Câu lạc bộ Poker - thể thao hay cờ bạc trá hình?

“Con đẻ”, “con nuôi” và nguy cơ loạn CLB Poker

NHÓM PV BẠN ĐỌC |

2 tháng kể từ loạt bài đầu tiên đăng trên Báo Lao Động, trong khi các tranh cãi xung quanh trò chơi sử dụng bài lá này vẫn chưa ngớt thì hiện tại, số lượng CLB Poker trên cả nước đã tăng từ 2 lên 5, chưa kể nhiều CLB khác đang nhăm nhe thành lập. Đáng lo ngại là hiện tượng tự thành lập hội nhóm tại địa phương, “ly khai” và không tuân theo quy định chung của Hiệp hội Bridge & Poker Việt Nam

Phòng VIP, chơi Cash và… siêu xe (?!)

Trước khi đi sâu vào vấn đề liên quan đến nguy cơ mất kiểm soát trong hoạt động tổ chức, triển khai các CLB Poker, xin được trở lại với King Poker Club (319 Tây Sơn, Hà Nội) - Thành viên non trẻ nhất của Hiệp hội Thể thao Bridge & Poker Việt Nam, vừa được ra mắt chính thức hôm 1.7.2017.

Mặc dù là “em út” trong gia đình gồm 4 thành viên, nhưng những gì mắt thấy tại nghe tại King Poker Club khiến những người chứng kiến không khỏi ngạc nhiên về sự vượt trội hơn so với các đàn anh là Win Poker, Capital Poker hay Loyal Poker. Đáng chú ý, nơi “lính mới” này tọa lạc nằm sát cạnh trụ sở Công an phường Ngã Tư Sở và cũng chẳng cách trụ sở của UBND phường này là bao.

19h tối 11.7, sảnh ngoài của King Poker Club đặt tại tầng 4 một tòa nhà trên phố Tây Sơn lác đác những cô gái xinh đẹp trong trang phục bắt mắt ngồi sau quầy lễ tân hoặc quanh những chiếc bàn gỗ tròn nhỏ xinh xắn nhiều màu sắc. Đó cũng chính là nơi đón tiếp, đăng ký thủ tục thi đấu hoặc giải đáp tất cả những câu thắc mắc cho những người chơi.

Thi thoảng từ cửa thang máy lại xuất hiện một vài thanh niên dáng dấp sành sỏi, ăn vận thời trang rảo bước nhanh qua sảnh, dừng lại đôi chút ở quầy lễ tân để móc ví, đưa tiền và rồi lại mất hút sau cánh cửa bọc da đen đính khuy đá nặng nề.

Ngoài hơn chục bàn đấu sang trọng ở khu vực “phòng thường” phục vụ thi đấu theo thể thức đánh giải (tournament) dạng đóng phí - lãnh thưởng như các CLB khác trên địa bàn Hà Nội, điều đặc biệt nhất tại King Poker Club có lẽ là sự tồn tại công khai của một khu vực biệt lập, được gọi là “phòng VIP”. Vận dụng một chút kinh nghiệm, chúng tôi đã lách qua được một cánh cửa kiên cố khác vốn được giám sát chặt chẽ bởi 2 nhân viên bảo vệ ăn vận hầm hố để đặt chân vào biệt khu này.

Luật sư Vi Văn Diện bảo lưu quan điểm các CLB Poker hiện nay có đầy đủ biểu hiện của hành vi tổ chức đánh bạc.

Tại thời điểm có mặt, phòng VIP có khoảng 6-7 bàn thì 3 bàn đang hoạt động nhộn nhịp, các đối thủ đang đấu nhau rất căng thẳng. So với khu vực bình dân, điểm dễ nhận thấy nhất tại đây chính là cách bài trí sang trọng hơn rất nhiều lần. Ghế bọc da to hơn, tựa lưng cao quá đầu, bàn chia bài cũng to hơn và đặc biệt không hề có màn hình điện tử hiển thị các thông số như những bàn đánh giải.

