Chuyện về “Vĩnh Judo” và văn của người võ

Lục Tùng |

Tên đầy đủ của người đàn ông xứ Huế này là Lê Thanh Vĩnh, nhưng lâu nay bạn bè vẫn quen gọi ông là “Vĩnh Judo” bởi kỳ tích mà vị võ sư “Đệ lục đẳng” này mang lại cho Judo Việt Nam. Bất ngờ là đàng sau cánh tay gân guốc và võ nghiệp lừng lẫy ấy là cả một văn nghiệp vô cùng đặc biệt…

“Judoka… Việt Nam”

Võ sư Lê Thanh Vĩnh đã 70 tuổi, nhưng người con của đất Thuận An (Huế) rất hoạt bát và gân guốc. Đặc biệt, giọng nói nhẹ nhàng, đôi mắt hiền lành ẩn sau chiếc kính lão, luôn túc trực nụ cười… đã biến buổi phỏng vấn thành cuộc trò chuyện ấm cúng. “Nhiều người gọi ông là “Judoka… Việt Nam”, vừa nghe, ông nhẹ nhàng cắt ngang: “Danh hiệu đó lớn lắm, tôi đến với Judo từ… tình cờ”.

Chuyện bắt đầu vào năm 1963, chàng trai 18 tuổi đất Thần Kinh khăn gói vào Sài Gòn nuôi mơ ước hội họa. Rồi như duyên số, ông ở trọ gần Viện Nhu đạo Quang Trung do nhà sư Thích Tâm Giác sáng lập. Thấy võ sinh đến tập với phong thái “nho nhã”, tò mò ông đăng ký học cho biết. Nhưng sau thời gian ngắn, ông đã lọt “mắt xanh” của vị Viện trưởng.

Sau hơn 3 năm học, ông được chọn vào đội tuyển Judo quốc gia (1967-1969). Có điều kiện tiếp cận và luyện tập với các HLV đến từ các cường quốc Judo thế giới, ông Vĩnh nhận ra sự khác biệt lớn giữa judo “luyện tập” với thi đấu đỉnh cao. Thế là ông gác lại hoàn toàn giấc mơ hội họa để chuyên tâm Judo. Sau 2 năm khổ luyện, ông về Bình Dương mở lò dạy võ để truyền đạt lại những điều tâm đắc đó.

Sau ngày miền Nam giải phóng, các lò võ đóng cửa, ông về Đồng Tháp (quê vợ) làm đủ thứ nghề để mưu sinh. Mãi đến năm 1984, được GĐ Sở TDTT Đồng Tháp Phạm Ngọc Thành (Sáu Thành) mời vào làm việc. “Tôi chỉ đủ sức cấp căn phòng 80m2 trong SVĐ Sa Đéc”, ông Sáu Thành nhớ lại: “Anh Vĩnh phải đổ trấu lên nền gạch rồi trải bạt lên làm sàn tập”.

Một số tác phẩm tiêu biểu của vị võ sư "Đệ lục đẳng" 

Nhưng từ căn phòng đơn sơ này, ông Vĩnh đã làm chấn động giới Judo cả nước khi đưa 2 học trò “chân đất” Kiều Hạnh và Ngọc Hùng đoạt HCV tại Giải vô địch trẻ toàn quốc tổ chức tại Cần Thơ (1998). 2 năm sau, ông đưa Đồng Tháp trở thành hiện tượng tại cúp CLB mạnh toàn quốc lần I tại Bình Thuận khi giành hạng nhất toàn đoàn. Nhưng ấn tượng nhất là việc ông đưa Judo Việt Nam lên tầm khu vực khi mang về cho tổ quốc 6 HCV, 1 HCB, 6 HCĐ ngay trong lần đầu làm HLV trưởng quốc gia dự SEA Games 22 tổ chức năm 2003 tại Việt Nam.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người nhớ đến ông chính là sự nhẫn nại nhặt “ngọc trong đá”. Điển hình là trường hợp Nguyễn Thị Như Ý: Từ chỗ là hàng “thải” môn ném đẩy thành chủ nhân của 5 chiếc huy chương trong 5 lần tham dự SEA Games (23-28).

