BÚT KÝ – PHÓNG SỰ DỰ THI VỀ 50 NĂM CHIẾN THẮNG KHE SANH:

Không ở Khe Sanh cũng nhớ Khe Sanh

PHẠM XUÂN DŨNG |

Tên bài xuất xứ từ một câu thơ Nguyễn Bính “Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên”. Mà thật vậy. Năm 2003, khi giang hồ vặt lên xứ sở hoa đào Đà Lạt sống cùng nhà báo Minh Tự, một hôm lang thang trên phố, tôi chợt giật mình thấy trước mặt tên đường “Khe Sanh”. Quá bất ngờ và thú vị, tôi kêu lên. Ai hay tên gọi một thị trấn nhỏ bé vùng cao Quảng Trị lại được đặt cho một con đường khá lớn tại thành phố du lịch cao nguyên lừng lẫy.

Nói theo cách nói maketting thời này, đó cũng là một cách “quảng bá thương hiệu” Khe Sanh sâu sắc, đầy ấn tượng và lâu bền!

Nhưng tại sao Khe Sanh lại được biết nhiều đến vậy, lại lan tỏa ra ngoài biên giới, gây dư chấn đến tận bên kia đại dương, và, vì điều gì mà một danh từ lại gây nên nhiều tranh cãi và ám ảnh khi chiến sự đã lùi xa tít tắp?

Mùa hè này, mới hôm rồi, tôi vừa có chuyến lên Khe Sanh - Hướng Hóa, cao nguyên của tỉnh Quảng Trị, một nơi chốn đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc đi - về. Vào thăm lại Bảo tàng sân bay Tà Cơn trong cái nắng chói chang như muốn bạch hóa mọi điều từ quá khứ. Có nhiều kỳ tích của cuộc chiến tranh nhân dân gây bất ngờ lớn cho đối phương, thêm sáng tạo mới trong binh pháp hiện đại, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc vùng cao Hướng Hóa kề vai sát cánh nếm mật nằm gai để hoàn thành xuất sắc chiến dịch Khe Sanh. Tất cả những cơ mưu từ nhỏ đến lớn đều là biểu hiện sinh động của chiến tranh nhân dân.

Chắc mấy ai để ý đến chuyện trước một ngày khi tướng Pháp Cogny trả lời phỏng vấn về chiến sự nơi đây khi so sánh với Điện Biên Phủ, anh lính Mỹ  Ronald Ridgeway đã bị bộ đội ta bắt làm tù binh ở Khe Sanh vào 25.2.1968. Ở bên kia đại dương, gia đình anh tưởng rằng con đã chết nên đau xót làm đám tang. Không ngờ 5 năm sau, khi Hiệp định Paris mới vừa được ký kết một ngày, anh đã được trao trả tù binh vào 28.1.1973 trong nỗi ngỡ ngàng và vui mừng khôn xiết của người thân.

Sân bay Tà Cơn hiện trưng bày nhiều loại máy bay của Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Ảnh: PXD.
Sân bay Tà Cơn hiện trưng bày nhiều loại máy bay của Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Ảnh: PXD.

Câu chuyện anh lính Mỹ năm xưa sẽ dừng lại ngang đó với một kết thúc có hậu đủ làm hài lòng tất cả mọi người nếu không có phần hai nối tiếp. Khi anh này bị bắt làm tù binh, đang lúc bị thương nên được một anh bộ đội quân y băng bó. Chuyện thường ngày trong chiến tranh nên có vẻ như ít người nhớ đến, nhất là khi đã qua 50 năm trời. Vậy mà mới đây, năm 2017, cựu chiến binh Phạm Công Hưởng của tiểu đoàn 404 đặc công (QK.5) hiện sống ở Hà Nội cho biết đã trao đổi thông tin với tổ chức “Hành trình của tình anh em” của Hội Cựu chiến binh (CCB) Mỹ. Tổ chức này đã cung cấp một bức ảnh anh bộ đội chăm sóc lính Mỹ bị thương.

Ông Hưởng đã kết nối được với bà Donna Elliott, chị gái người lính Mỹ bị thương đã nói ở trên. Ông Hưởng còn nói thêm, người lính quân y bộ đội đó là ông Phạm Hồng Thịnh, đã chăm sóc vết thương cho Ronald Ridgeway. Người cựu binh Mỹ này cùng gia đình rất muốn biết tin tức và mong gặp lại ân nhân đã cứu giúp mình giữa những ngày Khe Sanh nóng bỏng trong cuộc chiến khốc liệt đã qua ở Việt Nam.

Tình người và lòng biết ơn sâu sắc đã rút lại nhiều khoảng cách giữa những người đã từng là kẻ thù trên chiến trường. Cuộc gặp giữa hai cựu binh dù chưa diễn ra nhưng nếu có sẽ hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, thú vị, cảm động và nhân hậu. 

Cũng trong mùa hè này, một hôm hẹn với anh Nguyễn Thận (người giúp tử tù Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận giải oan) về thăm quê, tôi tình cờ gặp một Việt kiều gốc Quảng Trị ở ngôi nhà  hướng dẫn viên du lịch khá lâu năm và có nhiều kinh nghiệm là anh Trần Xuân Huy tại Đông Hà.

Cũng chẳng có gì đáng nói nhiều nếu như ông Phạm Quyến hiện đang định cư ở Washington không trình bày ý tưởng của mình. Ông Quyến tâm sự trong bữa cơm rằng mình rất muốn thực hiện một dự án du lịch quy mô hoành tráng tại quê nhà, gắn liền với tour hoài niệm chiến trường xưa lấy hàng rào điện tử Mc Namara làm xương sống, bắt đầu từ Dốc Miếu, Cồn Tiên và đương nhiên không thể thiếu Khe Sanh, Lao Bảo; nhưng vì nhiều lý do nên mấy năm nay, ý tưởng vẫn chỉ là ý tưởng.

Ông kể rằng mình vốn là đứa trẻ sống cạnh quốc lộ 1A, ngay ranh giới giữa hai huyện Gio Linh, Cam Lộ, có rất nhiều kỷ niệm với hàng rào điện tử mang tên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một thời. Mặc dù chưa hề đi lính nhưng ký ức chiến tranh như là một phần máu thịt của cuộc đời nên khi định cư ở Mỹ, ông luôn ấp ủ muốn làm việc gì đó có ích cho quê hương đất nước và cho tình hữu nghị Việt-Mỹ. Do công việc của một phiên dịch lại có mối quan tâm đến chiến tranh Việt Nam nên ông có rất nhiều cơ hội tiếp xúc và làm việc với các cựu binh Mỹ, kể cả nhiều cựu sĩ quan cao cấp.

Ông Phạm Quyến (trái ảnh) tâm sự trong bữa cơm rằng mình rất muốn thực hiện một dự án du lịch quy mô hoành tráng tại quê nhà gắn liền với tour hoài niệm chiến trường xưa. Ảnh: PXD.
Ông Phạm Quyến (trái ảnh) tâm sự rằng mình rất muốn thực hiện một dự án du lịch quy mô hoành tráng tại quê nhà, gắn liền với tour hoài niệm chiến trường xưa. Ảnh: Do ông Phạm Quyến cung cấp.

Lần gần đây nhất, khi được hỏi quê ở đâu, ông trả lời mình người Quảng Trị, rồi nêu các địa danh Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh..., thì ngay lập tức nhiều cựu tướng lĩnh quân đội Mỹ đã ôm chầm lấy ông và khóc. Họ đều bảo biết các địa danh ấy, vì tuổi trẻ đã từng đóng quân, đã từng tham chiến ở những địa danh như thế.

Khi nghe ý tưởng về dự án du lịch Quảng Trị của ông, họ đều bày tỏ sự ủng hộ hết mình và hứa sẽ giúp đỡ hết sức vô tư để dự án trở thành hiện thực, kể cả những việc khó như thuyết phục nhà cầm quyền Mỹ cấp một số xe tăng, pháo 175 ly thời chiến thường được đối phương gọi là “Vua chiến trường” sang lại Quảng Trị-Việt Nam để phục dựng hàng rào điện tử Mc Namara. Điều này nếu thành hiện thực cũng là một kỳ công. Những cựu binh Mỹ bảo rằng làm du lịch như thế là để hai dân tộc Việt và Mỹ hiểu nhau hơn, nhìn lại chiến tranh rõ hơn để hướng tới một nền hòa bình vững bền mà nước nào cũng cần và mong muốn.

Ông Phạm Quyến bảo tuổi đã lớn, ngoài 60 rồi nên xem đây như là tâm nguyện cuối đời với quê cha đất tổ nhưng lại ngại ngần trước hàng rào thủ tục ở Việt Nam nên không khỏi lo âu về tính khả thi. Chúng tôi ngồi nghe ai nấy cùng ồ lên, quá  hưng phấn trước ý tưởng của ông và đồng ý cả hai tay. Nhưng một dự án lớn như vậy nên bắt đầu từ đâu?

Sau một hồi mọi người bàn luận, tôi hiến kế là ông nên tìm gặp người đứng đầu chính quyền địa phương Quảng Trị là ông Nguyễn Đức Chính - được biết vốn rất nhiệt tình với các nhà đầu tư, nhất là Việt kiều mà lại đồng hương. Và tôi cũng đã nhờ một số bạn bè, người quen cùng xắn tay giúp.

Ít hôm sau, điện thoại tôi reo lên và giọng nói ông Phạm Quyến ở đầu dây khoe rằng đã gặp được vị lãnh đạo cao nhất chính quyền Quảng Trị để trình bày ý tưởng và được lắng nghe, ghi nhận. Mọi việc vẫn đang còn ở phía trước nhưng khởi sự như vậy là thuận lợi bởi vạn sự khởi đầu nan như người xưa vẫn nói. Những ai quan tâm chắc hẳn đều mong mỏi dự án du lịch chiến trường xưa nói trên sớm trở thành hiện thực, để Cồn Tiên, Dốc Miếu, Hiền Lương, Khe Sanh, Hướng Hóa trường tồn cùng lịch sử. 

Nắng trưa vàng trải thảm trên cao nguyên Hướng Hóa. Khe Sanh cũng gây men cảm hứng cho dân văn nghệ. Bất chợt nhớ đến một nhà thơ quê lúa Hải Lăng Võ Văn Luyến nhiều lần cao hứng đọc và hát bài thơ cũng do chính mình phổ nhạc, dù không phải là nhạc sĩ chuyên nghiệp: "Khe Sanh- giấc mơ cao xanh” bằng một tình yêu trẻ trung và nồng đượm. Những câu thơ-hát bỗng âm vang: “Có muộn quá không Khe Sanh ơi!/Con tim bảo hát lên cho đỡ nhớ/Viên cuội bảo mai xuôi về nằm mớ/ Quanh mình anh đâu cũng đất Khe Sanh...”. 

Còn ngoài kia, dưới cánh máy bay vận tải của di tích sân bay Tà Cơn, một đôi uyên ương nơi khác đến Khe Sanh đang chụp ảnh trong mùa cưới. Đó cũng là một cách mà tôi gọi là lãng- mạn- sử- thi, kéo quá khứ xa xôi cả vạn ngày trời về trong sớm mai nay chứng kiến hạnh phúc lứa đôi. Quá khứ đã đồng hiện với hiện tại mà không cần vay mượn một thủ pháp điện ảnh tân kỳ. Vậy thì không chỉ ở Khe Sanh mới nhớ Khe Sanh, mà không ở Khe Sanh cũng vẫn cứ nhớ Khe Sanh. Bởi dẫu không phải là nhà tâm lý học cũng ngộ một chân lý giản dị: Trí nhớ con người chỉ lưu giữ những điều đáng nhớ.

 
 
 
 
PHẠM XUÂN DŨNG
TIN LIÊN QUAN

Lửa tình yêu trên đỉnh Đông Trường Sơn

QUANG ĐẠI |

Trong nền nhạc “Hồn tử sĩ” trầm buồn, thầy cô và các em học sinh Trường tiểu học Hướng Phùng (xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị) cúi đầu tưởng niệm 64 anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên đảo Gạc Ma của Tổ quốc cách đây 30 năm, những ngọn nến trên tay lung linh, tỏa sáng những cảm xúc thiêng liêng.

Sân bay Tà Cơn - lạ và quen...

