BÀI DỰ THI BÚT KÝ, PHÓNG SỰ 990 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI NGHỆ AN

Gặp người kể chuyện làng khoa bảng Quỳnh Đôi

QUỲNH TRANG |

Người xưa có câu: “Bắc Hà Hành Thiện/Hoan Diễn Quỳnh Đôi” (ở miền Bắc có Hành Thiện, vùng Hoan Diễn miền trung có Quỳnh Đôi) để nói đến một trong hai ngôi làng nổi tiếng nhất về sự học hành và đậu đạt. Con em Quỳnh Đôi (Nghệ An) xưa nay không ngừng sự nghiệp đèn sách để lập nên những kỷ lục vô tiền khoáng hậu.

Gặp người viết sử làng

Tượng đài nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại xã Quỳnh Đôi. Ảnh: Quang Đại
Tượng đài nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại xã Quỳnh Đôi. Ảnh: Quang Đại

Bình minh vừa ló rạng sau những lớp mây dày, những tia nắng nhẹ nhàng vén mây trải xuống mặt đất như quét sạch tàn dư của bóng đêm, tôi đã đến đây, ngôi làng Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).

Bỗng tôi giật mình trước cổng làng lừng lững, bề thế trông giống như đang đi vào một phố mới nào đó. Mải ngắm nhìn, tôi mường tượng mình đã gặp cảnh này ở đâu đó rồi nhưng không thể nào nhớ được.

Ngay phía bên trái cổng làng là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia - mộ và nhà thờ Quỳnh Quận công Hồ Phi Tích. Kế bên nhà thờ cụ Hồ Phi Tích là bia tưởng niệm Hồ Xuân Hương, được xây dựng từ nguồn kinh phí của Quỹ Phát triển văn hóa Việt Nam - Thụy Điển tài trợ.

Kế bên bia tưởng niệm Hồ Xuân Hương là mộ nhà cách mạng - liệt sĩ Hồ Tùng Mậu. Bên mộ nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu là tượng đài anh hùng Cù Chính Lan - người làm rạng rỡ truyền thống Quỳnh Đôi, nổi danh anh hùng đánh xe tăng Đường số 6 trong chiến dịch Hòa Bình đông xuân 1951-1952.

Bỗng tôi nhìn thấy một ông lão chừng 90 tuổi đang ngồi trong một quán nước gần đây. Vừa hút một điếu thuốc lào, uống ngụm chè xanh nóng, ông chóp chép cái miệng như đang đắc ý một điều gì đó trong đầu.

Tôi mạnh dạn tiến đến gần để bắt chuyện, nhìn rõ hóa ra đó là ông Phan Hữu Thịnh được mọi người trân trọng gọi là “ẩn sĩ làng Quỳnh”. Tôi đang bâng khuâng không biết điều này thực hay mơ đây thì ông hỏi "Cô từ đâu tới đây". Tôi liền đáp: "Cháu nghe nói làng mình là làng khoa bảng, đất phát nhân tài nức tiếng cả nước phải không ông nhỉ?".

Ông Phan Hữu Thịnh, “pho sử sống” của xã Quỳnh Đôi. Ảnh: Quỳnh Trang
Ông Phan Hữu Thịnh, “pho sử sống” của xã Quỳnh Đôi. Ảnh: Quỳnh Trang

Như bắt được mạch, ông Thịnh kể chuyện say sưa. Ông kể chuyện về làng, về những con người nơi đây một cách say mê, náo nức với vẻ mặt đầy tự hào. Hai con mắt ông sáng lên, khuôn mặt biến chuyển sinh động khi kể từ sự việc này qua sự việc khác.

Ông khoe ở Nghệ An hầu như con người hiếu học đâu đâu cũng có nhưng không có nơi nào những người đỗ đạt và làm quan nhiều như vậy so với một làng đất không rộng, người không đông.

Thực tế năm 1440 khi những người dựng làng mời ông Dương Văn Khang về dạy chữ thì lúc này chuyện học hành mới bắt đầu được chú trọng và một thời gian sau mới có người dự thi. Một ngôi làng dân số không đông, nghèo khó nhưng lại đầu tư cho việc học hành là một chuyện rất đặc biệt. Và đặc biệt hơn, cái làng nhỏ này chiếm tói 10% số người đỗ đạt của cả vùng Nghệ Tĩnh rộng lớn.

Dù điều nay tôi đã từng nghe ở sách, báo nhưng khi nghe ông kể tôi vẫn thấy xúc động. Ông Thịnh say sưa nhìn tôi đầy khí thế kể tiếp: Làng Quỳnh nổi tiếng là "Quỳnh Đôi tơ lụa, thủ khoa ba đời".