“Không được mời luyện tập, lại quá tuổi để chuyển môn khác nên em về nhà sống bằng nghề buôn bán. Nhưng không hiểu sao, thầy mạnh dạn “xé rào” nhận em vào tập Judo bằng “con đường không chính thức”. Ngoài việc bỏ tiền túi cho em uống nước, thầy còn lên giáo án “đốt cháy giai đoạn” để em tập riêng”. Chưa đầy 1 năm làm quen Judo, Như Ý giành HCĐ hạng 63kg nữ tại giải VĐQG tại Cần Thơ mở ra chuỗi thành công sau này.

Văn nghiệp đa dạng

Khác với phần lớn người chơi thể thao chuyên nghiệp, rất sợ “cầm bút”, ông Vĩnh đến với nghề viết từ rất sớm, gắn bó bền bĩ và tạo ra văn nghiệp đa dạng với quy mô không phải cây bút chuyên nghiệp cũng làm được.

Chưa đầy 3 năm sau khi làm quen với Judo, ở tuổi 21 ông đã cho xuất bản tác phẩm “Judo – Phương pháp ôn đòn” (NXB Đời Mới- 1966) và suốt gần nửa thế kỷ qua, vị võ sư này vẫn tranh thủ thời gian sau giờ lên sàn tập để hoàn thành nhiều tác phẩm khác: “Judo – Liên phản đòn”, “Căn bản Judo”, “Judo - Kỹ thuật thi lên đai đen từ 1 đến 4 đẳng”, “Biến thế Judo”...

Thậm chí ở tuổi 70, ông vừa hoàn thành tác phẩm “Judo thành tích cao”, được ThS Lý Đại Nghĩa, Tổng thư ký Liên đoàn Judo Đông Nam Á đã đánh giá: “Đây là tài liệu quý giá, giúp cho HLV, VĐV cấp cao và các môn sinh luyện tập Judo”.

Đáng nói là nhiều tác phẩm vừa kể được ông hoàn thành trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt. “Năm 1976 về Cao Lãnh sinh sống, mỗi ngày tôi gánh nước tưới rẫy, đánh bắt cá sông, lộng gỗ, vẽ quảng cáo… nhưng vẫn nhớ và tin tưởng Judo sẽ “sống lại” nên hàng đêm đốt đèn dầu tranh thủ viết lại những điều đã biết lên các trang giấy học trò không còn sử dụng… Từ những trang viết đó, sau này tôi xuất bản sách Judo”, ông Vĩnh bồi hồi.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người cầm bút chuyên nghiệp bái phục là vị võ sư này không chỉ viết báo mà còn làm song song cùng lúc nhiều thể loại báo chí và ở thể loại nào ông cũng tạo được sức hút đặc biệt ở bạn đọc.

Nói giọng Huế, nhưng khi phụ trách mục “Bình luận bóng đá” trên kênh truyền hình của Đài PTTH Đồng Tháp, ông Vĩnh lại được nhiều khán giả mến mộ bởi lối diễn đạt giàu hình tượng, gần gũi với người người miền Tây. “Tuần nào cũng có thư bạn xem đài gởi đến xin “kết nghĩa”, có hôm thư lên đến cả bao tải, tôi phải nhờ môn sinh Judo phụ trách việc xem thư và “điểm tin”… tôi mới trả lời kịp”, ông Vĩnh nheo mắt cười.

Ông Vĩnh cười tự hào về tác phẩm "66 năm bóng đá Đồng Tháp" của mình 

Cũng vào thời gian này, ông khai sinh và làm “chủ biên” của tờ báo “Bóng đá Đồng Tháp” phát hành hàng ngày với nhiều kỷ lục đến nay vẫn chưa phá được: Lượng phát hành khoảng 15-20 ngàn tờ/kỳ, không có tòa soạn cụ thể, không sử dụng tiền bạc, trụ sở từ ngân sách nhà nước… nhưng lại có lãi để Công đoàn hỗ trợ thêm cho nhân viên toàn cơ quan Sở TDTT Đồng Tháp.

“Thấy ngành thể thao ở ĐBSCL nói chung, Đồng Tháp thiếu tiếng nói trọng lượng trên diễn đàn báo chí, nóng mũi, tôi xin phép và được anh Sáu Thành “chuẩn y” với “vốn đầu tư ban đầu” là lời căn dặn: Không để sai về tư tưởng, không để thua lỗ, nếu có lời thì giao Công đoàn chia anh em trong cơ quan”, ông Vĩnh nhớ lại.

Tuy nhiên với cái duyên ngoại giao, ông đã được nhóm nhà báo thể thao ở TP HCM như Hồ Nguyễn, Minh Hùng, Quang Tuyến… nhiệt tình ủng hộ. “Anh em hợp tác bằng cái tình là chính… Thương nhất là anh Hồ Nguyễn đã lấy ngay nhà riêng của mình làm điểm nhận bài vở cộng tác và tổ chức biên tập, trình bày....”. Đáng tiếc là tờ báo "chết" ở tuổi lên 10 sau sự kiện nhập ngành thể thao với ngành văn hóa.

“Đạo” cầm bút của người “ngoại đạo”

Sẽ không quá lời khi nói rằng ông Vĩnh đến với nghiệp viết như sự dấn thân vì “đạo”, vì sự thôi thúc của con tim, mà sự kiện cho ra mắt tác phẩm “66 năm bóng đá Đồng Tháp (1944-2010) là minh chứng.

Đã nghỉ hưu được 7 năm, nhưng trong một lần trò chuyện với bạn thể thao, được nghe kể về cuộc đời kỳ diệu của Cao Hoài Cúi - danh thủ túc cầu tầm cỡ quốc tế vào những năm đầu thế kỷ XX của đất Sa Đéc- ông bật lên ý tưởng làm quyển sách ghi nhận thành tựu bóng đá Đồng Tháp.

Sau khi xin chủ trương và được lãnh đạo ngành thể thao chấp thuận ông cặm cụi thu thập tư liệu suốt 1 năm ròng, rồi âm thầm viết trong 7 tháng. Thấy ông nhọc công, ngành thể thao vận dụng kinh phí hoạt động, hỗ trợ chi phí xăng xe mỗi tháng và đó là tất cả “nhuận bút” mà ông nhận được.

Xong bản thảo, ông lại chạy vạy khắp nơi xin kinh phí theo kế hoạch tài chính của nhà in. Không phải là nhà sử học, và cũng chẳng phải nhà văn, nhưng tác phẩm 120 trang gồm 10 chương nội dung này mang lại cho tất cả người đọc cái nhìn tổng quát, cụ thể về lịch sử bóng đá Đồng Tháp.

Thậm chí ngay cả tên sách “66 năm…” cũng được ông tính toán để gắn liền với con số 66 quen thuộc của biển số xe tỉnh Đồng Tháp. Chẳng vì thế mà ông Sáu Thành đã xem quyển sách như “kho tư liệu cho người hâm mộ, người làm công tác quản lý và những người làm báo thể thao”.

Trò chuyện cùng ông Vĩnh rất thú vị bởi sự hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực, nhưng thú vị nhất là những chiêm nghiệm về “đạo viết” của người võ. Tuy không nhận là cây bút chuyên nghiệp, nhưng từ sự kiện báo chí “nói quá sự thật về đời tư” khiến nhà vô địch Judo Nguyễn Thị Như Ý rớt nước mắt, ông Vĩnh đã nghiệm ra nhiều bài học khiến chúng tôi giật mình về đạo đức người làm báo: “Báo chí là nói sự thật, nhưng không phải sự thật nào cũng đưa lên báo. Hãy đặt tâm trạng của người được phản ánh để cân nhắc sao cho khỏi phải xót xa, ân hận…. về những điều mình viết. Nếu không làm được thì xin đừng viết”.

 

 

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Bộ đội biên phòng làm “bà đỡ” nông thôn mới

Hưng Thơ - Trần Tuấn |

Việc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Hà Tĩnh đã gặt hái được nhiều thành công, nếu không muốn nói là đã có “thương hiệu” gắn liền với nhiều cách làm sáng tạo. Nhưng chuyện "liều lĩnh” nhận lấy vào mình các xã thuần nông nghèo “rớt mùng tơi”, sơ khai chỉ đạt được dăm tiêu chí để phấn đấu đi lên nông thôn mới, chỉ Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đủ dũng cảm...