HOÀNG AN |

Sân bay Tà Cơn là một trong những căn cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966 -1968 tại chiến trường Khe Sanh, đây được xem là cái lõi của tập đoàn cứ điểm tại Khe Sanh. 

Người mẹ Pa Cô ươm “mầm xanh” trên “chảo lửa”

TRẦN LƯU |

Trước mắt tôi là căn nhà nhỏ xập xệ nằm xiêu vẹo ven núi rừng hoang vắng như rung lên từng chập khi cơn mưa chiều đổ về. Mùi ẩm mốc từ vách gỗ cũ kỹ xông lên nồng nặc trong không gian bề bộn nhồi nhét quanh xó nhà… Tôi thoáng nghĩ: “Sao người ta có thể ở đây?”.

Siêu dự án hơn 10.000 tỉ hoen gỉ sau 10 năm nằm trơ khung

Phan Anh - Tuyết Lan |

Hà Nội - Năm 2010, VietinBank đã tổ chức xây dựng công trình Tòa nhà Trụ sở chính - Trung tâm thương mại tài chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank Tower) tại Khu đô thị Ciputra (Tây Hồ, Hà Nội). Từng nhận được nhiều quan tâm vì có vốn đầu tư "khủng", đến nay, công trình này chỉ là những khối bê tông, sắt thép hoen gỉ.

Giải MMA quốc tế AFC 23 gây sốt với những màn knock-out chớp nhoáng

NGUYỄN ĐĂNG |

Tối 10.3, giải MMA chuyên nghiệp quốc tế danh giá Angel's Fighting Championship (AFC) 23 đã diễn ra hấp dẫn, kịch tính đúng với kỳ vọng của mọi người.

Bước đệm quan trọng của điền kinh Việt Nam hướng đến SEA Games 32

AN NGUYÊN |

Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài - Tiền Phong Marathon và các đợt tập huấn trong 2 tháng tới là sự chuẩn bị quan trọng của tuyền điền kinh Việt Nam hướng đến SEA Games 32.

Những điều không ngờ khiến thông tin cá nhân bị lọt tới đối tượng lừa đảo

HUYÊN NGUYỄN |

Đối tượng lừa đảo có thể biết rõ thông tin cá nhân trong vụ lừa con đi cấp cứu, phụ huynh chuyển tiền gấp đang khiến cho nhiều người lo ngại về tính bảo mật thông tin. Theo các chuyên gia, có nhiều cách để thông tin cá nhân bị lọt ra ngoài.

Thi vào lớp 10: Nơi thi bằng kiến thức 5 môn, nơi xét học bạ

ANH TÚ |

Trong khi Đồng Tháp, Vĩnh Long quyết định không tổ chức thi vào lớp 10 mà xét học bạ THCS của học sinh, thì tại Vĩnh Phúc, Ninh Bình, UBND tỉnh quyết định tổ chức 3 bài thi với 5 môn học.

Lửa tình yêu trên đỉnh Đông Trường Sơn

QUANG ĐẠI |

Trong nền nhạc “Hồn tử sĩ” trầm buồn, thầy cô và các em học sinh Trường tiểu học Hướng Phùng (xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị) cúi đầu tưởng niệm 64 anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên đảo Gạc Ma của Tổ quốc cách đây 30 năm, những ngọn nến trên tay lung linh, tỏa sáng những cảm xúc thiêng liêng.

Sân bay Tà Cơn - lạ và quen...

HOÀNG AN |

Sân bay Tà Cơn là một trong những căn cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966 -1968 tại chiến trường Khe Sanh, đây được xem là cái lõi của tập đoàn cứ điểm tại Khe Sanh. 

Người mẹ Pa Cô ươm “mầm xanh” trên “chảo lửa”

TRẦN LƯU |

Trước mắt tôi là căn nhà nhỏ xập xệ nằm xiêu vẹo ven núi rừng hoang vắng như rung lên từng chập khi cơn mưa chiều đổ về. Mùi ẩm mốc từ vách gỗ cũ kỹ xông lên nồng nặc trong không gian bề bộn nhồi nhét quanh xó nhà… Tôi thoáng nghĩ: “Sao người ta có thể ở đây?”.