Quỳnh Đôi có hai hòn lèn chiếu vào, phía Đông có Lèn Bảng gọi là Bảng Canh, phía Tây có lèn Bèo gọi là Hiền Hoa. Có chuyện kể rằng, vào năm 1885, Tú tài Hồ Phi Hội biên soạn cuốn sách “Quỳnh Đôi cổ kim sự tích hương biên trang”. Trong phần tựa, có kể rằng, đêm nằm mơ thấy một vị thần báo mộng "Giáp canh bảng tại văn tự tại".

Giấc mộng này nói về sự tồn tại vĩnh viễn và ý nghĩa to lớn của chuyện học hành. Hiện nay, lèn Bảng (Bảng Canh) vẫn tồn tại, còn lèn Bèo (Hiền Hoa) đã bị dân khai phá tận gốc để lấy đá xây nhà, làm đường.

Hai phía đông, tây là hai hòn lèn mà theo trí tưởng tượng của mọi người chúng như cái bảng chầu về ở hai xã Quỳnh Hồng, Bảng Xá. Xế về phía đông nam có hai cột đá nhô lên và một bãi đá giống cái nghiên mực gọi là Hòn Bút, Hòn Nghiên.

Làng Quỳnh có một đặc điểm rất khác với những làng xung quanh, đó là chọn việc học hành, ở  nơi này người ta xem học là “nghề”, không phải nghề bình thường mà là “nghề truyền thống”, có từ xa xưa và nó sẽ còn tiếp tục mãi theo dòng chảy. Cứ đêm đêm có thể nghe thấy tiếng sáo, tiếng đập vải, xen lẫn là tiếng học của các cậu học trò.

Nối mãi dòng chảy hiếu học

Nhà thờ tổ họ Hồ-dòng họ nổi tiếng về truyền thống hiếu học, tại xã Quỳnh Đôi. Ảnh: Quang Đại
Nhà thờ tổ họ Hồ-dòng họ nổi tiếng về truyền thống hiếu học, tại xã Quỳnh Đôi. Ảnh: Quang Đại

Rời nhà ông Thịnh lúc quá trưa, tôi đi qua một cánh đồng theo lời chỉ dẫn tận tình của một người dân trong làng Quỳnh Đôi, chúng tôi đến nhà chị Nguyễn Thị Lan (xóm 6, xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu).

Ngôi nhà thật đơn sơ, nhỏ nhắn nhường lại khoảng sân rộng trước nhà để trồng cỏ, trồng rau và nuôi gà. Chị Lan cười rạng rỡ đón chúng tôi.

Khi mới sinh ra, chị Lan không được may mắn như những đứa trẻ khác mà đã bị khuyết tật, dáng đi tấp tễnh. Lớn lên, sức khỏe yếu lại tự ti về bệnh tật và hoàn cảnh của bản thân nên suốt mấy chục năm trời, chị sống lầm lũi, ít có niềm vui.

Năm 30 tuổi, chị mang bầu rồi con trai ra đời như mang đến cho chị động lực để chị tiếp tục đối diện với những khó khăn của cuộc sống.

Người bình thường chăm sóc con mọn đã vất vả nói gì đến người khuyết tật. Nhưng rồi trời thương chị, cậu bé Nguyễn Kiên Quyết (hiện tại là học sinh lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 3) khỏe mạnh cứ thế lớn lên trong vòng tay và tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ khuyết tật.

Rau cháo nuôi nhau nhưng nhiều bữa cũng không đủ no. Khó khăn vất vả là thế nhưng khi Quyết đến tuổi đi học, chị Lan vẫn cố gắng cho con đến trường để bằng bạn bè cùng trang lứa. Thu nhập chính của hai mẹ con chỉ trông chờ vào phí trợ cấp xã hội 600 nghìn đồng/tháng dành cho người tàn tật.

Một góc xã nông thôn mới Quỳnh Đôi. Ảnh: Quang Đại
Một góc xã nông thôn mới Quỳnh Đôi. Ảnh: Quang Đại

“Sức khỏe yếu nên tôi chỉ quanh quẩn làm nương, chăm đàn gà kể từ lúc cho con đi học, điều khiến tôi trăn trở nhất hàng ngày không phải là cái đói, cái nghèo mà là làm thế nào để trang trải đủ chi phí cho con tiếp tục học tập" – chị Lan chia sẻ.

