Đóng tàu 67, Ngân hàng NNPTNT Thanh Hóa: Giữ sổ đỏ của ngư dân, báo cáo sai sự thật

XUÂN HÙNG |

Theo quy định của Nghị định 67/2014/NĐ-CP, ngư dân tham gia vay vốn đóng tàu chỉ phải thế chấp bằng chính con tàu. Tuy nhiên, Ngân hàng NNPTNT Thanh Hoá lại giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của dân. Đây là cách ngân hàng giữ an toàn cho mình, đẩy khó cho dân khi cần vốn lưu động trong mỗi chuyến vươn khơi. Báo cáo với cấp trên, ông Trịnh Ngọc Thanh - Giám đốc Ngân hàng NNPTNT Thanh Hoá - lại cố tình đùn đẩy trách nhiệm và không trung thực.

Tự nguyện hay ép buộc?

Thanh Hoá hiện có 23 con tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67). Ngân hàng NNPTNT Thanh Hoá (ngân hàng) giải ngân cho 6 chủ tàu vay, gồm: Các ông Trương Đình Sòng, Lê Văn Còng, Lê Văn Lực (cả 3 đều ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá; đóng mới tàu vỏ thép 811CV); ông Đỗ Quang Nam (Hoằng Phụ, Hoằng Hoá) đóng mới tàu 829CV; ông Đậu Văn Tiệp và ông Trần Văn Thượng (đều ở Nghi Sơn, Tĩnh Gia) cùng đóng mới tàu 811CV.

Trước khi ký hợp đồng tín dụng đóng mới tàu vỏ thép, Ngân hàng NNPTNT Thanh Hoá yêu cầu người dân lập “Dự án vay vốn đóng mới tàu cá vỏ thép lưới chụp khai thác hải sản” nộp cho ngân hàng. Phần cuối dự án này có câu: “Gia đình tự nguyện bổ sung thêm tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của gia đình để đảm bảo cho khoản vay”. “Khoản vay” được nói đến trong bản dự án này là toàn bộ số vốn cố định theo NĐ 67 để đóng mới tàu cá vỏ thép chứ không phải để vay vốn lưu động.

Theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 4 NĐ 67, thì “chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay”. Điều này có nghĩa, chủ tàu không bị bắt buộc hoặc phải “tự nguyện” nộp thêm sổ đỏ hay bất kỳ tài sản thế chấp nào khác để vay vốn cố định đóng tàu.

Như vậy, việc người dân “tự nguyện” nộp sổ đỏ cho ngân hàng để vay vốn cố định đóng tàu là điều khó hiểu. Chủ tàu Đỗ Quang Nam khẳng định: “Làm gì có chuyện tự nguyện, trước khi ký hợp đồng tín dụng đóng tàu, cán bộ ngân hàng bảo chúng tôi ký vào bản dự án này mới ký hợp đồng tín dụng chứ có phải chúng tôi viết đâu, bản dự án là do ngân hàng lập ra rồi đưa chúng tôi ký”. Phỏng vấn các chủ tàu khác đều khẳng định như vậy.

Về vấn đề này, thạc sĩ, luật sư Lê Quốc Hiền - Trưởng VP Luật sư Lê Quốc Hiền (Thanh Hoá) - nêu quan điểm, phải xem xét chữ “tự nguyện” này dưới 3 góc độ, thứ nhất, tự nguyện phải là hoàn toàn tự do thể hiện ý chí, hoàn toàn thoải mái để bày tỏ ý chí, hoàn toàn tự nguyện làm việc đó chứ không phải tự nguyện theo sự hướng dẫn của cơ quan ngân hàng, không phải sự tự nguyện theo áp đặt của ngân hàng, không phải là tự nguyện trong tình cảnh nếu không ký sẽ không cho vay. Tự nguyện trong tình cảnh như vậy là tự nguyện trong vị thế yếm thế của người dân và người dân bị áp đặt để tự nguyện và tự nguyện ấy là trái pháp luật”.

Tàu 67 của ông Nam bị gãy sào giữa biển khơi. 