Chúng tôi lập tức nhận ra các đặc điểm của một hình thức chơi Poker hoàn toàn bị coi là cờ bạc, chỉ được tổ chức trong các sòng bài trên thế giới, đó là chơi cash. So với chơi đấu giải (tua), vốn vẫn còn tranh cãi là thể thao hay cờ bạc, cách chơi này thể hiện tính sát phạt, máu ăn thua rất rõ ràng.

Thực vậy, nếu ở hình thức chơi đánh giải, tất cả người chơi đều có xuất phát điểm như nhau (cùng một lượng chip) và phải trụ đến tàn cuộc thì mới được nhận giải thì ở cách chơi cash lại không như vậy. Người chơi có thể nhập và rời cuộc chơi bất cứ lúc nào, mang bao nhiêu chip vào cũng được. Do đó, người chơi cash hoàn toàn có quyền “ăn non” như trong cờ bạc truyền thống…

Để củng cố thêm nhận định của mình, tôi quyết định đặt câu hỏi với những nhân viên phục của King Poker Club thì được xác nhận khu vực tôi vừa có mặt đúng là chỉ dành cho các thành viên bạo chi, máu sát phạt chơi theo thể thức đánh cash. Ngoài ra, nhân dịp khai trương, CLB này cũng treo thưởng một chiếc Mercedes dòng C cho những khách VIP tích đủ một lượng điểm nhất định.

Khi thấy chúng tôi có vẻ quá tò mò về cơ chế hoạt động của phòng VIP, các nhân viên của CLB bắt đầu tỏ ra khá e dè, thấy vậy một nhân viên khác vội bảo: “Anh thích chơi kiểu tour thì sang phòng này. Chơi với các VIP chỉ có bán máu. Anh thích chơi giải 3M thì đến buổi sáng, 2M buổi chiều còn 1M đấu vào buổi tối. Nếu anh thích chơi 1M, em đăng ký cho anh chơi luôn...”.

Chọn đi... “cửa ngách”

Cũng trong quá trình thu thập tài liệu cho tuyến bài viết này, nhóm PV Báo Lao Động được biết ngoài Hà Nội, còn có Thái Nguyên chính là địa phương thứ 2 trên cả nước có CLB Poker được đăng ký hoạt động. Thế nhưng tréo nghoe ở chỗ, Thái Nguyên Poker Club dù thuộc Hội Bridge & Poker tỉnh Thái Nguyên nhưng lại chẳng liên hệ gì tới Hiệp hội Bridge & Poker Việt Nam. Hay nói một cách dễ hiểu, Thái Nguyên là địa phương đầu tiên trên cả nước không cần thông qua Hiệp hội nhưng vẫn tự thành lập CLB chơi bài lá cho riêng mình. Do đó, nằm ngoài phạm vi kiểm soát, ảnh hưởng của Hiệp hội.

Về việc thành lập Thái Nguyên Poker Club, theo những tài liệu chúng tôi tiếp cận được, có thể vắn tắt qua các mốc như sau: Ngày 3.3.2017, ông Nguyễn Lương Hải (SN 1965) nộp đơn lên Sở Văn Hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Thái Nguyên đề nghị thành lập Ban vận động thành lập Hội Bridge & Poker Thái Nguyên kèm theo danh sách 5 người trong Ban và hàng chục đầu đơn xin gia nhập Hội.

Ngày 15.3.2017, Sở VH-TT&DL tỉnh Thái Nguyên ký quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hội Bridge & Poker Thái Nguyên.

Cũng trong thời gian này, ông Hải đệ đơn lên Sở Nội vụ tỉnh đề nghị được thành lập Hội.

Quyết định thành lập Hội Bridge & Poker Thái Nguyên cho chủ tịch UBND tỉnh này, ông Vũ Hồng Bắc ký hôm 22.5.2017. Ảnh: P.V

Ngày 22.5.2017, ông Vũ Hồng Bắc - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ký quyết định cho phép thành lập Hội Bridge & Poker Thái Nguyên và ngày 16.6.2017, cũng chính ông Bắc là người ký phê duyệt Điều lệ của Hội này. 1 ngày sau, CLB Bridge & Poker Thái Nguyên chính thức được khai sinh.

Điểm lại chuỗi hành trình này nhận thấy, quy trình công nhận Hội Bridge & Poker Thái Nguyên về cơ bản không khác nhiều so với quy trình Hiệp hội Bridge & Poker Việt Nam được ra đời, có khác chăng là ở quy mô cấp tỉnh và dễ dàng hơn rất nhiều lần.