Không phụ lòng mẹ, cậu bé Quyết chăm học và học rất giỏi. Trong căn nhà quá đơn sơ của hai mẹ con, có lẽ, thứ quý giá nhất chính là những tấm giấy khen về thành tích học tập của Quyết, 10 năm liền em luôn đạt học sinh giỏi nhất nhì của trường, có nhiều bằng khen kết quả từ các kỳ thi học sinh giỏi.

Trao đổi với tôi, Quyết tâm sự chỉ muốn học thật giỏi, sớm có công việc ổn định để báo hiếu người mẹ tảo tần. Một tương lai rạng ngời đang chờ đợi cậu học sinh xuất sắc.

Không riêng gia đình chị Nguyễn Thị Lan, nhiều gia đình có 3, 4 con cùng học đại học và lập nghiệp tại Hà Nội trở thành chuyện phổ biến tại xã Quỳnh Đôi.

Để khuyến khích con em trong làng chăm chỉ học hành, hội khuyến học xã Quỳnh Đôi đã được thành lập. Nhiều người con Quỳnh Đôi xa quê vẫn đều đặn gửi tiền đóng góp cho quỹ khuyến học của làng ngày càng phát triển.

Tinh thần chịu khó, kiên trì đã thành “dòng chảy” đời nối đời của người làng Quỳnh. Người làng Quỳnh luôn nhắc nhau, động viên nhau: “Bây giờ đi nước mỏi vai/Mai sau đi hán đi hài mỏi chân”.

Ông Hồ Bảo Thông, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi cho biết: Hiện nay Quỳnh Đôi đã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới nên đường làng, ngõ xóm được xây dựng khang trang, ngăn nắp. Trước đây, đường  làng khá quanh co vì người ta cố tình làm như vậy để những người đỗ đạt về làng bái tổ chào đón.

Nay người dân Quỳnh Đôi chủ yếu sống tập trung theo các trục đường liên thôn và đường giao thông du lịch biển Quỳnh đi qua xã. Con đường này mới làm trong những năm gần đây, nối từ quốc lộ 1A với các bãi biển.

Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục… Nó cũng thuận lợi cho những người đến tham quan một địa danh bình dị đã trở nên nổi tiếng.

QUỲNH TRANG
TIN LIÊN QUAN

Nhút Thanh Chương, hương vị đặc sản xứ Nghệ

NGUYỄN VĂN TÀI |

"Nhút Thanh Chương-tương Nam Đàn" hai thức ăn quê dân dã của xứ Nghệ đã gắn bó bao đời với cư dân vùng gió Lào cát trắng, trở thành "huyền thoại" về đặc sản xứ Nghệ. Mỗi người con của Thanh Chương, tự hào và thân thương giới thiệu đến từ "đất Nhút"...

Tượng đài Bác Hồ giữa lòng dân xứ Nghệ

Thuận Thắng |

Cách đây gần 20 năm, lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh tại TP. Vinh (Nghệ An) trở thành niềm vui chung của nhân dân trong tỉnh, thỏa lòng mong mỏi của mọi người.

Hoàng Mai- sức quyến rũ nơi địa đầu xứ Nghệ

Nguyễn Xuân Bách |

Hoàng Mai nằm ở phía Bắc địa đầu của xứ Nghệ, non nước hữu tình, có núi, có sông, có rừng và biển. Sông núi, biển cả ở đây cứ quấn quýt với nhau tạo nên một vẻ đẹp kỳ thú, làm say đắm lòng người, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhút Thanh Chương, hương vị đặc sản xứ Nghệ

NGUYỄN VĂN TÀI |

"Nhút Thanh Chương-tương Nam Đàn" hai thức ăn quê dân dã của xứ Nghệ đã gắn bó bao đời với cư dân vùng gió Lào cát trắng, trở thành "huyền thoại" về đặc sản xứ Nghệ. Mỗi người con của Thanh Chương, tự hào và thân thương giới thiệu đến từ "đất Nhút"...

Tượng đài Bác Hồ giữa lòng dân xứ Nghệ

Thuận Thắng |

Cách đây gần 20 năm, lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh tại TP. Vinh (Nghệ An) trở thành niềm vui chung của nhân dân trong tỉnh, thỏa lòng mong mỏi của mọi người.

Hoàng Mai- sức quyến rũ nơi địa đầu xứ Nghệ

Nguyễn Xuân Bách |

Hoàng Mai nằm ở phía Bắc địa đầu của xứ Nghệ, non nước hữu tình, có núi, có sông, có rừng và biển. Sông núi, biển cả ở đây cứ quấn quýt với nhau tạo nên một vẻ đẹp kỳ thú, làm say đắm lòng người, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai.