BÀI DỰ THI BÚT KÝ, PHÓNG SỰ 990 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI NGHỆ AN

Chàng trai miền Trà Lân khởi nghiệp từ tre Việt

QUANG ĐẠI |

Lớn lên từ tre trúc, nhận thấy quê hương có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng cứ nghèo mãi, chàng trai Thái Đăng Tiến (Con Cuông, Nghệ An) quyết chí khởi nghiệp từ sản phẩm tre trúc quê nhà.

Sống nghèo trên tài nguyên vô giá

Bộ ấm chén của Công ty Trà Lân BOMBOO chế tác từ tre Việt. Ảnh: Đăng Việt
Bộ ấm chén của Công ty Trà Lân BOMBOO chế tác từ tre Việt, ý tưởng khởi nghiệp độc đáo. Ảnh: Đăng Việt

Trong một sự kiện gần đây, với nụ cười tươi rói, anh Nguyễn Đình Hùng – Bí thư Huyện ủy Con Cuông (Nghệ An) giới thiệu các sản phẩm gia dụng tuyệt đẹp được chế tác từ tre, trúc, mét trên địa bàn. Đó là những chiếc cốc, ly, tách, ấm, lọ đựng cây cảnh, gáo... được chế tác từ gốc, thân cây tre, mét, đường nét thiết kế tinh tế, quyến rũ với những đường vân tự nhiên của thân cây.

“Đẹp, quá đẹp, có thể nói là những kiệt tác quyến rũ, mê hoặc” – anh Nguyễn Hữu Bắc – Chủ tịch Công ty du lịch PHUCGROUP thốt lên. Là doanh nghiệp du lịch, anh Bắc luôn quan tâm đến những sản phẩm độc, lạ, mang bản sắc văn hóa vùng miền, chứa đựng các ý tưởng sáng tạo, nên đặc biệt thích thú các sản phẩm này.

Nguồn tài nguyên tre, trúc, mét vô tận ở Con Cuông. Ảnh: Đăng Việt
Nguồn tài nguyên tre, trúc, mét vô tận ở Con Cuông. Ảnh: Đăng Việt

Qua sự giới thiệu của anh Nguyễn Đình Hùng, chúng tôi được biết chủ nhân của các sản phẩm độc đáo nói trên là anh Thái Đăng Tiến – người con của quê hương Con Cuông.

Tìm đến thôn Khe Choăng xã Châu Khê (Con Cuông), chúng tôi được người dân nơi đây nhiệt tình chỉ tận nhà Thái Đăng Tiến. Chàng trai sinh năm 1987, dáng người tầm thước, chắc khỏe với nụ cười tươi rói thường trực ra tận cổng đón khách. Tiến cho biết sau khi tốt nghiệp THPT, anh theo học khoa Gò – Hàn tại trường Cao đẳng nghề Việt Đức (Nghệ An), rồi đi xuất khẩu lao động một thời gian. Tích lũy được ít vốn, chàng trai trẻ quyết tâm về quê khởi nghiệp.

Chia sẻ về ý tưởng khởi nghiệp, Thái Đăng Tiến cho biết: “Em sinh ra, lớn lên giữa bạt ngàn tre, trúc, mét. Sau này người dân trồng tre, mét, rất vất vả cực khổ mà thu nhập chẳng bao nhiêu. Em trăn trở người dân mình sao cứ nghèo mãi trên nguồn tài nguyên vô giá. Do đó em nảy sinh ra ý tưởng chế tác các sản phẩm gia dụng, mĩ nghệ từ tre, mét... để tạo ra giá trị mới cho cây tre”.

Thái Đăng Tiến cho biết ý tưởng này anh đã ấp ủ 5 năm rồi. “Em học hỏi kinh nghiệm của các bác đi trước về sản phẩm tre và bà con người dân tộc trên địa bàn. Người dân Việt Nam ta từ ngàn năm nay gắn bó với cây tre, và đã có rất nhiều sản phẩm chế tác từ loài cây này. Em học hỏi, vận dụng và sáng tạo thêm một số ý tưởng” – Thái Đăng Tiến cho hay.

Một nguyên nhân quan trọng nữa để chàng trai người Con Cuông quyết theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp từ tre là trước đây anh kinh doanh các sản phẩm từ gỗ, và nhận thấy nguồn tài nguyên gỗ ngày càng cạn kiệt, nguy cơ tàn phá môi trường, phá hoại tài nguyên rừng quốc gia Pù Mát, trong khi nguồn tài nguyên từ tre, trúc, mét thì hầu như vô tận do có thể tái sinh trong thời gian ngắn, là sản phẩm “xanh” đúng nghĩa.

