BÀI DỰ THI BÚT KÝ, PHÓNG SỰ 990 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI NGHỆ AN

Hành trình trở về nguồn cội của nữ “Nghệ kiều”

GIAO HƯỞNG |

Gần 60 năm sống ở nước ngoài, nữ văn sỹ quê Nghệ An Lệ Tân Sitek vẫn đau đáu với ngôn ngữ, văn hóa quê nhà và trong hành trình về cố hương mang theo những tiểu thuyết tiếng Việt đặc sắc.

Nữ văn sỹ “Nghệ kiều” ra mắt tiểu thuyết tiếng Việt

Bảy năm trước tôi được dự lễ giới thiệu sách của tác giả Lệ Tân Sitek. Tác giả có nhiều cái rất đặc biệt từ cái tên (bút danh) cho đến thân phận.

Tác giả-tiểu thuyết gia Lệ Tân Sitek. Ảnh: Giao Hưởng.
Tác giả - tiểu thuyết gia Lệ Tân Sitek. Ảnh: Giao Hưởng.

Tôi cảm nhận dường như bút hiệu Lệ Tân Sitek chẳng ăn nhập gì với nỗi buồn thời gian đã hằn in trên gương mặt phúc hậu của nữ Nghệ kiều.

Chị tên thật là Bùi Lý Lệ Tân, sinh năm 1939 tại Hồ Nam Trung Quốc, 10 năm thơ ấu sống với ông bà nội ở làng Phổ Đông, xã Nam Kim nay là xã Nam Cường, huyện Nam Đàn Nghệ An, tuổi trăng tròn đã du học Ba Lan.

Chị là con đầu lòng của cặp vợ chồng - chiến sỹ cách mạng nổi danh. Bố là Lê Hải Thiệu nhà cách mạng tiền bối. Mẹ là Nguyễn Thị Tích nữ chiến sỹ tình báo đầu tiên của nước ta, quê làng Phan, tổng Thông Lạng, nay là xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Sau 12 năm du học Ba Lan, năm 1967 chị lấy chồng người Ba Lan, mang họ chồng mà thành Lệ Tân Sitek, sau cùng chồng định cư ở Na Uy. Gần 60 năm sống làm việc trong môi trường không sử dụng tiếng Việt nên vốn Việt ngữ mang theo từ tuổi trăng tròn cứ vơi cạn dần.

Sau khi nghỉ hưu nơi trời Tây, hành trình về cố hương của cây bút nữ quê Nghệ có hàng ngàn trang sách bằng tiếng mẹ đẻ, được NXB Hội Nhà văn Việt Nam ấn hành.

Đặt chân đến Ba Lan chị được/bị phân công học ngành đóng tàu, thời gian này nữ sinh viên quê Nghệ âm thầm học thêm ngành Kiến trúc. Sau khi lấy hai bằng đại học, phần tiếng gọi của con tim đập vì hạnh phúc lứa đôi, phần vì sự khắt khe đến nghẹt thở của thời của cuộc, chị ở lại trời Âu sống bằng nghề Kiến trúc và “nhất thân vinh” với nghề này.

Sống làm việc trong môi trường không hề sử dụng tiếng Việt, chị như con chim khác đàn, luôn “đói” tiếng Việt như đồng ruộng quê Nghệ hạn hán khát mưa. Vào ngưỡng thất thập “cây bút tay trái” vẫn chuyên tu tiếng Việt để viết nên hằng ngàn trang sách bằng tiếng Việt. Một nỗ lực trên cả tuyệt vời

Sinh ở nước ngoài sống ở nước ngoài, nhưng đất tổ quê cha luôn hiện hữu, thiêng liêng trong máu thịt, nên có mặt ở bất kỳ đâu ngoài lạnh thổ nước Việt, khi phải giới thiệu về mình chị luôn tự hào là người gốc Việt quê Nghệ - địa sinh linh nhân kiệt, hiếu học hiếu trung đã thành truyền thống, thành thương hiệu xưa nay. Chị nhớ lại, nhiều khi đang viết bỗng thấy hụt hơi suýt “chết” giữa “phong ba bão táp” tiếng Việt.

Vội điện thoại, email về nước cầu cứu bạn bè, như khi nào thì dùng “dờ trên” (d), khi nào dùng “giờ dưới” (gi); nghe giọng đọc vùng Kinh Bắc làm sao phân biệt được “ch” với “tr”, “ét sờ, ét xì” (s) với “ít xờ, ít xì” (x)...vv....

