Hà Tĩnh lại rộ hiện tượng giang hồ bảo kê máy gặt

TRẦN TUẤN |

Những ngày này, khi đang vào vụ thu hoạch lúa hè thu, nhưng nhiều hộ nông dân ở xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phải “ngậm đắng nuốt cay” chấp nhận bị “chặt chém” giá gặt rất cao, bởi không còn lựa chọn nào khác ngoài chiếc máy độc quyền mà thành phần “xã hội đen” bảo kê đưa về đây.

Nông dân uất ức nhưng... sợ

Tiếp nhận thông tin tình trạng giang hồ tung tác điều hành máy gặt lấy giá “chặt chém” tại xã Kỳ Xuân, sáng 11.9, PV Báo Lao Động đã trực tiếp có mặt tại cánh đồng thôn Quang Trung để ghi nhận thực hư.

Tại đây, cả một cánh đồng rộng lớn lúa đã chín vàng nhưng chỉ có một máy gặt đang “bơi”. Xung quanh, nhiều bà con nông dân đã mang theo bao bì đề chờ máy đến gặt trên phần ruộng của mình. Có người sốt ruột quá phải đi gặt tay chạy bão cho kịp. Hỏi về giá thuê máy gặt, nhiều nông dân vừa gặt xong đều cho biết, giá 180.000đ/sào (500m2). Hỏi, tại sao giá cao hơn ở những nơi khác, nhiều người bức xúc cho biết, vì không có máy nào khác nên phải chấp nhận.

Chúng tôi tiếp cận với chủ máy gặt để xác minh, ông chủ máy cho biết từ tỉnh Bình Định ra theo sự kết nối của “Úc râu” (đối tượng có tiền án tiền sự bảo kê máy gặt này - PV), còn giá gặt bao nhiêu do “Úc râu” tự tính toán với bà con nông dân. Một cậu thanh niên tóc vàng, tay cầm sổ sách nhanh miệng nói “bọn em lấy một sào giá 170.000đ, nhưng ruộng sục quá nên bà con cho thêm 10.000 nữa”.

Theo nhiều nông dân, tình trạng bảo kê máy gặt đã xảy ra vài, ba năm nay. Có vụ, người ta còn “chém” 200.000đ/sào nhưng nông dân vẫn phải “cắn răng” chấp nhận vì không có máy nào khác để lựa chọn.

“Nông dân chúng tôi khổ lắm. Làm một sào lúa thuê máy cày hết 200.000, tiền gặt 180.000, rồi tiền giống, tiền phân, tiền thuốc sâu, thuốc cỏ... Tính ra chẳng còn gì, chỉ bỏ công làm lãi để có lúa mà ăn. Vậy mà còn thêm khốn khổ vì máy gặt làm quyền làm thế nữa thì uất ức lắm” - một nông dân than vãn.

Cánh đồng lúa thôn Quang Trung đã chín nhưng chỉ biết trông chờ vào chiếc máy gặt duy nhất mà đối tượng có tiền án kết nối đưa về. Ảnh: TRẦN TUẤN
Cánh đồng lúa thôn Quang Trung đã chín nhưng chỉ biết trông chờ vào chiếc máy gặt duy nhất mà đối tượng có tiền án kết nối đưa về. Ảnh: TRẦN TUẤN
Rất bức xúc nhưng không xử lý được

Theo một cán bộ thôn Quang Trung, tình trạng “xã hội đen” kết nối dẫn máy gặt về làng lấy giá “chặt chém” đã xảy ra mấy năm nay. Như năm ngoái, các nơi khác giá gặt chỉ 110.000 - 120.000đ/sào nhưng máy của đối tượng bảo kê lấy 180.000đ/sào. Trong khi thực tế, chúng chỉ trả cho chủ máy gặt 120.000, còn 60.000 bỏ túi.

Bức xúc hơn, vụ xuân 2017, khi trưởng thôn Quang Trung kết nối đưa một máy gặt khác về để tránh tình trạng một máy “độc quyền” của nhóm bảo kê tung tác, thì bị một số thành phần vào tận nhà trưởng thôn đe dọa, khiến chủ máy sợ hãi phải “chuồn” ngay cho an toàn. Cũng vì để nhóm bảo kê tung tác nên có vụ, lúa đã chín rũ ngoài đồng, nhưng máy của chúng đang đi gặt ở đồng khác chưa đến nên nhiều người phải ra gặt tay (gặt bằng liềm) để vớt vát, đến cả nhà bí thư chi bộ thôn và nhà trưởng thôn cũng phải ra gặt tay cứu lúa.