Đã quyết là làm, từ vài ba tháng nay, Tiến bắt tay vào triển khai ý tưởng. “Danh chính, ngôn thuận”, đầu tiên là thủ tục để thành lập Công ty Trà Lân BAMBOO (Tre Trà Lân) – địa danh đã đi vào lịch sử trong Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi “Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”.

Nhửng sản phẩm mỹ nghệ từ tre, mét do Thái Đăng Tiến và cộng sự chế tác. Ảnh: Quang Đại
Nhửng sản phẩm mỹ nghệ từ tre, mét do Thái Đăng Tiến và cộng sự chế tác. Ảnh: Quang Đại

Để có một xưởng sản xuất, cần có các loại máy móc như máy luộc, máy sấy lạnh, một số máy cầm tay khác. Trong đó đắt nhất máy luộc và máy sấy, 2 máy đó mua hết khoảng 200 triệu. Hiện đại hơn nữa thì phải sắm máy biến tính tre. “Tre, trúc, mét rất dễ bị mối mọt, mục, nhưng nếu trải qua các thao tác gia công thì sẽ trở nên bền vững, có tuổi thọ rất tốt. Các cụ ngâm, phơi, sấy cho tre bền, em cơ bản học theo các phương pháp đó, cộng thêm công đoạn luộc nữa là bảo đảm về mặt độ bền” – Thái Đăng Tiến cho biết.

Ngày đêm ấp ủ, chế tác, Thái Đăng Tiến và cộng sự mày mò quên ăn quên ngủ, hì hục phơi, sấy, đẽo gọt... bao nhiêu lần làm ra, rồi lắc đầu, vứt bỏ. Đến khi có được những sản phẩm tương đối ưng ý, Tiến và bạn bè mừng rỡ, xuýt xoa, tràn ngập cảm giác hạnh phúc và niềm tin.

Vững tin vào công nghệ xanh

Sản phẩm mang thương hiệu Trà Lân BAMBOO. Ảnh: Đăng Việt
Sản phẩm mang thương hiệu Trà Lân BAMBOO. Ảnh: Đăng Việt

Thái Đăng Tiến cho biết, Công ty Trà Lân BOMBOO sẽ đặt trụ sở tại thôn Châu Sơn, xã Châu Khê (huyện Con Cuông), tạo việc làm cho 20 lao động thường xuyên và bà con nông dân. Nơi đây có 90% bà con là dân tộc Đan Lai-tộc người có truyền thống ngủ ngồi độc đáo.

Tiến cho biết người dân ở đây dân trí thấp, nên sẽ khó khăn khi tiếp cận công nghệ, kĩ thuật chế tác đòi hỏi sự công phu, tinh tế. Tuy nhiên anh quyết tâm và tự tin sẽ truyền nghề thành công, vì người dân ở đây rất chịu khó, thật thà.

Sau thành công bước đầu, khi sản phẩm được nhiều người khen ngợi vì ý tưởng độc đáo, tính thẩm mỹ tinh tế và hữu dụng, Tiến cho biết tất cả chỉ là bước đầu. Công ty sẽ tiếp tục tạo ra các sản phẩm mới, bao gồm cả trang trí nội thất bằng tre, xu hướng mới trong trang trí nội thất hiện nay.

“Thị trường cho sản phẩm tre trúc có tiềm năng rất lớn. Sau khi em giới thiệu những chiếc ấm, cốc, ly, tách, bình đựng hoa, cây cảnh..., nhiều người ngỏ ý muốn mua. Ai cũng muốn có sản phẩm tre mỹ nghệ đặt trên bàn để trang trí. Điều đó động viên em rất nhiều” – Tiến cho biết.

Tuy nhiên, chàng trai trẻ cũng đã lường trước được tâm lý “cả thèm chóng chán” của thị hiếu khách hàng, và sự khắt khe, khó tính đến nghiệt ngã của thị trường. “Chỉ cần mình chậm chân, lơ là, chủ quan một chút, là sẽ bị khách hàng quay lưng ngay. Nên em luôn chia sẻ với cộng sự về ý thức học hỏi, sáng tạo, đổi mới không ngừng, không phải “chạy theo”, mà là “đón đầu” thị hiếu khách hàng” – Giám đốc Công ty Trà Lân BAMBOOO nói về ý tưởng điều hành doanh nghiệp của mình.