Trong khi các tên tuổi của giới phê bình văn học sơ quát nội dung 2 cuốn tiểu thuyết của Lệ Tân Sitek: “Một mình trên đường”, “Ngã ba đường”, tôi lại rong ruỗi suy nghĩ lan man: Để cảm nhận một cách tự nhiên nụ cười, nước mắt của nhân vật bé An sớm mồ côi cha, xa mẹ, 10 năm về sống với bà nội ở làng quê (cuốn Một mình trên đường), việc đầu tiên tôi lùng tìm là những “gạch đầu dòng” về gia cảnh, về cuộc đời cách mạng phong phú của cặp vợ chồng đã sinh ra nữ Nghệ kiều gần trọn một đời “đói” tiếng Việt này.

Trọn đời thủy chung với cách mạng

Các bạn văn chúc mừng tác giả Lệ Tân Sitek. Ảnh: Giao Hưởng
Các bạn văn chúc mừng tác giả Lệ Tân Sitek. Ảnh: Giao Hưởng

Bố Lệ Tân Sitek là Nhà cách mạng Bùi Hải Thiệu (1908-1945). Ông quê làng Phổ Đông, xã Nam Kim nay là xã Nam Cường, huyện Nam Đàn. Ông Thiệu là con trưởng của gia đình có 4 người con trai, thì cả 4 người đều tham gia cách mạng.

Năm 1929 ông bị Pháp bắt giam tại nhà lao Vinh, sau đó ông vượt ngục trốn sang Quảng Châu, Trung Quốc, đổi tên là Lý Quốc Lương. Tổ chức Đảng hải ngoại gửi ông vào học trường Hoàng Phố, ra trường ông được tổ chức phân công làm việc tại Quảng Châu, rồi làm tuyên truyền địch vận ở Hán Khẩu gần biên giới Trung-Việt.

Bị địch theo dõi, tổ chức rút ông rời Hán Khẩu sang Hồng Kông. Tại Hồng Kông ông gặp Lý Sâm (tức Nguyễn Thị Tích) liên lạc cho Ban cán sự Đảng hải ngoại. Thời gian sau ông bị địch bắt đưa về giam tại Quảng Châu, ngày 27.11.1931. Vì không đủ chứng cớ buộc tội, địch phải thả ông ra.

Giữa tháng 11/1932, ông cùng Lê Quốc Vọng (tức tướng Lê Thiết Hùng), Cao Văn Bình sang Nhật. Việc các chiến sĩ cách mạng Việt Nam xuất hiện tại Nhật khiến Pháp lo ngại, Đại sứ Pháp ở Tokyo gửi công văn tới Bộ ngoại giao Nhật đề nghị phối hợp điều tra.

Để bị trục xuất khỏi Nhật nên Bùi Hải Thiệu chỉ lưu lại Nhật khoảng 1 tháng và phải lánh sang Hồng Kông, Quảng Châu. Khoảng năm 1936-1937 ông mới gặp lại Nguyễn Thị Tích, nên duyên vợ chồng. Năm 1939 bà Tích sinh Lệ Tân tại Hồ Nam. Đầu năm 1945 ông Bùi Hải Thiệu qua đời vì bạo bệnh tại Hồ Nam.

Mẹ bà là tình báo viên Nguyễn Thị Tích (1906-1995), quê làng Phan, tổng Thông Lạng, nay là xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Bé Tích mới 3 tháng tuổi đã mồ côi mẹ, bố là Nguyễn Trọng Quyến “gà trống nuôi con” và hoạt động cách mạng tại quê, cụ Quyến vào Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930.

Năm 1924 được cụ Quyến đồng ý, các đồng chí của cụ bí mật đưa cô Tích sang Lào học chữ, sau đó bố trí cô vào học trường "Hoa Anh học hiệu" tại Bangkok. Lớp học gồm Lý Tự Trọng, Lý Phương Đức, Lê Quang Đạt, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, và Nguyễn Thị Tích (bí danh Lý Tiểu Muội). Năm sau cả lớp sang Quảng Châu vào học trường Trung Sơn. Tại đây, Nguyễn Thị Tích-Lý Tiểu Muội mang thêm các bí danh Lý Sâm, Lý Phương Thuận, Lý Tâm, Lê Thị Tâm...

Tổ chức phân công Lý Sâm về Ban hải ngoại làm phiên dịch, chuyển tài liệu, sau đó cô xin vào làm công nhân Nhà máy Điện Kỳ, tại đây cô gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 4/1931 cô sang Hồng Kông dịch tài liệu và làm giao liên cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng. Lúc này Nguyễn Ái Quốc mang bí danh Tống Văn Sơ. Với lý lịch mang tên Lý Phương Thuận, quê Nam Kinh, Trung Quốc-cháu gái của Tống Văn Sơ, cô được phân công giúp việc cho lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Ngày 6.6.1931, cảnh sát Hồng Kông bao vây trụ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng (nhà 186 phố Tam Lung, Hồng Kông), bắt Tống Văn Sơ và Lý Phương Thuận.