Vòng vèo dùng sổ đỏ đảm bảo khoản vay đóng tàu

Sau khi có được “Dự án vay vốn đóng mới tàu cá vỏ thép lưới chụp khai thác hải sản” với hai chữ “tự nguyện” hiến dâng sổ đỏ trong tay, ngày 28.1.2016, Ngân hàng NNPTNT Thanh Hoá (Chi nhánh huyện Hoằng Hoá) lập “Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” số 3518/91/67/01/2016/HĐBĐ đối với gia đình ông Đỗ Quang Nam. Theo đó, gia đình ông Nam thế chấp quyền sử dụng đất chính là nơi ở của gia đình ông hiện nay gồm 98,1m2 đất ở và nhà 2 tầng xây năm 2010. Tổng giá trị tài sản này được định giá 983.300.000 đồng. Ông Nam được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng tối đa 737.475.000 đồng. Nếu không trả nợ đúng hạn thì sau 30 ngày ngân hàng “có quyền bán tài sản thế chấp” mà không cần ý kiến của chủ tàu.

Vậy nhưng, trong “Hợp đồng tín dụng” số 3518/01/2016/HĐTD chính thức về việc đóng tàu giữa ông Nam và ngân hàng ký ngày 28.1.2016, ngân hàng đồng ý cho ông Nam vay 15 tỉ đồng. Mục đích cho vay duy nhất ghi rõ trong Điều 2 là “Đầu tư đóng mới tàu vỏ thép lưới chụp” theo NĐ 67 của Chính phủ, không đề cập đến bất kỳ khoản vay vốn lưu động nào khác. Tuy nhiên, tại Điều 6 “Bảo đảm tiền vay” cho số tiền đóng tàu, ngân hàng lại lấy hợp đồng bảo đảm số: 3518/91/67/01/2016 ký ngày 28.1.2016 nói trên làm tài sản đảm bảo. Vòng vèo với nhiều hợp đồng, cuối cùng, ngân hàng cũng đã dùng chính tài sản là nhà, đất của ngư dân để đảm bảo cho khoản vay cố định đóng tàu theo NĐ 67.

Trao đổi với Lao Động, ông Trịnh Ngọc Thanh lại khẳng định rằng, việc vay vốn cố định đóng tàu và vay vốn lưu động không liên quan gì đến nhau. Trong một báo cáo gửi NHNN Chi nhánh Thanh Hoá và các cơ quan quản lý tỉnh Thanh Hoá mới đây, ông Thanh lại cho rằng, việc giữ sổ đỏ của chủ tàu là nhằm đảm bảo cho khoản vay vốn lưu động. Đó là báo cáo không trung thực.

 Ông Đỗ Quang Nam trên con tàu 67 của mình. Ảnh: X.H

Giữ an toàn cho mình, đẩy khó cho ngư dân

Làm việc với Lao Động, ông Thanh cũng xác nhận, sổ đỏ của các chủ tàu hiện đang nằm trong hệ thống ngân hàng là có thật. Theo ông Thanh, số tài sản đảm bảo của ngư dân là nhà đất so với số tiền hơn 15 tỉ đồng ngân hàng đã giải ngân đóng tàu “chẳng ăn thua gì” - lời ông Thanh. Thực chất, theo tìm hiểu của Lao Động, ngân hàng này rất sợ các chủ tàu sẽ dùng sổ đỏ đi vay ở các tổ chức tín dụng khác. Chỉ cần chủ tàu có 1 đồng nợ xấu ở tổ chức tín dụng khác thì lập tức hàng chục tỉ vay ở Ngân hàng NNPTNT cũng bị rơi vào nhóm nợ xấu theo quy định của CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia). Một vị giám đốc chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng NNPTNT Thanh Hoá thường xuyên căn dặn các chủ tàu đừng có đi mua trả góp ở các siêu thị, trung tâm thương mại…

Ông Trịnh Ngọc Thanh cũng xác nhận là ông muốn gom (khách hàng) lại vì lo ngại chủ tàu “vay ở chỗ khác ông chầy bửa không trả thì nợ xấu ngân hàng tôi gánh ngay. Hiện nay có một số tổ chức thương mại khác bé cứ cấu vào số lượng tôi cho vay tới 10 tỉ nhưng nó cho vay chỉ vài trăm triệu. Hắn không cần phải hồ sơ, miễn là ông đã vay ngân hàng nông nghiệp rồi để nay mai ngân hàng nông nghiệp đi đòi nợ hộ nó cho nên những việc đó tôi rất hạn chế”.

Về vấn đề này, LS Lê Quốc Hiền cho rằng, tỉ lệ rủi ro thì bất kỳ khoản vay nào cũng có, nhưng không vì vậy mà ngân hàng có thể giữ sổ đỏ của dân để giữ an toàn cho mình. “Quy định của NĐ 67 cũng như thông tư hướng dẫn, người dân chỉ phải thế chấp bằng chính con tàu để vay vốn đóng tàu, ngoài tài sản đó ra, ngân hàng không được phép bắt người dân phải thế chấp bất kỳ tài sản nào khác. Khi người dân chưa vay vốn lưu động, chưa vay vốn thương mại thì ngân hàng không được phép giữ bất kỳ tài sản nào của người dân” - luật sư Hiền khẳng định.

Việc vợ chồng ông Nam phải vay lãi ngoài (2.000đ/triệu/ngày) cho khoản vay hàng trăm triệu để đầu tư đi biển là có thật. Tuy nhiên, trong báo cáo của mình, ông Thanh khẳng định: “Không có tình trạng chủ tàu thiếu vốn phải vay tín dụng ngoài với lãi suất cao”. Trả lời câu hỏi của PV: Căn cứ vào đâu ông khẳng định không ai phải vay lãi ngoài?, ông Thanh ấp úng cho hay, ngân hàng ông có hệ thống theo dõi khách hàng (?!).

Chủ tàu có quyền đòi lại sổ đỏ hoặc kiện ngân hàng

Theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Thông tư 22/2014/TT-NHNN hướng dẫn chính sách tín dụng theo NĐ 67 thì “Trường hợp cho vay vốn lưu động: Ngân hàng thương mại xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản đối với chủ tàu theo quy định của pháp luật”. Hợp đồng vay vốn lưu động hoàn toàn độc lập với hợp đồng tín dụng đóng tàu đã ký trước đó. Quy trình, lãi suất và các quy định cho vay vốn lưu động cơ bản như vay vốn thương mại. Theo ông Nguyễn Thanh An - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hoá - việc vay vốn lưu động ở tổ chức tín dụng nào là quyền của chủ tàu, không cấm và phải có tài sản đảm bảo.

PV Lao Động hỏi ông Thanh: “Trong trường hợp hiện nay chủ tàu chưa vay 1 đồng vốn lưu động nào mà muốn lấy sổ đỏ ra có được không?”. Ông Thanh ấp úng, rồi nói: “Về nguyên tắc là được vì nó chưa đảm bảo cho khoản vay nào cả”. “Vậy ngay từ đầu sao ngân hàng lại yêu cầu chủ tàu phải tự nguyện nộp sổ đỏ?”. Ông Thanh không trả lời.

Trước đó, ông Thanh cho rằng “Sổ đỏ để ở nhà có khác gì để ngân hàng, để ngân hàng còn an toàn hơn” (?!). Trong khi đó, các chủ tàu vay vốn đóng tàu theo NĐ 67 của Ngân hàng NNPTNT Thanh Hoá đều muốn minh bạch trong việc cầm sổ đỏ của họ. “Thực ra, chúng tôi luôn cần vay vốn lưu động của ngân hàng, nhất là khi ngân hàng đã cho chúng tôi vay hàng chục tỉ đồng đóng tàu. Tuy nhiên, cái chúng tôi cần là sự rõ ràng, phải cho chúng tôi sự chủ động. Vay đóng tàu khác, vay vốn lưu động khác”.

Xin ngân hàng cho lấy sổ đỏ!

Việc ngân hàng giữ sổ đỏ của các chủ tàu khiến họ rất khó khăn trong việc chủ động huy động vốn lưu động. Khó khăn này là hiện hữu với tất cả các chủ tàu 67 ở Thanh Hoá, đặc biệt với những tàu hay bị hư hỏng, nằm bờ. “Nguyện vọng của anh/chị bây giờ là gì?”- PV hỏi cùng một câu cho các chủ tàu. Câu trả lời nhận được là: Xin ngân hàng cho lấy sổ đỏ ra, khi nào vay thì mới phải bỏ vào.

XUÂN HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về chất lượng “tàu 67”

X.N - L.V |

Ngày 11.7, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục ký văn bản số 7223/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về vấn đề chất lượng "tàu vỏ thép 67".

Xử lý nghiêm cán bộ “nhắm mắt đăng kiểm” tàu 67

L.V |

Ngày 30.6.2017, tại văn bản báo cáo về hoạt động của tàu vỏ thép, Bộ NNPTNT, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo UBND tỉnh Bình Định giao các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục yêu cầu cơ sở đóng tàu thực hiện cam kết, có kế hoạch cụ thể khắc phục các sai phạm; đồng thời chỉ đạo, tổ chức giám sát việc khắc phục hư hỏng của tàu cá, để sớm đưa tàu cá trở lại hoạt động, giúp ngư dân vươn khơi bám biển.

Xung quanh vụ “tàu 67” mặc áo thép “rởm”: Xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị liên quan

Khánh Vũ |

Xung quanh thông tin về vụ “tàu vỏ thép 67” của Bộ NNPTNT đóng cho ngư dân bị đánh tráo giữa vỏ thép Hàn Quốc và thép Trung Quốc, động cơ “nước” và động cơ “khô”, khiến hàng chục con tàu vừa ra khơi đã xuống cấp, hỏng hóc. Chiều 14.6, Bộ NNPTNT chính thức thông tin với Báo Lao Động về trách nhiệm của các bên liên quan xung quanh vấn đề này.

Việt Nam cán mốc 7 triệu tài khoản chứng khoán: Làm gì để nâng cao chất lượng?

Đức Mạnh |

thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến phức tạp và chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế, nhưng vẫn được đánh giá là thị trường hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực.

"Đụng lợn" ăn Tết: Nét đẹp văn hóa làng quê xưa nay

HỮU CHÁNH |

Mỗi độ Tết đến, nhiều gia đình nông thôn lại chung nhau mổ một con lợn, rồi chia phần, dân gian gọi là "đụng lợn". Một tập tục rất thú vị, một nét đẹp trong văn hóa đón Tết vui xuân của người dân làng quê từ xưa tới nay.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Các địa điểm vui chơi thú vị tại TPHCM dịp Tết Quý Mão

Huỳnh Phương |

Để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các khu vui chơi Đầm Sen, Suối Tiên có nhiều ưu đãi và hoạt động xuyên Tết.

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về chất lượng “tàu 67”

X.N - L.V |

Ngày 11.7, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục ký văn bản số 7223/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về vấn đề chất lượng "tàu vỏ thép 67".

Xử lý nghiêm cán bộ “nhắm mắt đăng kiểm” tàu 67

L.V |

Ngày 30.6.2017, tại văn bản báo cáo về hoạt động của tàu vỏ thép, Bộ NNPTNT, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo UBND tỉnh Bình Định giao các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục yêu cầu cơ sở đóng tàu thực hiện cam kết, có kế hoạch cụ thể khắc phục các sai phạm; đồng thời chỉ đạo, tổ chức giám sát việc khắc phục hư hỏng của tàu cá, để sớm đưa tàu cá trở lại hoạt động, giúp ngư dân vươn khơi bám biển.

Xung quanh vụ “tàu 67” mặc áo thép “rởm”: Xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị liên quan

Khánh Vũ |

Xung quanh thông tin về vụ “tàu vỏ thép 67” của Bộ NNPTNT đóng cho ngư dân bị đánh tráo giữa vỏ thép Hàn Quốc và thép Trung Quốc, động cơ “nước” và động cơ “khô”, khiến hàng chục con tàu vừa ra khơi đã xuống cấp, hỏng hóc. Chiều 14.6, Bộ NNPTNT chính thức thông tin với Báo Lao Động về trách nhiệm của các bên liên quan xung quanh vấn đề này.