Khi được hỏi về tiền nong, lời lãi, lợi nhuận, Thái Đăng Tiến không ngần ngại bộc bạch: “Hiệu quả kinh tế em nghĩ bước đầu sẽ khó khăn để tiếp cận khách hàng nhưng em sẽ cố gắng tạo ra nhưng sản phẩm phù hợp hơn. Em tin mình và cộng sự sẽ thành công”.

Sản phẩm chế tác từ tre, trúc có thể sử dụng hàng ngày, hoặc trang trí. Ảnh: Đăng Việt
Sản phẩm chế tác từ tre, trúc có thể sử dụng hàng ngày, hoặc trang trí. Ảnh: Đăng Việt

Trong quá trình triển khai ý tưởng, thành lập Công ty, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, Thái Đăng Tiến nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. “Anh Nguyễn Đình Hùng – Bí thư Huyện ủy, anh Vi Văn Sơn – Chủ tịch UBND huyện Con Cuông và các anh lãnh đạo xã Châu Khê, các phòng ban chức năng huyện đã thực sự chia sẻ, đồng hành, giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình khởi nghiệp” – Thái Đăng Tiến bày tỏ.

Anh Nguyễn Đình Hùng – Bí thư Huyện ủy Con Cuông cười: “Có gì đâu. Tôi thấy ý tưởng của anh Tiến quá hay, vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo công ăn việc làm cho bà con, vừa giữ được hồn cốt của tre Việt, bản sắc văn hóa dân tộc, nên ủng hộ ngay. Nói thật tình, lãnh đạo địa phương phải cảm ơn anh Tiến mới đúng. Con Cuông rất cần những người vì quê hương, dám nghĩ, dám làm. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ hết lòng ủng hộ”.

Bí thư Huyện ủy Con Cuông cũng tin tưởng sau những khó khăn ban đầu, những sản phẩm tre Việt của Trà Lân BAMBOO sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. “Đó không chỉ là sản phẩm thuần túy kinh doanh, mà còn gợi nên các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo cho thế hệ trẻ” – anh Hùng chia sẻ.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Học giả xứ Nghệ đưa “Truyện Kiều” đến trời Âu

NGUYỄN XUÂN BÁCH |

Hạnh ngộ Trương Đăng Dung, tôi cảm nhận ở anh cốt cách nghiêm cẩn của nhà nho xứ Nghệ cùng với chất nghệ sĩ tài hoa, hai yếu tố đã đem đến thành công khi chuyển thể “Truyện Kiều” sang tiếng Hunggary.

Chàng trai 9X khởi nghiệp với dế

NGUYỄN TRI |

Với số tiền 40 triệu đồng để làm chuồng trại, qua 6 tháng khởi nghiệp, chàng trai Trương Quốc Bạch (28 tuổi, phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) đã sống khỏe bằng nghề nuôi dế.

Độc đáo chợ phiên Mường Quạ nơi biên viễn Nghệ An

MINH THƯ |

Chợ phiên Mường Quạ ở vùng biên giới Môn Sơn (Con Cuông) là nơi trao đổi sản vật, giao lưu văn hóa của người dân vùng biên giới Nghệ An.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Học giả xứ Nghệ đưa “Truyện Kiều” đến trời Âu

NGUYỄN XUÂN BÁCH |

Hạnh ngộ Trương Đăng Dung, tôi cảm nhận ở anh cốt cách nghiêm cẩn của nhà nho xứ Nghệ cùng với chất nghệ sĩ tài hoa, hai yếu tố đã đem đến thành công khi chuyển thể “Truyện Kiều” sang tiếng Hunggary.

Chàng trai 9X khởi nghiệp với dế

NGUYỄN TRI |

Với số tiền 40 triệu đồng để làm chuồng trại, qua 6 tháng khởi nghiệp, chàng trai Trương Quốc Bạch (28 tuổi, phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) đã sống khỏe bằng nghề nuôi dế.

Độc đáo chợ phiên Mường Quạ nơi biên viễn Nghệ An

MINH THƯ |

Chợ phiên Mường Quạ ở vùng biên giới Môn Sơn (Con Cuông) là nơi trao đổi sản vật, giao lưu văn hóa của người dân vùng biên giới Nghệ An.