vận chuyển, chính xác từng phút một. Với những trường hợp ghép tạng xuyên Việt, vận chuyển tạng bằng máy bay thương mại, để điều phối được, theo tôi đó là 1 kỳ tích”- BS Hải tâm sự.

Các chuyên gia đã kết hợp lấy tạng, bảo quản và vận chuyển tạng vào TPHCM bằng đường hàng không. Trong những ca ghép đa phủ tạng, vai trò công tác điều phối cực kỳ quan trọng. Đây là ca lấy, ghép đa tạng thứ 2 của BV T.U Quân đội 108.

Chia sẻ của GS Mai Hồng Bàng khiến nhiều người ngạc nhiên về sự công phu của lĩnh vực ghép tạng: “Chúng tôi đã phối hợp với ngành Hàng không Việt Nam, vận chuyển tạng bằng 2 chuyến bay khác nhau, lấy tim trước thì bay lần 1, bay lần 2 để chuyển thận lấy ra sau. Tạng được bảo quản bằng thùng chuyên biệt. Xuống máy bay là các BS trong TPHCM đã đón sẵn để khẩn trương mang về BV Chợ Rẫy ghép cho bệnh nhân”.

Trường hợp ghép phổi đầu tiên từ người cho chết não, ghép đa phủ tạng này cho thấy, nền y học Việt Nam đã tiếp cận và làm chủ những kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực ghép tạng, ghép phổi, mở ra 1 triển vọng mới cho chuyên ngành ghép tạng ở Việt Nam trong việc chinh phục những đỉnh cao y học của nhân loại. Bước đầu đã thành công, BV 108 sẽ tiếp tục theo dõi, điều trị với sự chăm sóc đặc biệt để đảm bảo bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn.

Thành công của ca ghép phổi lấy từ người cho chết não đầu tiên tại Việt Nam thực hiện tại BV T.Ư 108 Quân đội đã khẳng định những nỗ lực chinh phục đỉnh cao y học, làm chủ kỹ thuật khó, đặc biệt trong lĩnh vực ghép tạng của những chiến sĩ áo trắng, đồng thời mở ra cơ hội mới cho bệnh nhân. Thời gian tới, BV T.Ư Quân đội 108 sẽ tiếp tục đào tạo nhân lực, triển khai tiếp đề án từ 2016- 2021 tiến tới ghép 11 tạng, trong đó có ghép tủy, ghép tế bào gốc, ghép gan, ghép phổi, ghép tim, ghép khối tim phổi, ghép tử cung, ghép chi thể, ghép ruột… Cho đến nay, BV đã thực hiện ghép tủy, ghép tế bào gốc, ghép giác mạc, ghép gan… như các kỹ thuật thường quy.

THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Nóng: Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công từ người cho chết não

Thùy Linh |

Sáng 16.3, Bệnh viện TW Quân đội 108 đã tổ chức họp báo công bố thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên tại Việt Nam, nằm trong đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp quốc gia và triển hai Đề án ghép mô, bộ phận cơ thể người tại BV.

Số ca hiến giác mạc tăng cao sau sự kiện bé Hải An

Thùy Linh |

Thông tin từ Ngân hàng Mắt TƯ cho biết, sau ca hiến giác mạc của bé Hải An, trong 11 ngày qua, Ngân hàng Mắt liên tục nhận được các ca hiến giác mạc.

Từ câu chuyện cô bé 7 tuổi hiến giác mạc: Mở đường sống cho bệnh nhân suy tạng

hà lê |

Câu chuyện xúc động về cô bé Nguyễn Hải An, 7 tuổi ở Hà Nội vừa hiến tặng giác mạc khiến hàng triệu trái tim xúc động, là tấm gương để nhiều người hiểu hơn ý nghĩa của việc ghép tạng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nóng: Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công từ người cho chết não

Thùy Linh |

Sáng 16.3, Bệnh viện TW Quân đội 108 đã tổ chức họp báo công bố thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên tại Việt Nam, nằm trong đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp quốc gia và triển hai Đề án ghép mô, bộ phận cơ thể người tại BV.

Số ca hiến giác mạc tăng cao sau sự kiện bé Hải An

Thùy Linh |

Thông tin từ Ngân hàng Mắt TƯ cho biết, sau ca hiến giác mạc của bé Hải An, trong 11 ngày qua, Ngân hàng Mắt liên tục nhận được các ca hiến giác mạc.

Từ câu chuyện cô bé 7 tuổi hiến giác mạc: Mở đường sống cho bệnh nhân suy tạng

hà lê |

Câu chuyện xúc động về cô bé Nguyễn Hải An, 7 tuổi ở Hà Nội vừa hiến tặng giác mạc khiến hàng triệu trái tim xúc động, là tấm gương để nhiều người hiểu hơn ý nghĩa của việc ghép tạng.