Có mặt tại Thái Nguyên Poker Club đặt tại tầng 4 một khách sạn sang trọng tại trung tâm TP Thái Nguyên cũng vào những ngày đầu tháng 7 này, theo quan sát của chúng tôi, mặc dù là chỉ là CLB cấp địa phương nhưng cơ sở vật chất cùng cách bài trí tại đây không có nhiều khác biệt so với những đồng nghiệp ở thủ đô.

Cũng những bộ bàn ghế sang trọng để chơi bài, cũng những nhân viên xinh đẹp và nhanh nhẹn, và vẫn có những người chơi luôn sành sỏi. Tuy nhiên có một thực tế là các giải đấu ở đây tổ chức thưa thớt hơn và giá trị buy-in (đóng phí chơi) cũng thấp hơn, thường từ 180.000 đến 1.200.000 đồng.

Trong vai một dân chơi sành sỏi từ Hà Nội tìm về đất chè để đổi gió, chúng tôi được một người đàn ông tên Hoàng Minh Phương, giới thiệu là lãnh đạo CLB kiêm Tổng thư ký Hội Bridge & Poker Thái Nguyên tiếp chuyện.

Ông Phương giải thích, do mới đi vào hoạt động nên CLB chủ yếu đông khách vào buổi tối và dịp cuối tuần. Ông khoe: Anh em từ Hà Nội lên cao tốc, chạy ù một lúc là đến, có khi còn nhanh hơn lên phố (khu vực trung tâm). Chơi đến khuya thì lên lấy phòng ngủ luôn, mai lại chơi. Mọi thứ cũng dần ổn định.

Cũng theo lời người đàn ông này, trong lộ trình đã hoạch định, sắp tới ông sẽ xúc tiến mở thêm các CLB Poker ở các địa phương khác như Bắc Ninh, Quảng Ninh... và tất nhiên, cũng khước từ sự liên đới của Hiệp hội. Sau thoáng ngần ngừ, ông Phương tiết lộ, sở dĩ ông chọn theo cách đi “cửa ngách” là bởi mức đóng phí vào tổ chức này quá cao, ông không muốn và cũng không chịu được... Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là những gì đáng quan tâm nhất chúng tôi ghi nhận được trên mảnh đất này...

Điểm lại chuỗi hành trình thành lập, Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc công ty luật Thiên Minh, Hà Nội - nhận định, quy trình công nhận Hội Bridge & Poker Thái Nguyên về cơ bản không khác nhiều so với quy trình Hiệp hội Bridge & Poker Việt Nam ra đời, khác chăng là ở quy mô cấp tỉnh và dễ dàng hơn rất nhiều lần.

“Trong khi Hiệp hội mất nhiều năm để vận động, chứng minh và thành lập được CLB đầu tiên thì với hành lang pháp lý có sẵn, Thái Nguyên chỉ mất 3 tháng. Với một bộ môn còn đang gây quá nhiều tranh cãi, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, củng cố các quy trình, quy chế hoạt động để không bị coi là “đánh bạc” thì việc cho phép mội Hội cấp tỉnh ra đời thế này là rất đáng lưu ý, xem xét... Tỉnh này lập được thì tỉnh khác cũng lập được, mỗi tỉnh là một hội, không ai nghe ai thì quản lý làm sao, quản lý thế nào?” - vị luật sư băn khoăn.

Cũng giống như đã trả lời Báo Lao Động trước đây, luật sư Vi Văn Diện tiếp tục bảo lưu quan điểm cho rằng với những biểu hiện thực tế, thì các CLB Poker tại Việt Nam đang tồn tại dấu hiệu của hành “vi tổ chức đánh bạc” hoặc “gá bạc” rất rõ ràng.

NHÓM PV BẠN ĐỌC
TIN LIÊN QUAN

Những “đứa con hư” của Hiệp hội Bridge & Poker Việt Nam

Nhóm phóng viên Bạn đọc |

Trong khi ông Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao Bridge & Poker Việt Nam khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại, Hiệp hội này vẫn chưa đồng ý cho bất kỳ câu lạc bộ thành viên nào tổ chức các giải thi đấu theo thể thức đóng phí - lãnh thưởng vì có nhiều luồng dư luận lo ngại đây chính là cờ bạc trá hình, thì trên thực tế, những gì nhóm PV Báo Lao Động ghi nhận được lại vẽ lên một bức tranh hoàn toàn đối lập.

Kỳ 3: Câu lạc bộ Poker - thể thao hay cờ bạc trá hình? - Những biểu hiện của “đánh bạc” và “gá bạc”

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Theo các chuyên gia pháp lý, dựa trên các biểu hiện hoạt động thực tế, thì các CLB Poker tại Việt Nam dường như đang có dấu hiệu của hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Còn các chuyên gia tâm lý thì khẳng định, người nghiện chơi Poker cũng có biểu hiện tương tự người nghiện cờ bạc…

Kỳ 2: Câu lạc bộ Poker thể thao hay cờ bạc trá hình - Sự khác biệt mong manh

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cùng là chơi Poker nhưng hiện nay, chỉ có hình thức thi đấu Tournament mới được Hiệp hội các môn Thể thao Trí tuệ thế giới (IMSA) công nhận là môn Thể thao Trí tuệ đồng thời cũng được Bộ Nội vụ Việt Nam cho phép thành lập hiệp hội tại nước ta để phát triển và hoạt động. Còn lại, các thể thức thi đấu khác đều bị coi là đánh bạc...

Câu lạc bộ Poker - thể thao hay sòng bài trá hình?

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Dưới hình thức tổ chức các “giải đấu”, gọi người chơi là “vận động viên”, các CLB Poker tại Hà Nội đang trên đà tăng trưởng chóng mặt về cả quy mô lẫn số lượng các “tín đồ”. Với sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên gia pháp lý, phóng viên Báo Lao Động đã đi tìm lời giải cho nghi vấn, những CLB Poker có phải sòng bài trá hình?

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Những “đứa con hư” của Hiệp hội Bridge & Poker Việt Nam

Nhóm phóng viên Bạn đọc |

Trong khi ông Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao Bridge & Poker Việt Nam khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại, Hiệp hội này vẫn chưa đồng ý cho bất kỳ câu lạc bộ thành viên nào tổ chức các giải thi đấu theo thể thức đóng phí - lãnh thưởng vì có nhiều luồng dư luận lo ngại đây chính là cờ bạc trá hình, thì trên thực tế, những gì nhóm PV Báo Lao Động ghi nhận được lại vẽ lên một bức tranh hoàn toàn đối lập.

Kỳ 3: Câu lạc bộ Poker - thể thao hay cờ bạc trá hình? - Những biểu hiện của “đánh bạc” và “gá bạc”

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Theo các chuyên gia pháp lý, dựa trên các biểu hiện hoạt động thực tế, thì các CLB Poker tại Việt Nam dường như đang có dấu hiệu của hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Còn các chuyên gia tâm lý thì khẳng định, người nghiện chơi Poker cũng có biểu hiện tương tự người nghiện cờ bạc…

Kỳ 2: Câu lạc bộ Poker thể thao hay cờ bạc trá hình - Sự khác biệt mong manh

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cùng là chơi Poker nhưng hiện nay, chỉ có hình thức thi đấu Tournament mới được Hiệp hội các môn Thể thao Trí tuệ thế giới (IMSA) công nhận là môn Thể thao Trí tuệ đồng thời cũng được Bộ Nội vụ Việt Nam cho phép thành lập hiệp hội tại nước ta để phát triển và hoạt động. Còn lại, các thể thức thi đấu khác đều bị coi là đánh bạc...

Câu lạc bộ Poker - thể thao hay sòng bài trá hình?

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Dưới hình thức tổ chức các “giải đấu”, gọi người chơi là “vận động viên”, các CLB Poker tại Hà Nội đang trên đà tăng trưởng chóng mặt về cả quy mô lẫn số lượng các “tín đồ”. Với sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên gia pháp lý, phóng viên Báo Lao Động đã đi tìm lời giải cho nghi vấn, những CLB Poker có phải sòng bài trá hình?