Khi lính biên phòng làm “osin” cao cấp

Hưng Thơ – Trần Tuấn |

Những vùng biên giáp với nước bạn Lào tại Hà Tĩnh, lính biên phòng không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, tuần tra đường biên cột mốc. Họ đã, đang kiêm nghề “ôsin” của nhân dân với đủ món: Từ thợ hồ, làm nông cho đến thầy giáo, bác sĩ… để giúp người dân và đánh thức thiên nhiên ở vùng đất khó.

Nơi con cá nấu chín vẫn sặc mùi xăng

Hoàng Quân |

Con cá bắt dưới sông lên, nấu chín rồi mà vẫn sặc mùi xăng dầu. Ruộng đồng quánh bùn đỏ, cây lúa bị bó nghẹt rễ, năng suất chỉ còn lại 1/4. Bà con phải gạn từng khe nước bé tẹo teo để sản xuất nông nghiệp. Cá nuôi trong ao thì không lớn được. Đường sá nứt gãy, những ngày mưa là trẻ con bì bõm lội… đường nhựa đến trường. Bên xã “láng giềng”, bà con không dám lội qua sông, đàn trâu cũng mấy lần chết hụt vì bùn đỏ, thậm chí vì uống nước ô nhiễm mà còn bị sẩy thai (?!).

“Vua tàu” Quảng Ngãi và chuyện “bỏ” hàng trăm triệu đồng để cứu người dưng trên biển

Hữu Nhân |

Ở Quảng Ngãi, ông Mai Xuân Thủy được mệnh danh là “Vua tàu” với đội tàu có lúc lên đến 14 chiếc vươn khơi đánh bắt hải sản, đồng thời là những cột mốc sống bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đặc biệt, ông Thủy từng nhiều lần bỏ cả chuyến biển, chấp nhận lỗ hàng trăm triệu đồng để cứu giúp ngư dân bị nạn trên biển với quan niệm mạng người quan trọng hơn tiền bạc...

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Bộ đội biên phòng làm “bà đỡ” nông thôn mới

Hưng Thơ - Trần Tuấn |

Việc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Hà Tĩnh đã gặt hái được nhiều thành công, nếu không muốn nói là đã có “thương hiệu” gắn liền với nhiều cách làm sáng tạo. Nhưng chuyện "liều lĩnh” nhận lấy vào mình các xã thuần nông nghèo “rớt mùng tơi”, sơ khai chỉ đạt được dăm tiêu chí để phấn đấu đi lên nông thôn mới, chỉ Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đủ dũng cảm...

Khi lính biên phòng làm “osin” cao cấp

Hưng Thơ – Trần Tuấn |

Những vùng biên giáp với nước bạn Lào tại Hà Tĩnh, lính biên phòng không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, tuần tra đường biên cột mốc. Họ đã, đang kiêm nghề “ôsin” của nhân dân với đủ món: Từ thợ hồ, làm nông cho đến thầy giáo, bác sĩ… để giúp người dân và đánh thức thiên nhiên ở vùng đất khó.

Nơi con cá nấu chín vẫn sặc mùi xăng

Hoàng Quân |

Con cá bắt dưới sông lên, nấu chín rồi mà vẫn sặc mùi xăng dầu. Ruộng đồng quánh bùn đỏ, cây lúa bị bó nghẹt rễ, năng suất chỉ còn lại 1/4. Bà con phải gạn từng khe nước bé tẹo teo để sản xuất nông nghiệp. Cá nuôi trong ao thì không lớn được. Đường sá nứt gãy, những ngày mưa là trẻ con bì bõm lội… đường nhựa đến trường. Bên xã “láng giềng”, bà con không dám lội qua sông, đàn trâu cũng mấy lần chết hụt vì bùn đỏ, thậm chí vì uống nước ô nhiễm mà còn bị sẩy thai (?!).

“Vua tàu” Quảng Ngãi và chuyện “bỏ” hàng trăm triệu đồng để cứu người dưng trên biển

Hữu Nhân |

Ở Quảng Ngãi, ông Mai Xuân Thủy được mệnh danh là “Vua tàu” với đội tàu có lúc lên đến 14 chiếc vươn khơi đánh bắt hải sản, đồng thời là những cột mốc sống bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đặc biệt, ông Thủy từng nhiều lần bỏ cả chuyến biển, chấp nhận lỗ hàng trăm triệu đồng để cứu giúp ngư dân bị nạn trên biển với quan niệm mạng người quan trọng hơn tiền bạc...