Đi thi cùng con

XUÂN QUANG |

Vậy là sáng nay (thứ hai, ngày 25.6), con bước vào phòng thi cùng với 925.000 cô cậu học sinh (chủ yếu) sinh năm 2000 trong kỳ thi THPT Quốc gia. Đã có thể bước đầu thở phào, vì chỉ 2 hôm nữa thôi, hành trình đi thi cùng con sẽ kết thúc “giai đoạn 1”.


Áp lực và “bất đồng chính kiến”

Đi thi cùng con không chỉ có tôi - bố cháu, mà cả nhà, cả ông cả bà đã “chạy marathon” cùng cháu ít nhất nửa năm nay rồi. Khó xử nhất là ông bà nội ngoại, cách đây mấy hôm, muốn vượt trăm cây số từ quê ra động viên cháu nhưng lại sợ gây thêm áp lực, nên chỉ rón rén gửi theo xe khách 1 thùng xốp cả gà cả trứng, rồi cá thu, tôm khô, rau quả cho cháu bồi dưỡng. Không dám gọi điện thoại cho cháu, nên cứ 2 ngày 1 lần gọi cho bố cháu, chỉ để hỏi cái điều đã từng hỏi cả trăm lần: “Thằng cu sắp thi rồi nhỉ?”…

Với người làm bố, làm mẹ thì khỏi nói, những lo lắng về 1 kỳ thi THPT đã đeo đẳng từ 3 năm trước, khi con bước chân vào trường “cấp ba”. Đẻ con vào cái năm dễ nhớ 2000 té ra lại phiền quá. Trước hết là số lượng thí sinh tăng đột biến so với năm ngoái: Gần 1 triệu em, tăng gần 60.000.

Tỉ lệ “chọi” đại học, cao đẳng cũng thật khủng khiếp: Riêng Hà Nội, số học sinh thi để vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa tuyển sinh đại học là hơn 62.000 nhưng chỉ để tuyển hơn 4.000 em. Con số này tôi biết, con tôi biết, tất cả cái nhà này biết, nhưng đã không ai nói ra, vì 2 chữ “áp lực”…

Việc đăng ký nguyên vọng cho con vài tháng trước khiến gia đình tôi “mất đoàn kết”. Cái tỉ lệ chọi quá cao khiến các con có tâm lý chọn trường dễ chứ không phải là chọn trường phù hợp, chọn nghề yêu thích cho tương lai. Tôi trở nên “cô đơn” trong quan điểm cần chọn ngành nghề yêu thích, dù khó khăn, dù tỉ lệ chọi cao đi nữa.

Cả nhà chụm đầu vào máy tính phân tích: Khối dịch vụ, an ninh quốc phòng có tỉ lệ chọi cao nhất là 7,88. Khối ngành kinh doanh, quản lý tỉ lệ chọi 6,87. Khối ngành sức khoẻ tỉ lệ 6,86. Tiếp sau là khối công nghệ, kỹ thuật, sản xuất, chế biến; nghệ thuật… Rốt cuộc, sau nhiều ngày thảo luận, chúng tôi chọn nhóm… ở giữa.

Bất đồng chính kiến tiếp theo đó là ôn thi IELTS vào thời gian ôn thi đại học. Phe “cánh tả” (một mình tôi “cánh hữu”) cho rằng, cần lấy cái bằng IELTS 6.5 để được ưu tiên, dễ bề lựa chọn các ngành mới của một số trường quốc tế. “Cánh tả” lại thắng, và rốt cuộc, con tôi đã phải học quần quật, hết ở lớp, đến chỗ học thêm ôn thi đại học, rồi qua Hội đồng Anh ôn tiếng Anh…

Tôi xót con lắm, nhưng rồi mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng tôi vẫn đều đặn đón con từ trường (trường cách nhà hơn 30 cây số), qua chỗ học thêm toán, qua chỗ ôn luyện thi tiếng Anh… Hành trình đưa đón con nhiêu khê và cơ cực ấy, có lẽ tôi phải ghi chép lại, để “tính sổ” khi về già. Kết quả thi IELTS của cháu rốt cuộc cũng thuộc nhóm “ở giữa”, nghĩa là đạt 6.0.

Vì sao không nên quay cóp?

Trưa 24.6, dưới cái nắng rang cháy Hà Nội, tôi đưa con tới điểm đón của nhà trường trên phố Mạc Thái Tổ, đã thấy nhộn nhịp đứng, ngồi hàng trăm ông bố bà mẹ cùng các sĩ tử. Tất thảy họ lộ rõ sự âu lo, phờ phạc. Không thuận lợi như các bạn khác, con tôi và các bạn thi tận huyện Thạch Thất, cách nội thành 30 cây số. Phần lớn các phụ huynh ngồi đây ngày mai, ngày kia, ngày sau nữa lại phờ phạc chạy xe lên điểm thi, âu lo ngóng chờ, thảng thốt hoặc rạng rỡ trước mỗi buồn, vui của con.

Cách đây vài tháng, các phụ huynh trong lớp con tôi lập 1 group chat trên viber chỉ để bàn chuyện thi cử, học hành, định hướng cho các con. Một group “nóng rẫy” từ phụ đạo, chọn trường, chọn nguyện vọng đến chuyện xe đưa đón, cái ăn, cái uống hôm thi, cả chuyện “có dấu hiệu yêu đương” của đám trẻ. Một ông bố gửi lời dặn dò 7 đồ bắt buộc mang theo vào phòng thi hết sức cụ thể mà dí dỏm: 1 Bút chì + tẩy; 2. 03 bút bi xanh; 3. Máy tính; 4. Thước + compa; 5. Phiếu báo danh; 6. CMND; 7. Não (in đậm).

Một bà mẹ không biết copy được ở đâu “Lời cô dặn trước lúc đi thi”, đọc thì thấy rất có ích cho các con: “Đi thi mà không phân tích đề thì khác gì nhường đường cho bạn khác - Không căn thời gian chuẩn xác có nghĩa là tự phá nát bài mình - Đi thi mà gạch xóa linh tinh là “tạo điều kiện” để thầy cô trừ điểm - Phải tỏ ra nguy hiểm, chớ để bạn khác nhìn bài - Không được viết dài với những câu ít điểm - Với những câu “hiểm” cần phân tích kỹ càng - Không được chủ quan, kể cả những đề luyện kỹ - Viết lách cụ tỉ, cẩn thận, gọn gàng - Chữ nghĩa thẳng hàng, thưa, đều, to tát - Đặc biệt linh hoạt khi bị “lơ mơ”…

Một hôm, tôi bàng hoàng khi nghe con hỏi: “Bọn con thi ở 1 điểm trường xa trung tâm, việc coi thi chắc không chát lắm, hay là con liều quay cóp nhỉ”. Tôi choáng, nhưng vẫn hỏi: “Bằng cách nào?”. Câu trả lời của con không hẳn là không có lý. Rằng, nếu như cả phòng người ta quay cóp, mà mình không thì là đánh mất đi cơ hội “chọi”.

Rằng, công nghệ quay cóp bây giờ hiện đại hơn thời “photocopy” của bố cả nghìn lần. Các thiết bị chỉ cần tìm kiếm và mua trên mạng, rất nhỏ, rất dễ ngụy trang trong người, hoặc được thiết kế giống các vật dụng thông thường như móc chìa khóa, thẻ ATM... Lại có loại “dạng vòng cổ” (kết nối với điện thoại di động), gồm 1 cuộn dây bằng đồng đeo cổ có chức năng tạo từ trường, micro hạt nam châm nhỏ xíu cho vào lỗ tai.

Lại nữa, có loại thu phát sóng ý hệt chiếc máy tính Casio FX-570 (loại thiết bị được phép mang vào phòng thi), kết nối không dây với 1 hạt tai nghe nhỏ xíu cũng cho được vào lỗ tai, có thể liên lạc ra bên ngoài phòng thi… Rằng, cứ chuẩn bị trước, biết đâu… Mình nghiêm túc quá có khi lại bị thiệt…

Lần này thì tôi kịch liệt phản đối: Chưa nói đến quy chế và tính trung thực, khi con bị “ám ảnh” bởi các thiết bị đó, sự tự tin và tập trung sẽ mất đi; chưa kể nếu bị phát hiện, mọi thứ sẽ đổ sông, đổ biển hết; Không thi đỗ năm nay thì sang năm, không đỗ trường này thì trường khác; rằng vẫn còn đó những trường đại học liên kết, cả đống suất học bổng ở những trường đại học trả tiền, rồi cao đẳng, trường nghề… Ơn giời, con tôi nghe ra!

Phiền toái mang tên World cup

Vâng, có 1 điều gây phiền toái nghiêm trọng mang tên World cup. Nó lại diễn ra vào thời gian ôn thi, lượt trận căng thẳng nhất cuối vòng bảng rơi đúng 3 ngày thi. Với 1 cậu trai chuyên mặc áo đội tuyển Việt Nam, thuộc vanh vách tên cầu thủ và đội hình xuất phát của U23 cũng như phần lớn đội bóng hàng đầu Châu Âu… thì việc cấm cửa xem World cup là cả một vấn đề. Tôi đã trải qua những ngày thực sự khó xử. Nhà chật, cho nên dù TV không lời cũng hiếm khi dám xem khi con học bài. Năm nay, cũng tuyệt đối không dám mời bạn bè đến nhà mở tiệc xem bóng đá như mọi năm.

Đúng hôm chuẩn bị lên trường làm thủ tục dự thi, con tôi buột mồm hỏi thời gian thi đấu trận Bồ Đào Nha - Iran (cháu vốn thần tượng Ronaldo). Té ra, “ông con” vẫn lén lút xem, lén lút vào mạng theo dõi. Bà mẹ lạnh lùng: “Tuyệt đối đối cấm!”.

Cùng với đó là mệnh lệnh “nhập trại” (gửi con vào KTX nội trú của trường cấp 3 ở trong 3 ngày đêm 24, 25 và 26). Dù đã “nhốt” con vào lớp nội trú cho các thầy quản, nhưng tôi dám chắc, trong thời đại công nghệ này, “bọn quỷ” 18 tuổi ấy thừa sức tìm cách để xem bằng được nếu muốn.

Thấy vẻ thất vọng của con, tôi mở đường: “Những trận đấu sớm con xem một chút cũng được, cho tinh thần thoải mái, nhưng những trận muộn thì thôi, còn ngủ để có sức thi”... Nói rồi, xem lại lịch thì té ra, Ronaldo cùng Bồ Đào Nha đá lượt trận cuối lúc 1h sáng ngày 26.6, giữa 2 ngày thi. Biết nói lại với nó thế nào đây?

Vài lời với con

Sáng nay, khi con đang thi môn ngữ văn, bố sẽ ngồi cạnh đó, trước 1 ly cafe tự thưởng vì hành trình đi thi cùng con sắp kết thúc “giai đoạn 1”. Giai đoạn 2 là khoảng cuối tháng 7, lúc đó đã biết điểm thi. Lúc đó sẽ là lúc “cánh tả”, “cánh hữu” tiếp tục ngồi lại nghe ngóng, phân tích tương quan điểm thi, đầu vào các trường, để còn kịp điều chỉnh nguyện vọng…

Hai ngày nữa thôi, bố và con sẽ được nghỉ ngơi. Con nhớ rằng, có hàng trăm lựa chọn, hàng nghìn cơ hội cho con vào đời, bất kể kết quả kỳ thi này thế nào!

XUÂN QUANG
TIN LIÊN QUAN

Bí quyết ôn thi các môn khối A,B: “Luyện tập nhuần nhuyễn các thao tác bấm máy tính”

Anh Nhàn |

Nguyễn Anh Tú (Đại học kĩ thuật quốc gia Moscow) và Nguyễn Hữu Lộc (Đại học Y Dược TP.HCM) đã xuất sắc trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 để ẵm trọn những điểm 10. Tú đạt 29,05 với điểm 10 môn hóa học, Lộc đạt 29,6 với 2 điểm 10 môn hóa học và sinh học. Trao đổi với PV báo Lao Động, hai bạn đều cho rằng làm thật chắc những câu hỏi dễ là bí quyết “ẵm điểm cao”.

Thi THPT quốc gia: Đưa công an vào coi thi để không còn “coi lỏng, coi chặt”?

HUYÊN NGUYỄN |

Năm 2018, đã là mùa thứ 4 áp dụng phương thức thi THPT mới. Nhiều mặt được của cuộc thi đã được ghi nhận, nhiều ý kiến lo ngại chuyện "coi lỏng", "coi chặt" hay "chấm lỏng", "chấm chặt" vì mục tiêu giúp con em địa phương đạt điểm cao. Vì lẽ đó, có ý kiến đề xuất nên điều động lực lượng công an làm nhiệm vụ coi thi hoặc giám sát phòng thi.

Bán phao thi bị "tiệt đường sống" trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018

Hà Phương |

Chỉ còn vài ngày nữa kỳ thi THPT quốc gia 2018 bắt đầu, tại Hà Nội, chợ "phao" trên các phố Tạ Quang Bửu, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy vắng vẻ khác thường. Không còn cảnh tấp nập người mua, nhiều quán photo quyết định kinh doanh thêm mặt hàng “mát mẻ” như trà đá, nước mía và bánh mì…

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Bí quyết ôn thi các môn khối A,B: “Luyện tập nhuần nhuyễn các thao tác bấm máy tính”

Anh Nhàn |

Nguyễn Anh Tú (Đại học kĩ thuật quốc gia Moscow) và Nguyễn Hữu Lộc (Đại học Y Dược TP.HCM) đã xuất sắc trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 để ẵm trọn những điểm 10. Tú đạt 29,05 với điểm 10 môn hóa học, Lộc đạt 29,6 với 2 điểm 10 môn hóa học và sinh học. Trao đổi với PV báo Lao Động, hai bạn đều cho rằng làm thật chắc những câu hỏi dễ là bí quyết “ẵm điểm cao”.

Thi THPT quốc gia: Đưa công an vào coi thi để không còn “coi lỏng, coi chặt”?

HUYÊN NGUYỄN |

Năm 2018, đã là mùa thứ 4 áp dụng phương thức thi THPT mới. Nhiều mặt được của cuộc thi đã được ghi nhận, nhiều ý kiến lo ngại chuyện "coi lỏng", "coi chặt" hay "chấm lỏng", "chấm chặt" vì mục tiêu giúp con em địa phương đạt điểm cao. Vì lẽ đó, có ý kiến đề xuất nên điều động lực lượng công an làm nhiệm vụ coi thi hoặc giám sát phòng thi.

Bán phao thi bị "tiệt đường sống" trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018

Hà Phương |

Chỉ còn vài ngày nữa kỳ thi THPT quốc gia 2018 bắt đầu, tại Hà Nội, chợ "phao" trên các phố Tạ Quang Bửu, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy vắng vẻ khác thường. Không còn cảnh tấp nập người mua, nhiều quán photo quyết định kinh doanh thêm mặt hàng “mát mẻ” như trà đá, nước mía và bánh mì…