Chuyện lạ ở Bạc Liêu: Hiến hơn mười ngàn mét đất để xây trường dù đang… ôm nợ

Thành An |

Lúc này, chuyện người dân hiến đất xây trường học và các công trình công cộng không còn là chuyện lạ. Nhưng hơn 10 năm trước, việc anh nông dân Nguyễn Thanh Hải (Chín Hải), sinh năm 1962, ngụ ấp 2B, xã Phong Thạnh Tây (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) trong cảnh còn nợ tiền mua đất nhưng đã tình nguyện hiến hơn 1ha đất cho Nhà nước xây trường học và nhà văn hóa cho địa phương là một chuyện lạ chưa từng có.

“Một túp lều tranh hai trái tim vàng”

Ông Chín Hải, ở tuổi 53,  mái tóc lơ thơ để lộ chiếc trán hói và cặp chân mày rậm điểm bạc. Ông nổi tiếng trong vùng là người hiền lành, có tấm lòng cứu nhân độ thế. “Sinh ra trong gia đình có năm người con, tuổi thơ tôi gắn với bom đạn rồi lớn lên trong cái đói, nghèo không có ai “chịu thương”, mãi đến năm 28 tuổi, duyên phận đưa đẩy, tôi gặp bà “Chín Phận” rồi yêu và lấy nhau sống cảnh “không một mảnh đất cắm dùi”, ông Chín Hải nói, rồi bấm đốt ngón tay, ánh mắt hiền từ nhìn vào xa xôi, hồi tưởng.

25 năm trước, ông và bà Chín Phận làm thuê ở nơi “rừng thiêng nước độc” U Minh Hạ, gặp nhau rồi thương nhau tự bao giờ không hay. Một ngày ông ngỏ lời yêu, bà đồng ý rồi hai người thành vợ chồng. Do cha mẹ hai bên đều nghèo, “mảnh đất cắm dùi” cũng không có để cho, vợ chồng ông đành về quê bà Chín Phận - nơi “cánh đồng chó ngáp” ban ngày lặn hụp miết dưới con sông mò cua, bắt tôm, cá, đêm tối dựng lều ôm nhau ngủ đến sáng rồi dậy làm việc tiếp.

Dù chưa trả hết nợ, nhưng ông Chín Hải vẫn hiến cho Nhà nước hơn mười ngàn mét đất để xây trường  

Cuộc sống càng túng thiếu khi lần lượt 3  người con của ông bà chào đời. Để có cái ăn học cho con, ông Chín Hải phải làm gấp 3-4 lần, hằng ngày khi gà gáy canh năm ông đã thức dậy đi làm thuê cấy lúa, dọn cỏ… Hết mùa, lại ôm cưa, xách dùi đục đi làm mướn; còn vợ ông ở nhà thuê mở một quán nhỏ làm nghề bún bán kiếm thêm tiền. “Để tui vui, thỉnh thoảng ổng ấy lại ngân nga câu hát “một túp lều tranh hai trái tim vàng” bà Chín Phận – vợ ông Hải nói.

Cả xã “không thể tin nổi”

Hồi đó, ở “cánh đồng chó ngáp” đất đai bị nhiễm phèn nặng nên nhiều người bán đất bỏ đi nơi khác làm ăn, thấy tiếc, ông Chín Hải bỏ tiền dành dụm và đi vay mượn thêm để mua lại. Từ khi có đất, vợ chồng trồng lúa, nuôi tôm và kiếm thêm nghề bên ngoài để trả nợ tiền vay bà con mua đất, trả miết mấy chục năm tới giờ vẫn còn nợ.

Một ngày năm 2005, trời mưa dầm dề, con đường đất trong ấp ướt nhẹp, trơn trượt, dưới sông những chiếc xuồng ứ đầy nước không buồn chạy. Đứng trong căn nhà nhỏ,  Chín Hải ngó vọng ra xa rồi cảm thấy nhói lòng, dằn vặt, mất ăn mất ngủ. Theo lời vợ ông kể lại, ngày đó ông Chín Hải không chịu ăn, không chịu nói với ai, ba đêm liền nằm ngủ chung giường bà lay hoài mà ông không chịu nhúc nhích, dù bà biết ông vẫn chưa ngủ.

Đến đêm thứ tư, bà thức dậy, đèn vẫn sáng, ngó sang thấy đôi mắt hiền từ của ông đang ướt đẫm, ông khóc. Bà hỏi, ông quay sang ôm bà, thì thầm. Chuyện là, trong ngày mưa dài dầm dề, ông thấy tụi nhỏ trong xã lặn lội trong mưa tìm học cái chữ, mà lớp học thì dột nát, chật chội, bàn, ghế tồi tàn... Vậy là ông thấy nhói lòng, nghĩ phải làm một điều gì đó cho tụi nhỏ bớt khổ, được học hành tử tế… 

“Đêm đó, khi nghe ổng nói sẽ hiến mảnh đất do chính bàn tay của vợ chồng khổ cực “mua chịu” đến nay chưa trả hết nợ đem hiến cho Nhà nước để xây trường học, tui như không tin vào tai mình. Nhưng hổng hiểu sao, sau đó tui thấy thương ổng, thương cho những trăn trở, nỗi lòng canh cánh của ổng, thương các cháu nên tui ôm chầm lấy ổng òa khóc. Rồi tui đồng ý cùng ổng quyết định mang đất hiến cho Nhà nước”, bà Chín Phận nhớ lại.

Vậy là, sáng thức dậy, ông Hải và vợ tự nguyện viết đơn gửi lên xã xin hiến 7.000 m2 đất xây trường. Nhưng các con của ông bà không chịu và trách móc “đất của cha, mẹ bỏ tiền mồ hôi nước mắt ra mua, bây giờ trị giá gần chục cây vàng, bán rẻ cũng được vài cây, vậy mà lại đem đi cho không Nhà nước”.

Ông Chín Hải đã gọi các con lại, ôn tồn giải thích rằng “mình chỉ mất một nửa đất đai đang có thôi, nhưng lại được gần 1.000 học sinh có chỗ học hành tử tế, điều đó mới đáng quý”. Khi hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của bậc sinh thành các con ông cũng vui vẻ chấp thuận.

Hàng ngày các em học sinh đến học ở ngôi trường mới được xây trên phần đất ông Chín Hải hiến tặng 

Không dừng lại ở đó, đến năm 2010, khi Nhà nước phát động phong trào xây dựng “Nông thôn mới”, nhận thấy địa phương không có đất xây nhà văn hóa, ông Chín Hải và vợ tiếp tục hiến thêm 4.000 m2 đất để chính quyền làm đường, xây nhà sinh hoạt văn hóa cho bà con nhân dân. Hiện tại một khu nhà sinh hoạt của ấp 2B đã được xây dựng khang trang. Có hàng xóm biết chuyện bảo ông là “khùng”, đang nợ tiền đất mà không chịu bán để trang trải. Nghe vậy, ông Chín Hải chỉ cười bảo “cái nào là nợ ra nợ, còn cho ra cho”.

Ông Nguyễn Văn Vuông, Chủ tịch Hội nông dân huyện Phước Long, nguyên là bí thư UBND xã Phong Thạnh Tây A còn nhớ như in ngày ông nhận được đơn xin hiến đất của ông Chín Hải. “Quá bất ngờ, không chỉ có tôi mà cả xã thời điểm đó đều không thể tin nổi, bởi khi đó gia đình anh Chín Hải thuộc hộ “nghèo” của xã, nợ nần chồng chất. Khi chúng tôi cho người xuống đo đạc, ông Hải bàn giao giấy tờ đất lại cho chính quyền mà anh em chúng tôi vẫn chưa tin vào mắt mình”.

Để tiếng thơm cho đời 

Hiện tại, trên khu đất gần 7.000m2 của gia đình ông Chín Hải hiến cho Nhà nước, chính quyền địa phương đã và đang cho xây dựng một ngôi trường cấp 2 mang tên THCS Phong Thạnh Tây A. Hiện, trường có hai dãy nhà cao tầng khang trang với 12 phòng học (8 lớp học, 4 văn phòng). Bên cạnh đó, nhà trường cũng đang xây dựng thêm một dãy nhà 2 tầng (8 phòng học) dự kiến đến cuối học kì 1 năm nay sẽ hoàn thiện. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập từ khi có trường mới đã được chu cấp đầy đủ, tiện lợi, đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của các thầy cô giáo và các em học sinh… 

Ông Lê Thanh Lâm, Hiệu trưởng trường cho biết, đến nay, toàn trường có 34 giáo viên; hơn 1.000 em học sinh (5 lớp 6, 4 lớp 7, 4 lớp 8, 3 lớp 9), trong năm học 2014-2015 trường có 22 học sinh giỏi cấp huyện, 7 học sinh giỏi cấp tỉnh, tăng gấp đôi so với năm học trước đó. 

Ông Huỳnh Thanh Cường, giáo viên giảng dạy ở trường cũ và trường mới cho biết: “Chúng tôi thường nói với các em học sinh rằng đây là ngôi trường được ông Chín Hải tặng đất, để mong các em học tập thật giỏi, đóng góp tốt cho xã hội… Do đó, các em phải luôn học tập tốt để không phụ lòng mong mỏi của ông Chín Hải và gia đình”.

Ông Chính Hải: "Tôi hiến đất vì muốn tạo điều kiện để cho thầy cô giáo đào tạo các thế hệ học sinh thành những người có ích phục vụ cho đất nước, quê hương sau này” 
Về phần gia đình ông Chín Hải hiện nay, cuộc sống vẫn giản dị, 3 đứa con đều lập gia đình. Vợ chồng ông mở một quầy tạp hóa nhỏ bán đồ học tập cũng như đồ ăn vặt, chỗ vui chơi cho các em học sinh. “Mấy năm trước còn bán được có đồng dư, hai, ba năm nay nhiều hộ mở quán bán hàng nên gia đình cũng chỉ đủ sống, chứ nợ gần trăm triệu tiền đất đến giờ vẫn chưa trả xong...”, bà Chín Phận chép miệng.

Ông Chín Hải tâm sự: “Thời mình, chiến tranh loạn lạc, gia đình nghèo không được ăn học tử tế, đàng hoàng. Hòa bình lập lại rồi mà thấy các cháu đi học khổ quá, nơi học không đàng hoàng thì sao mà học được cái chữ để thành người. Tôi quyết định hiến đất vì muốn tạo điều kiện để cho thầy cô giáo đào tạo các thế hệ học sinh thành những người có ích phục vụ cho đất nước, quê hương sau này.”

Ông Nguyễn Thanh Em, Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh Tây A, cho biết, ông Chín Hải hiến đất nhưng không đòi bất cứ một điều lợi lộc gì cho riêng. Hiện tại, địa phương ghi nhận tấm lòng của ông Hải, cũng chưa có gì phúc đáp hoặc tri ân chỉ có những động viên như trao giấy khen và noi gương cho thế hệ mai sau. 

Thành An
TIN LIÊN QUAN

Sự thật về “thần y” chữa bách bệnh ở Thái Nguyên

VŨ HẢI - GIANG LINH |

Cô Phú (Phạm Thị Phú) ở xã Vinh Sơn (TP.Sông Công, Thái Nguyên) mấy ngày nay nổi như cồn trên mạng xã hội về khả năng chữa bách bệnh bằng cách vỗ vỗ, xoa xoa, giẫm giẫm, hay nói như bác sĩ Phạm Quang Lưu - GĐ Trung tâm Y tế TP.Sông Công - là “cứ thế là trèo lên người ta thôi” là có thể giúp tiêu tan đau đớn, thuyên giảm những căn bệnh quái ác. Từ những gì mà PV Báo Lao Động “mục sở thị” trong vai người đến chữa bệnh, có thể khẳng định: Đây là hành vi lợi dụng sự cả tin của người dân để lừa đảo!

Titan tháo chạy, môi trường tan nát

Xuân Nhàn |

Cách đây 2 năm, xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) quay cuồng trong cơn khát titan. Bình Định có 16 doanh nghiệp hành nghề khai thác, chế biến cát đen thì hầu hết đều chọn Mỹ Thành làm nơi đổ bộ. Công nghiệp titan rơi tận đáy, đại công trường nay lay lắt sót lại chỉ dây chuyền tuyển quặng rutin. Cuộc tháo chạy ồ ạt của giới khai khoáng đẩy môi trường của một xã nghèo vào tình huống tan nát.

Giết người bằng thuốc thư – chuyện hoang đường ở các buôn làng Tây Nguyên đang “thức dậy”

Đặng Trung Kiên |

Muốn cả làng sợ mình, một số người đã tự nhận có “thuốc thư”, hoặc từng “thư chết” người này, người kia… Chỉ vì thói khoác lác, họ đã làm “con ma lai” – câu chuyện hoang đường ở các buôn làng Tây Nguyên vốn đã ngủ yên trong quá khứ đã “thức dậy”.

Lốc xoáy thổi bay rạp khiến cả đám cưới hoảng loạn, một số người bị thương

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 21.2, một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ thổi tung rạp đám cưới ngoài trời của một gia đình ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận khiến hàng trăm người dự đám cưới hoảng loạn, có người bị thương.

Vụ dối trá trong kiểm soát giết mổ: Cơ quan chức năng vào cuộc xử lý

Nhóm PV |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng loạt bài điều tra "Dối trá trong kiểm soát giết mổ heo ở Long An", cơ quan chức năng tỉnh Long An đã vào cuộc kiểm tra và xử lý những vi phạm được báo phản ánh.

Con trai bà Nguyễn Phương Hằng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ

Tú Ly |

TPHCM - Mới đây, ông Nguyễn Quang Tuấn (con ruột của bà Nguyễn Phương Hằng) đã có đơn gửi cơ quan chức năng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình.

Ninh Bình: Bắt giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 3502D

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 20.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc và bắt tạm giam 4 tháng để điều tra đối với ông Nguyễn Sinh Phú (sinh năm 1986, trú tại phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình) về tội “Nhận hối lộ”.

Mạo danh quỹ đầu tư nước ngoài để lừa đảo đầu tư qua mạng xã hội

Gia Miêu |

Nhiều người dân tham gia các kênh đầu tư trên mạng xã hội đã bị lừa đảo với thủ đoạn mạo danh tên của một số quỹ đầu tư ngoại ở Việt Nam và kêu gọi đầu tư qua các ứng dụng trên mạng với lời hứa lãi suất cao.

Sự thật về “thần y” chữa bách bệnh ở Thái Nguyên

VŨ HẢI - GIANG LINH |

Cô Phú (Phạm Thị Phú) ở xã Vinh Sơn (TP.Sông Công, Thái Nguyên) mấy ngày nay nổi như cồn trên mạng xã hội về khả năng chữa bách bệnh bằng cách vỗ vỗ, xoa xoa, giẫm giẫm, hay nói như bác sĩ Phạm Quang Lưu - GĐ Trung tâm Y tế TP.Sông Công - là “cứ thế là trèo lên người ta thôi” là có thể giúp tiêu tan đau đớn, thuyên giảm những căn bệnh quái ác. Từ những gì mà PV Báo Lao Động “mục sở thị” trong vai người đến chữa bệnh, có thể khẳng định: Đây là hành vi lợi dụng sự cả tin của người dân để lừa đảo!

Titan tháo chạy, môi trường tan nát

Xuân Nhàn |

Cách đây 2 năm, xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) quay cuồng trong cơn khát titan. Bình Định có 16 doanh nghiệp hành nghề khai thác, chế biến cát đen thì hầu hết đều chọn Mỹ Thành làm nơi đổ bộ. Công nghiệp titan rơi tận đáy, đại công trường nay lay lắt sót lại chỉ dây chuyền tuyển quặng rutin. Cuộc tháo chạy ồ ạt của giới khai khoáng đẩy môi trường của một xã nghèo vào tình huống tan nát.

Giết người bằng thuốc thư – chuyện hoang đường ở các buôn làng Tây Nguyên đang “thức dậy”

Đặng Trung Kiên |

Muốn cả làng sợ mình, một số người đã tự nhận có “thuốc thư”, hoặc từng “thư chết” người này, người kia… Chỉ vì thói khoác lác, họ đã làm “con ma lai” – câu chuyện hoang đường ở các buôn làng Tây Nguyên vốn đã ngủ yên trong quá khứ đã “thức dậy”.