Tại phiên tòa thứ nhất (31.7.1931) xét xử Tống Văn Sơ, vì không đủ chứng cứ buộc tội nên Lý Phương Thuận được thả. Lo cho người nữ cán bộ, Tống Văn Sơ viết thư cho Kỳ ngoại hầu Cường Để (đang lánh nạn tại Nhật, làm Hội trưởng Duy Tân), giao cho Phương Thuận bí mật mang sang nhờ Cường Để giúp cô tạm trú tại Nhật.

Phương Thuận ở nhờ tại nhà Cường Để một thời gian thì ông bị trục xuất, cô phải trở lại Quảng Châu kiếm sống, và tìm cách liên lạc với tổ chức. Ở Quảng Châu vẫn không an toàn, cô lánh sang Thượng Hải, rồi về Quế Châu và mất liên lạc với tổ chức. Một mình xoay xở nghề bán báo nuôi thân và tìm cách bắt liên lạc với tổ chức, khoảng năm 1936-1937 tại Hồ Nam, cô gặp lại Bùi Hải Thiệu và họ nên duyên vợ chồng.

Cuối tháng 8/1945, Phương Thuận nghe tin trong nước Tổng khởi nghĩa thành công, cô dắt hai 2 con gái cùng đứa thứ 3 đang trong bụng, rời Hồ Nam trở về Việt Nam. Mẹ con cô về đến Hà Nội được bà Tống Minh Phương ở phố Hàng Buồm tận tình giúp đỡ.

Trong nhà bà Phương treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phương Thuận ngỡ ngàng khi biết Hồ Chí Minh chính là Tống Văn Sơ, cô tìm người liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lập tức cô được đồng chí Lê Giản, Giám đốc Nha Công an Trung ương, cử người đến đón. Sau cuộc trùng phùng xúc động, Bác Hồ giới thiệu cô với đồng chí Lê Giản:

- Đây là cô Hoàng Lệ Minh-Lý Phương Thuận, người hoạt động bí mật từng trải, có nhiều kinh nghiệm, thông thạo tiếng Trung, Pháp, Anh. Chú đang cần những cán bộ như thế để đối phó với quân Tưởng.

Từ đây dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trần Lung, cô trở về với tên khai sinh Nguyễn Thị Tích, làm tiếp viên tại khách sạn Thăng Long (trước ga Hàng Cỏ). Trong vỏ bọc tiếp viên, tình báo Nguyễn Thị Tích nắm được những tin quan trọng như tin quân Tưởng âm mưu bắt cóc Hồ Chí Minh tháng 12/1945; Pháp lập kế hoạch dùng Quốc dân đảng nhằm gây hấn, đảo chính, lật đổ Chính phủ ta, tháng 7/1946 (vụ Ôn Như Hầu).... Thời gian sau cô Tích tục hoàn với đồng chí Trần Lung và trọn đời hạnh phúc. Năm 1995 nữ tình báo Nguyễn Thị Tích mất tại Hà Nội.

“Tặng... 26.04.2013. Nhân buổi giới thiệu sách. Lệ Tân Sitek”. Nhìn chị nắn nót từng nét, từng dấu thanh điệu viết lưu bút trên hai cuốn tiểu thuyết, càng cảm nhận sự tâm huyết với tiếng Việt của nữ Nghệ kiều một đời xa quê.

GIAO HƯỞNG
TIN LIÊN QUAN

Thái Thùy Linh tiếp tục hành trình Du ca đến Phong Nha - Kẻ Bàng

Thái An |

Hành trình Du Ca của Thái Thùy Linh dừng chân ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

ParkCity Holdings và hành trình 30 năm gieo bản sắc

Thanh Huyền |

Với định hướng trở thành Nhà phát triển bất động sản uy tín khu vực, ParkCity Holdings đã trải qua hành trình 30 năm liên tiên phong, kiến tạo nên những cộng đồng tinh hoa thịnh vượng tại Đông Nam Á.

Nhìn lại hành trình 16 năm của huyền thoại Messi ở Barca

TAM NGUYÊN |

Mối lương duyên Barcelona - Lionel Messi đứng trước khả năng dừng lại ở năm thứ 16.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Thái Thùy Linh tiếp tục hành trình Du ca đến Phong Nha - Kẻ Bàng

Thái An |

Hành trình Du Ca của Thái Thùy Linh dừng chân ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

ParkCity Holdings và hành trình 30 năm gieo bản sắc

Thanh Huyền |

Với định hướng trở thành Nhà phát triển bất động sản uy tín khu vực, ParkCity Holdings đã trải qua hành trình 30 năm liên tiên phong, kiến tạo nên những cộng đồng tinh hoa thịnh vượng tại Đông Nam Á.

Nhìn lại hành trình 16 năm của huyền thoại Messi ở Barca

TAM NGUYÊN |

Mối lương duyên Barcelona - Lionel Messi đứng trước khả năng dừng lại ở năm thứ 16.