Chàng trai chiến khu D và mối lương duyên với xứ Nghệ

BÙI THUẬN |

Năm 1964, trong chiến tranh chống Mỹ, chàng trai Huỳnh Văn Bình quê Biên Hòa tập kết ra Bắc, bén duyên với đất và người Nghệ An.

Liên tiếp gây “sóng gió”

Gia đình ông Năm Bình ở Nghệ An. Ảnh tư liệu
Gia đình ông Năm Bình ở Nghệ An. Ảnh tư liệu

Cụ Huỳnh Văn Bình, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cao su Việt Nam nay đã vào tuổi 85, hiện đang hưởng an vui bên đàn con cháu đều thành đạt ở phường Tam Hiệp (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Mỗi khi nhắc đến quê Bác, bao giờ cụ Năm Bình cũng hào hứng: “Mình có duyên nợ đặc biệt với đất và người Nghệ An. Xứ Nghệ, nơi tôi gắn bó suốt mười năm như một người con thân yêu của quê hương nắng gió, bão bùng.”

Năm 1964, vừa tốt nghiệp khoa Nông nghiệp trường Đại học Kinh tế - Tài chính Hà Nội, ông được phân công về Nghệ An nhận nhiệm vụ, trong thời điểm máy bay Mỹ đánh phá Vinh và Bến Thủy rất ác liệt. Hăm hở vì ước mơ được đặt chân đến quê hương Bác Hồ của đứa con miền Nam xuất thân từ làng Mỹ Lộc, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, mới 11 tuổi đã vào Chiến khu D làm nhiệm vụ chuyển công văn và giữ ngựa rồi được đưa ra miền Bắc học tập sắp được toại nguyện.

Ban Giám hiệu, thầy trò trường Trung cấp Nông nghiệp tỉnh Nghệ An vui mừng lần đầu đón nhận một giáo viên nông nghiệp thực hành được đào tạo chính quy lại là dân Nam bộ “chính cống” nên bố trí nơi ăn chốn ở và chăm sóc chu đáo. Thầy Hiệu trưởng còn tự tay pha trà mời thầy giáo trẻ thưởng thức rồi đưa ra một xấp bài: “Nhờ thầy xem lại các bài kiểm tra nầy giùm tôi. Tôi chưa yên tâm lắm”.

Phấn khởi vì mới nhận công tác đã được lãnh đạo tin tưởng, thầy Bình chăm chú xem kỹ từng bài và chu đáo ghi nhận xét kèm theo. Hí hửng ôm xấp bài đến trình Hiệu trưởng, thầy Bình nói ngay: “Thưa thầy! Thầy xem lại thầy nào chấm xấp bài kiểm tra này. Nội dung các em làm trúng, thầy này chấm trật và ngược lại. Làm kiểu này nguy hiểm quá, thầy ơi!”

Nghe chưa hết câu, gương mặt thầy Hiệu trưởng đang cười rất tươi bỗng chuyển sang tái xanh và mếu như sắp khóc. Thầy run run đưa tay lần vào túi áo móc ra hộp cao Sao Vàng xoa xoa mũi và hai bên màng tang rồi lắp bắp: “Để… tôi cho xem lại”. Mấy hôm sau thầy Bình té ngữa khi một đồng nghiệp lớn tuổi rỉ tai cho biết: “Người chấm xấp bài trên là thầy Hiệu trưởng”.

Thì ra, do trường thiếu giáo viên bộ môn Trồng trọt nên Hiệu trưởng vốn không có chuyên môn sâu đã đứng lớp và chấm bài.

Sau "sự kiện" này, nhân dịp nhà trường tổ chức đưa giáo viên đi cơ sở, thầy Bình liền xung phong.

Suốt 3 tháng lặn lội khắp miền Tây Nghệ An, thầy Bình chú tâm tìm hiểu về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu… và cả văn hóa, lịch sử, con người của vùng đất nơi đây. Đặc biệt nhờ “3 cùng” với dân, chàng trai trẻ đã ghi chép được rất nhiều tư liệu quý.

Về trường, ngoài làm báo cáo cho lãnh đạo nhà trường theo như quy định, thầy Bình còn viết bài: “Miền Tây Nghệ An cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất”. Bài được đăng trên báo Nghệ An nêu bật nội dung: Với tiềm năng đất đai, nhất là các vùng đất đỏ nên chuyển sang trồng cây cao su, chè, cà phê hoặc cây ăn trái, hồ tiêu… sẽ có giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa nương, sắn; cùng các giải pháp thâm canh, xen canh phù hợp với điều kiện, trình độ của cư dân sở tại.

Bài báo đề xuất trồng cây công nghiệp trong bối cảnh Nghệ An đang hô hào toàn dân trồng cây lương thực, xem chừng… “nghịch nhĩ”.

