Ký & Phóng sự: Lần tìm dấu vết những “con tắc kè hoa” trong án ma túy

LÊ THANH HUYỀN |

Để các chuyên án lớn truy nã những “ông trùm”, “bà trùm” ma túy thành công, rất nhiều chiến sĩ công an đã, đang và sẽ phải đánh đổi không chỉ bằng mồ hôi, sức khỏe mà có thể còn cả bằng máu hay tính mạng của chính mình.
Đấy là chúng tôi cũng như nhiều người dân đều... nghe nói vậy! Cho đến khi được tiếp xúc, được trò chuyện giữa những chuyến công tác của các trinh sát, được lắng nghe những tâm sự và câu chuyện đánh án, chúng tôi mới thấy sự hình dung về nghề nguy hiểm này chưa thấm vào đâu so với thực tế.

Dò tìm cả bằng "chuột"

Trong những năm qua, tình hình tội phạm ma túy diễn biến ngày càng phức tạp, gia tăng cả về số lượng ma túy bị bắt giữ cũng như số đối tượng vận chuyển, buôn bán. Họ cấu kết thành các đường dây khép kín từ khâu vận chuyển đến tiêu thụ, hình thành các đường dây từ Lào về Việt Nam, rồi không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn chuyển hàng sang nước khác.

Đứng đầu các đường dây thường là những "ông trùm", "bà trùm" có thâm niên lẫn kinh nghiệm, sự từng trải nên chúng vô cùng xảo quyệt. Hiện, cả nước có hàng ngàn đối tượng bị truy nã, trong đó 860 đối tượng thuộc diện đặc biệt nguy hiểm và trên 100 đối tượng đã trốn ra nước ngoài, theo Đại tá Nguyễn Ngọc Giao - Trưởng Phòng 2, Cục CSĐT tội phạm về ma túy (C47), Bộ Công an.

Đối tượng phạm tội về ma túy theo thống kê chưa đầy đủ có hơn 22.000, cùng khoảng 220.000 người nghiện ma túy trong cả nước.

Người ta thường nói đánh rắn là phải "đánh dập đầu". Nhưng trong những đường dây ma túy lớn, việc lần tìm được đầu rắn cực kỳ khó khăn. Có những chiếc đầu rắn lẩn trốn, mất tích trên giang hồ, biến thành những "con tắc kè hoa" khiến lực lượng công an nói chung và các trinh sát nói riêng hết sức vất vả trong việc điều tra, lần tìm ra chúng.

Có những chuyên án mà để tóm được kẻ cầm đầu phải mất tới 7 - 8 năm như đối tượng bị truy nã Bế Thị Dưng (SN 1971, quê ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn), thậm chí tới 15 năm như với đối tượng Nguyễn Thị Khảnh (hay Huỳnh Thị Gọn). Các trinh sát không chỉ phải trực tiếp lọ mọ đi thực địa dò tìm, truy quét hồ sơ mà còn cả bằng "chuột" - Đại tá Giao cho biết.

Các trinh sát phải ngày đêm suy đoán, phát hiện từ các mối quan hệ của chúng trước đây rồi lần tìm trên Facebook, Zalo, từ số sim rác để tìm ra sơ hở của bọn chúng. Có những khi, từ một hình ảnh cỏ cây, bụi rậm ven đường nào đó mà không hề có mặt đối tượng hiện diện, các trinh sát phải "vắt óc" rồi lần theo dấu vết, ra địa danh cụ thể.

"Qua mỗi vụ án, chúng tôi lại rút ra những kinh nghiệm khác nhau. Mỗi vụ là một bài học"- Trung úy Trương Công Thuận, cán bộ Cục C47 - nói.

Hàng trăm cán bộ chiến sĩ lặng lẽ giăng lưới, bủa vây và tóm gọn Bế Thị Dưng tại chính ngôi biệt thự của thị ở Thái Nguyên vào ngày 21.6.2016.
Hàng trăm cán bộ chiến sĩ lặng lẽ giăng lưới, bủa vây và tóm gọn Bế Thị Dưng tại chính ngôi biệt thự của thị ở Thái Nguyên vào ngày 21.6.2016.

"Hồ sơ đẹp" không ngờ của một "bà trùm"

Trung úy Thuận kể cho chúng tôi nghe về hành trình vô cùng gian nan, ly kỳ khi chính anh tham gia chuyên án để tìm "bà trùm" nổi danh "làng đen" Nguyễn Thị Khảnh (SN 1960, ở Thống Nhất, Hưng Hà, Thái Bình) trong những năm 1997 - 2000.

Sau khi đồng bọn bị bại lộ, Nguyễn Thị Khảnh "lặn không sủi tăm". Thị từ bỏ hoàn toàn mối quan hệ với gia đình, người thân, không có một liên lạc gì suốt gần 15 năm trời. Vận dụng mọi biện pháp nghiệp vụ, rà soát song tung tích của thị vẫn "bóng chim tăm cá".

Cho đến gần Tết năm 2014, gia đình thị nhận được một bưu phẩm quà Tết gồm thuốc thang, bánh kẹo và một ít tiền với tên người gửi ngắn gọn là Huỳnh Thị Gọn ở Bình Giã, Bà Rịa - Vũng Tàu. Bằng linh cảm nghề nghiệp, các trinh sát lập tức theo dấu bưu điện đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

Người mà các trinh sát gặp gỡ là Huỳnh Thị Gọn - bà chủ một cơ sở xoa bóp, bấm huyệt. Song, với 15 năm dài, khuôn mặt thị đổi thay nhiều so với hình ảnh lưu hồ sơ, chưa kể thị còn thay đổi cả ngoại hình. Hỏi người dân xung quanh, họ cho biết thị có quan hệ tốt, không tạo điều tiếng gì.

Các trinh sát quyết định đóng vai một nhóm khách đi vào cơ sở xoa bóp, bấm huyệt của Huỳnh Thị Gọn và đong đưa chuyện trò với bà chủ. Ban đầu, thị nói tiếng miền Nam. Đến hồi câu chuyện rôm rả, thân tình, thị chuyển giọng Bắc. Thuận cùng các trinh sát biết rằng họ đã thành công. Nguyễn Thị Khảnh phải tra tay vào còng khi đang di chuyển, lẩn trốn tại P.10, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vào ngày 13.10.2015.

Khi thừa nhận tội, Khảnh khai rằng, trước khi vập vào ma túy, thị kết hôn với một người chồng đàng hoàng, tử tế, là công chức nhà nước và có với nhau hai con. Khi buôn bán cái chết trắng, rủng rỉnh tiền bạc cùng nhiều tài sản lớn, thị bồ bịch và không còn quan tâm đến chồng con.

Trong quá trình lẩn trốn từ Thái Bình, lên Đắk Lắk, xuống Vũng Tàu..., thị gắn bó với một người đàn ông không lâu, rồi lại sống một mình. Ở đâu, thị sống cũng hòa đồng với mọi người xung quanh, tạo "hồ sơ đẹp" và chưa lưu dấu vết gì đặc biệt. Thị hoàn toàn cắt đứt liên lạc với người thân, nhưng vẫn nắm thông tin về gia đình qua các kênh khác nhau.

Cho đến gần Tết năm 2014, biết gia đình chuẩn bị sửa sang mộ phần, thị gửi quà cáp. Đó là lần sơ hở duy nhất của thị khiến các trinh sát dày dặn kinh nghiệm nắm bắt được.

"Với đối tượng Nguyễn Thị Khảnh, phần khó khăn nhất của chuyên án là việc xâu chuỗi thông tin", Trung úy Thuận cho hay.

"Ve sầu thoát xác", thủ đoạn khôn lường

Với Bế Thị Dưng, sự khó khăn ở chỗ đối tượng cực kỳ nguy hiểm khi sẵn sàng liều chết và rất quỷ quyệt. Đường dây của thị chỉ trong phạm vi gia đình. Từ tháng 10.2008, sau khi bị lộ, thị trốn truy nã, cùng với chồng - Chu Văn Anh sang Trung Quốc mua nhà. Tại đây, thị vẫn tiếp tục cấu kết với người thân, điều hành đường dây ma túy xuyên quốc gia từ Việt Nam đi Trung Quốc và ngược lại.

Đến cuối năm 2015, hoạt động ma túy của thị ở Trung Quốc không thể tiếp tục do C47 phối hợp với Công an Trung Quốc truy bắt gắt gao, Dưng cùng chồng bán nhà về Việt Nam lẩn trốn.

Năm 2015, về nước, Dưng hoạt động ở Cao Bằng. Khi Công an Cao Bằng truy nã, thị cùng chồng lại lẩn trốn. Đến năm 2016, qua nhiều nguồn tin của quần chúng nhân dân, các trinh sát biết được 2 đối tượng này đã về sống khoảng 2 - 3 ngày tại dãy 4 biệt thự liền kề ở đường Hoàng Ngân, TP. Thái Nguyên mà con và cháu của họ đứng tên. Con trai kinh doanh tạp hóa ở đây. Song trong ngôi biệt thự, có nhiều xe sang. Con trai thị từng mua chiếc đồng hồ có giá đến 1,5 tỉ đồng, sim điện thoại 150 triệu đồng.

Tổ trinh sát phải lọ mọ rất lâu ở Thái Nguyên, bí mật bám sát địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Nội, Lạng Sơn... Ở Thái Nguyên, họ phải vào vai xe ôm, thợ điện, người thu gom rác... để nắm quy luật hoạt động, theo dấu đối tượng và tìm hiểu cách thức xâm nhập vào khu biệt thự liền kề không có số nhà.

Họ gặp không ít phản ứng của người dân khi thấy các "đối tượng" (trinh sát vào vai) cứ vật vờ, láo liên quanh họ, kể cả lúc đêm đông giá rét. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát nắm được chi tiết vị trí các phòng, đường đi lối lại trong hệ thống “boong ke” của Dưng.

Biết dãy biệt thự thông nhau ở tầng 2 và tầng 4, có lối thoát ra khu đất trống đằng sau, các mũi trinh sát có tới hàng trăm cán bộ chiến sĩ lặng lẽ giăng lưới, bủa vây vào ngày 21.6.2016. Khu biệt thự luôn khóa từ bên trong, rất khó xâm nhập nên một mũi trinh sát đã trèo lên tầng 5 - tầng tum của khu nhà, từ phía sau. Các trinh sát tóm được Bế Thị Dưng ở căn phòng tầng 3 phía sau khi thị chưa kịp sập cửa. Còn Chu Văn Anh cũng bị bắt giữ.

Khi trốn lệnh truy nã, Dưng sử dụng chiêu "ve sầu thoát xác", thay tên đổi họ thành Phùng Thị Thoa (thường trú tại Phú Xuân, TP.Thái Bình). Thậm chí, thị còn phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình để thay đổi đặc điểm nhận dạng. Trong các “phi vụ” làm ăn, Dưng không bao giờ trực tiếp mang hàng mà giao cho chồng, em gái, anh rể vận chuyển, giao cho khách.

Để tránh lộ diện, các đối tượng thường giao dịch mua bán qua điện thoại, bằng nhiều loại sim (có cả sim Trung Quốc). Khi vận chuyển, chúng thường không đi cùng nhau, thường xuyên thay đổi thời gian, địa điểm, cung đường đi giao hàng, sử dụng nhiều phương tiện đi lại khác nhau để hòng qua mắt lực lượng chức năng.

Hay như đối tượng Phạm Văn Hiếu - kế toán của Tập đoàn Vinashin có địa chỉ ở Hoàng Quốc Việt (Hà Nội), quê ở Quảng Xương (Thanh Hóa) - nằm trong đường dây của "bố già" Tráng A Trư (bị kết án tử hình năm 2014) nhưng hầu như các đối tượng trong chính đường dây không nhận dạng được hắn qua hình ảnh trong tàng thư. Vì vậy, với nhiều biện pháp nghiệp vụ khéo léo, kết hợp với việc bí mật tiếp cận và tạo tình huống giả nhằm chụp ảnh tên Hiếu, lực lượng trinh sát mới có được hình ảnh để các đối tượng khác trong vụ án nhận dạng. Như vậy, dù giảo hoạt đến đâu, những con "tắc kè hoa" vẫn phải tra tay vào còng và trả giá cho hành vi phạm tội của mình.

Song, với những hoạt động âm thầm, sự hóa thân vào nhiệm vụ, các trinh sát đôi khi vấp phải phản ứng, sự miệt thị từ người dân. Thậm chí, 22 chiến sĩ đã phải trả giá bằng mạng sống của chính mình và hàng trăm cán bộ chiến sĩ chịu thương tật, bị phơi nhiễm HIV trong cuộc chiến chống ma túy với những “con tắc kè hoa” biến sắc.

LÊ THANH HUYỀN
TIN LIÊN QUAN

Ký&Phóng sự: Thông điệp nghìn năm

TÙY BÚT CỦA ĐÀO TRỌNG KHÁNH |

Mùa Xuân năm 1288, sau chiến thắng giặc Nguyên, quân dân nhà Trần tiến về giải phóng Kinh đô Thăng Long, qua sông Hồng, Quốc sư Trần Quang Khải làm thơ: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù/ Thái bình lên gắng sức/ Non nước ấy nghìn thu”.

Ký & Phóng sự: Đưa nước sạch cứu người làng

PHÓNG SỰ CỦA PHAN THẾ CẢI |

Tôi nhận được cuộc điện thoại của người quen từ huyện Hương Sơn gọi về: “Chú lên đây nhé, ông Sơn (trú tại thôn 10 xã Sơn Hồng) đem cả vốn liếng của mình để xây nhà máy nước lọc cho dân dùng. Từ lâu bà con vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm, sinh ra lắm bệnh tật quá”. Tôi cất công tìm đến.

Phóng sự ảnh: Rùng rợn “dây chuyền công nghệ” biến chuột cống thành... “đặc sản”

Trần Ích - Tâm Am |

Chuột cống, loài vật bẩn thỉu truyền đời sống ở cống rãnh từng là thủ phạm gây bệnh dịch hạch khiến loài người suýt nữa diệt vong. Liệu có ai trong chúng ta tin được rằng: Đến một ngày mình sẽ tự nguyện, dũng cảm ăn thịt chuột cống như một thứ đặc sản đắt đỏ không? Câu trả lời chắc chắn là: “Không!”. Nhưng nhớ mở ngoặc thêm cụm từ sau: “Tôi không ăn, trừ khi tôi bị lừa”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ký&Phóng sự: Thông điệp nghìn năm

TÙY BÚT CỦA ĐÀO TRỌNG KHÁNH |

Mùa Xuân năm 1288, sau chiến thắng giặc Nguyên, quân dân nhà Trần tiến về giải phóng Kinh đô Thăng Long, qua sông Hồng, Quốc sư Trần Quang Khải làm thơ: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù/ Thái bình lên gắng sức/ Non nước ấy nghìn thu”.

Ký & Phóng sự: Đưa nước sạch cứu người làng

PHÓNG SỰ CỦA PHAN THẾ CẢI |

Tôi nhận được cuộc điện thoại của người quen từ huyện Hương Sơn gọi về: “Chú lên đây nhé, ông Sơn (trú tại thôn 10 xã Sơn Hồng) đem cả vốn liếng của mình để xây nhà máy nước lọc cho dân dùng. Từ lâu bà con vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm, sinh ra lắm bệnh tật quá”. Tôi cất công tìm đến.

Phóng sự ảnh: Rùng rợn “dây chuyền công nghệ” biến chuột cống thành... “đặc sản”

Trần Ích - Tâm Am |

Chuột cống, loài vật bẩn thỉu truyền đời sống ở cống rãnh từng là thủ phạm gây bệnh dịch hạch khiến loài người suýt nữa diệt vong. Liệu có ai trong chúng ta tin được rằng: Đến một ngày mình sẽ tự nguyện, dũng cảm ăn thịt chuột cống như một thứ đặc sản đắt đỏ không? Câu trả lời chắc chắn là: “Không!”. Nhưng nhớ mở ngoặc thêm cụm từ sau: “Tôi không ăn, trừ khi tôi bị lừa”.