Ông Lê Đình Đức - Trưởng Công an xã Kỳ Xuân - cũng xác nhận có tình trạng mấy năm nay một đối tượng có tiền án tiền sự ở xã Kỳ Bắc dẫn máy gặt về thôn Quang Trung gặt lúa và thường lấy giá cao hơn mặt bằng chung.

Trước tình trạng này, năm nay UBND xã Kỳ Xuân đã có văn bản yêu cầu chủ máy gặt chỉ được lấy tối đa 160.000đ/sào. Thế nhưng, thực tế hiện nay họ đang lấy 170.000 - 180.000đ/sào. Nhưng khi hỏi thì dân không dám nói thật, mà nói do ruộng sục rồi tự bồi dưỡng thêm cho máy.

“Chúng tôi bức xúc lắm nhưng cũng không có cơ sở để xử lý. Vì dân thì không dám tố” - ông Đức nói. 

Trước đó, vụ đông xuân 2018, Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã khởi tố một đối tượng trộm cắp tài sản. Làm rõ hành vi, đối tượng này còn khai đã nhiều lần bảo kê máy gặt lúa. Năm 2016, Công an huyện Kỳ Anh cũng khởi tố 4 đối tượng dùng súng bảo kê máy gặt lúa tại địa bàn xã Kỳ Khang và Kỳ Thọ.

Tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa và tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, vụ đông xuân 2018 cũng xảy ra tình trạng nhóm đối tượng “bảo kê” máy gặt. Cứ chủ máy đưa máy gặt xuống đồng là chúng dùng hung khí đe dọa, yêu cầu chủ máy phải chi cho chúng từ 2 - 5 triệu đồng/máy, nếu không sẽ bị đánh. Vụ việc sau đó, công an vào cuộc điều tra và khởi tố vụ án về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Giang hồ bảo kê máy gặt, nông dân khốn khổ

TRẦN TUẤN |

Hiện đã vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2018, nhưng vẫn như những năm trước, nông dân thôn Quang Trung, xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phải ngậm ngùi trả cái giá bị "chặt chém" cho chiếc máy gặt "độc quyền" mà đối tượng có tiền án, tiền sự bảo kê đưa về.

Cái kết xứng đáng cho 2 đối tượng chuyên đòi tiền bảo kê máy gặt lúa

HỒNG QUÂN |

Thấy máy gặt lúa nào về đến địa bàn, các đối tượng nhanh chóng đến ép chủ máy gặt đóng tiền bảo kê, nếu không sẽ bị xử.

Gian nan cuộc chiến chống “bảo kê” máy gặt lúa

QUANG ĐẠI |

Tình trạng côn đồ lộng hành, “bảo kê” máy gặt lúa nhằm thu lợi bất chính, thực chất là “móc túi” người nông dân, đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau vẻ yên bình của nông thôn, đang tồn tại những thế lực ngầm đen tối, thách thức cơ quan chức năng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Giang hồ bảo kê máy gặt, nông dân khốn khổ

TRẦN TUẤN |

Hiện đã vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2018, nhưng vẫn như những năm trước, nông dân thôn Quang Trung, xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phải ngậm ngùi trả cái giá bị "chặt chém" cho chiếc máy gặt "độc quyền" mà đối tượng có tiền án, tiền sự bảo kê đưa về.

Cái kết xứng đáng cho 2 đối tượng chuyên đòi tiền bảo kê máy gặt lúa

HỒNG QUÂN |

Thấy máy gặt lúa nào về đến địa bàn, các đối tượng nhanh chóng đến ép chủ máy gặt đóng tiền bảo kê, nếu không sẽ bị xử.

Gian nan cuộc chiến chống “bảo kê” máy gặt lúa

QUANG ĐẠI |

Tình trạng côn đồ lộng hành, “bảo kê” máy gặt lúa nhằm thu lợi bất chính, thực chất là “móc túi” người nông dân, đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau vẻ yên bình của nông thôn, đang tồn tại những thế lực ngầm đen tối, thách thức cơ quan chức năng.