Mấy ngày sau, thầy Bình được thông báo: Văn phòng Tỉnh ủy mời tác giả viết bài báo cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trao đổi.

Tại văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An, nghe thầy giáo Bình nói giọng miền Nam, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thúc Đồng liền hỏi thăm, khi được biết thầy Bình quê Biên Hòa, Bí thư Đồng rất vui cho biết là ông từng được chỉ định tham gia Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa (giai đoạn 1937- 1939) sau khi thoát khỏi Côn Đảo.

Ông Đồng hỏi: “Thầy lấy tư liệu ở đâu mà viết bài báo với những đề xuất về cây trồng cho miền Tây Nghệ An?”, thầy Bình cho biết là nhờ có thời gian “3 cùng” ở các huyện Tương Dương, Con Cuông, Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Hợp… và được tiếp xúc với cán bộ cơ sở, bà con dân tộc Thái, Mông, Thổ, Khơ Mú… nên mới có thực tế sinh động để viết báo.

Bí thư Võ Thúc Đồng cười: “Cậu khá lắm, có cả lý luận lẫn thực tiễn. Những đề xuất của cậu rất hợp với ý tôi. Hãy cố gắng lên nhé, chàng trai Biên Hòa”. Sự kiện này gây dư luận Nghệ An. Gặp thầy Bình ai cũng hỏi, cũng vui vẻ chúc mừng.

Bén duyên cùng thiếu nữ xứ Nghệ

Vợ chồng ông Năm Bình-bà Tơ. Ảnh tư liệu
Vợ chồng ông Năm Bình - bà Tơ. Ảnh tư liệu

Được Bí thư Tỉnh ủy khích lệ, thầy Bình có thêm động lực phấn đấu. Từ một giáo viên, thầy lần lượt được bổ nhiệm làm phó khoa, rồi Chủ nhiệm khoa Kinh tế, Trưởng phòng Giáo vụ. Tại Đại hội Đảng bộ nhà trường, thầy Bình được bầu làm Bí thư và là đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Khối Dân chính của tỉnh. Tại Đại hội này, đại biểu Huỳnh Văn Bình là người Nam bộ duy nhất và trở thành thành viên của Đảng ủy Khối Dân chính tỉnh Nghệ An.

Đam mê nghiên cứu, thầy Bình được đồng nghiệp gọi là… “Người Bolshevik trẻ”, còn các nữ sinh thì lén đặt cho thầy nickname “Trái tim mùa đông”.

Nhưng, cùng với nỗi nhớ đau đáu miền Nam, “trái tim mùa đông” của chàng trai Biên Hòa cũng đang thổn thức vì một nữ sinh xinh xắn, ngoan hiền. Đó là cô Tơ, người con gái có đôi mắt sâu thẳm mang tâm hồn xứ Nghệ luôn ám ảnh trong giấc ngủ chập chờn của thầy vào mỗi đêm.

Nhưng vì rào cản thầy trò, thầy Bình không thể mở lời. “Tôi phải cố giấu lòng, không dám nhìn đôi mắt đen tròn của Tơ. Nhưng mà làm sao được, khi tôi cố tình lẩn tránh, đưa mắt nhìn ra cửa sổ, nơi có những hàng cây xoan gốc to lớn, tán lá xanh rờn thì đôi mắt đen tròn ấy vẫn sáng rực, đong đưa dưới bóng hàng xoan, xanh thẫm một màu…” - ông Bình chia sẻ.

Cô học trò xinh, ngoan với đôi mắt cháy bỏng cũng thầm yêu, kính phục thầy, đương nhiên càng không dám ngỏ.

Hiểu thấu nỗi lòng đôi trẻ, thầy Nguyễn Đăng Trước, phó Phòng giáo vụ đã chủ động tạo điều kiện tác hợp cho cặp đôi thanh mai trúc mã “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Cuối năm 1968, người "Bolshevik” Huỳnh Văn Bình, 33 tuổi kết hôn với Đặng Thị Tơ, 25 tuổi - Phó Chủ tịch phụ trách nông nghiệp xã Nghĩa Hợp (huyện Tân Kỳ).

Lần lượt ba đứa con của cặp đôi “chồng Nam-vợ Bắc” ra đời sau khi bà Tơ được điều về trường Trung cấp Nông nghiệp. Khi nhận được quyết định về Nam, ông Bình xin nghỉ phép để lên rừng đốn cây, cắt tranh hì hục xây căn nhà vách đất cho vợ con có chỗ ở ổn định nơi sơ tán.

Cuộc trùng phùng của gia đình ông Huỳnh Văn Bình ở Biên Hòa sau ngày đất nước thống nhất thật bùi ngùi, xúc động. Tại Đồng Nai, bà Đặng Thị Tơ được bố trí công tác ở Chi cục thú y.

Đặc biệt, vào năm 1983, khi ông Huỳnh Văn Bình đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nhận được thư của một số bà con ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) và Quỳnh Lưu (Nghệ An) ngỏ ý muốn vào Đồng Nai sinh sống. Nảy ra hướng đi mới cho vùng đất rừng Đồng Nai, Phó Chủ tịch tỉnh Năm Bình báo cho ông Nguyễn Bá, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An: “Bà con quê Bác biết tôi là rể xứ Nghệ nên có nguyện vọng muốn vào Đồng Nai làm ăn. Tôi đồng ý với điều kiện, mỗi lao động chính vào đây kèm một con hươu, hai lao động phụ kèm một con. Đồng Nai sẽ làm thủ tục nhập hộ khẩu và cấp cho mỗi gia đình một hecta đất để sinh sống.”

Ông Nguyễn Bá phúc đáp đồng ý, kèm theo nhận xét "ông Bình khôn quá", mở đường cho các gia đình xứ Nghệ vào Nam lập nghiệp. Qua đó, việc nuôi hươu dưới tán rừng ở Đồng Nai xuất hiện. Đến nay hình thành hẳn làng nuôi hươu Hiếu Liêm với trên 200 hộ tham gia, nâng tổng đàn lên trên 1.000 con cho dược liệu thương phẩm và thu nhập rất khá.

Đến nay, cộng đồng người xứ Nghệ ở Biên Hòa, Đồng Nai đã lên đến hàng vạn người, rất nhiều gia đình thành đạt, thịnh vượng. Nhiều người vẫn nhớ ơn ông Năm Bình, đã “bắc cầu duyên” cho họ về miền đất mới.

BÙI THUẬN
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: Kiểm điểm người đứng đầu nếu cấp dưới tiêu cực, tham nhũng

QUANG ĐẠI |

Địa bàn, lĩnh vực nào tại Nghệ An xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài về tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng thì kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu.

Nhút Thanh Chương, hương vị đặc sản xứ Nghệ

NGUYỄN VĂN TÀI |

"Nhút Thanh Chương-tương Nam Đàn" hai thức ăn quê dân dã của xứ Nghệ đã gắn bó bao đời với cư dân vùng gió Lào cát trắng, trở thành "huyền thoại" về đặc sản xứ Nghệ. Mỗi người con của Thanh Chương, tự hào và thân thương giới thiệu đến từ "đất Nhút"...

Tượng đài Bác Hồ giữa lòng dân xứ Nghệ

Thuận Thắng |

Cách đây gần 20 năm, lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh tại TP. Vinh (Nghệ An) trở thành niềm vui chung của nhân dân trong tỉnh, thỏa lòng mong mỏi của mọi người.

Hoàng Mai- sức quyến rũ nơi địa đầu xứ Nghệ

Nguyễn Xuân Bách |

Hoàng Mai nằm ở phía Bắc địa đầu của xứ Nghệ, non nước hữu tình, có núi, có sông, có rừng và biển. Sông núi, biển cả ở đây cứ quấn quýt với nhau tạo nên một vẻ đẹp kỳ thú, làm say đắm lòng người, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nghệ An: Kiểm điểm người đứng đầu nếu cấp dưới tiêu cực, tham nhũng

QUANG ĐẠI |

Địa bàn, lĩnh vực nào tại Nghệ An xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài về tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng thì kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu.

Nhút Thanh Chương, hương vị đặc sản xứ Nghệ

NGUYỄN VĂN TÀI |

"Nhút Thanh Chương-tương Nam Đàn" hai thức ăn quê dân dã của xứ Nghệ đã gắn bó bao đời với cư dân vùng gió Lào cát trắng, trở thành "huyền thoại" về đặc sản xứ Nghệ. Mỗi người con của Thanh Chương, tự hào và thân thương giới thiệu đến từ "đất Nhút"...

Tượng đài Bác Hồ giữa lòng dân xứ Nghệ

Thuận Thắng |

Cách đây gần 20 năm, lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh tại TP. Vinh (Nghệ An) trở thành niềm vui chung của nhân dân trong tỉnh, thỏa lòng mong mỏi của mọi người.

Hoàng Mai- sức quyến rũ nơi địa đầu xứ Nghệ

Nguyễn Xuân Bách |

Hoàng Mai nằm ở phía Bắc địa đầu của xứ Nghệ, non nước hữu tình, có núi, có sông, có rừng và biển. Sông núi, biển cả ở đây cứ quấn quýt với nhau tạo nên một vẻ đẹp kỳ thú, làm say đắm lòng người, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai.