Cát tặc” đang rút ruột sông Hồng

NHÓM PV - ĐBB |

Những chiếc vòi bạch tuộc to như thân cây chuối thả từ trên các tàu “cát tặc” xuống tận đáy, ngày đêm rút ruột sông Hồng. Tiếng máy gầm rú đinh tai nhức óc. Hai bên bờ sông, người dân “đứng ngồi không yên” vì tài sản, hoa màu bỗng dưng trôi theo dòng nước…

Sông Hồng bị... “rút ruột”

Những năm gần đây, khu vực ngã ba sông Hồng (đoạn đi qua địa phận tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam), nổi lên như một “khu tự trị” của các đối tượng khai thác cát trái phép. Nạn “cát tặc” ở đây diễn ra phổ biến, công khai nhưng không hề bị xử lý. Người dân địa phương cho biết, họ đã tìm đủ mọi cách như tổ chức xua đuổi, báo chính quyền địa phương, sử dụng dây, lưới đánh cá vứt xuống sông cho cuốn vào vòi “bạch tuộc” tàu “cát tặc”… nhưng tất cả đều vô vọng. Cát vẫn bị khai thác trái phép và bờ sông vẫn lở.

Trong vai những ngư dân đánh cá trên sông Hồng, nhóm PV Báo Lao Động tiếp cận các tàu “cát tặc” đang lộng hành nơi đây. Sau nhiều đêm chèo thuyền, thả lưới gần khu vực các tàu “cát tặc” đang hút cát, đêm ngày 15.4.2018, chúng tôi cũng tiếp cận tàu “cát tặc” mang biển số HD120xH, có trọng tải khoảng 1.000 tấn, đang thả vòi “bạch tuộc”, rút ruột sông Hồng (đoạn qua địa bàn xã Minh Tân, huyện Hưng Hà, Thái Bình).

Để tránh bị chú ý, chiếc tàu này hầu như không bật đèn, trên tàu có 6 - 7 thanh niên trai tráng đang điều chỉnh các vòi “bạch tuộc”, máy móc, thiết bị hút cát, đồng thời canh chừng những “kẻ lạ mặt” tiếp cận. Các đối tượng sử dụng tới cả chục ống hút, chọc thẳng xuống đáy sông Hồng, khai thác tối đa nguồn cát, chúng tận diệt nguồn tài nguyên đến cùng tận.

Đến 4h ngày 16.4, chiếc tàu này vẫn ung dung hút cát, con tàu có trọng tải lên tới cả nghìn tấn đầy khoang, hai bên mép tàu mấp mé nước. Khoảng 10 phút sau, một số máy hút cát bắt đầu ngừng hoạt động, những người trên tàu thu dọn đồ nghề, quay trở về bến thực hiện công đoạn tiếp theo, biến cát thành tiền…

Theo quan sát của PV Báo Lao Động, chỉ tính riêng trong một đêm, tại khu vực này có tới 4 chiếc tàu “cát tặc” có trọng tải lớn cũng đang tận diệt nguồn tài nguyên sông Hồng. Cả một vùng sông nước mênh mang trở lên ồn ào bởi những tiếng máy hút cát phát ra từ những con tàu này. Hai bên bờ sông, người dân “thấp thỏm không yên” vì tài sản, hoa màu của họ cứ dần trôi theo dòng nước. Chính sự quái gở của các con tàu “cát tặc” này đã phá vỡ quy luật tự nhiên của dòng chảy, khiến bờ sông sạt lở nghiêm trọng, hàng nghìn hộ dân sống ở khu vực ven sông Hồng đứng trước nguy cơ “màn trời chiếu đất”…

Không chỉ ở Thái Bình, tại Hưng Yên, tình trạng này còn diễn ra công khai hơn nhiều. Người dân địa phương cho biết, tại đây, mỗi ngày có hàng chục chiếc tàu thả neo hút cát trái phép, hoạt động ngang nhiên với sự tham gia của những chiếc tàu cuốc có trọng tải hàng nghìn tấn, ngày đêm rút ruột sông Hồng. “Khi chúng tôi phát hiện, báo chính quyền địa phương, tình trạng vẫn không thấy chuyển biến. Các chú thấy đó, bờ sông thì bị sạt lở hết, có nơi sạt lở tới 30 đến 40m, cây cối, hoa màu trôi theo dòng nước, chúng tôi nhìn mà như “đứt từng khúc ruột” - một người dân nói.

Cũng theo người dân xã Đại Tập (huyện Khoái Châu, Hưng Yên), nhiều lần, phát hiện tàu hút cát đang áp sát bờ để khai thác, nhưng báo chính quyền địa phương thì không được xử lý. Cực chẳng đã, người dân đã tập trung vây bắt và giữ hai tàu hút cái trái phép mang số hiệu: NB - 6922 và NĐ - 2260, tại thôn Ninh Tập.

Các tàu hút cát trái phép thường xuyên hoạt động trên sông Hồng đoạn giáp danh các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và Thái Bình. Ảnh cắt từ Clip
Các tàu hút cát trái phép thường xuyên hoạt động trên sông Hồng đoạn giáp danh các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và Thái Bình. Ảnh cắt từ Clip
Người dân “đứng ngồi không yên” vì tài sản, hoa màu bị sạt lở nghiêm trọng do nạn “cát tặc”. Ảnh cắt từ Clip
Người dân “đứng ngồi không yên” vì tài sản, hoa màu bị sạt lở nghiêm trọng do nạn “cát tặc”. Ảnh cắt từ Clip

Vì sao “ cát tặc” lộng hành?

Theo tìm hiểu của Báo Lao Động, trên địa bàn tỉnh Hà Nam hoạt động khai thác cát ở đây lại diễn ra hết sức sôi động, nhất là tại khu vực các xã giáp ranh giữa 3 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình như: xã Chân Lý, Nhân Thịnh (cùng huyện Lý Nhân).

Nạn “cát tặc” gây nhiều hậu quả nhức nhối: Đó là tình trạng sạt lở nghiêm trọng, kéo theo hoa màu, cây cối, nhà cửa, khiến nhiều người trắng tay. Nghiêm trọng hơn, nó còn tạo ra sự thay đổi dòng chảy, cản trở luồng tàu chạy và uy hiếp trực tiếp đến sự an toàn của hệ thống đê kè, cũng như công tác phòng chống lụt bão. Đã nhiều năm, người dân kiên trì bám đất, chờ đợi sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, nhưng tất cả chỉ là con số không tròn trĩnh.

Theo quy định pháp luật, chính quyền cấp xã trở lên được quyền bắt và xử phạt các trường hợp khai thác tài nguyên trái phép trong phạm vi địa bàn hành chính mà đơn vị mình được giao phân cấp quản lý. Mức xử phạt tối đa đối với cấp xã là 5 triệu đồng, còn với cấp huyện là 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, chủ tịch UBND cấp xã phải chịu mọi trách nhiệm trước chủ tịch UBND cấp huyện và chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh, nếu để xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên trái phép. Quy định là vậy, nhưng thực tế thì hoàn toàn khác, tại khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, mỗi ngày có hàng chục tàu “cát tặc” ngày đêm rút ruột sông Hồng, hoạt động công khai. Câu hỏi đặt ra là chính quyền các cấp có biết thực trạng này hay không ? Dư luận cho rằng có, nhưng xử lý ra sao thì vẫn là dấu hỏi lớn.

Thực tế tác nghiệp nhiều ngày tại các xã thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và Thái Bình, nhóm PV Báo Lao Động không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng các địa phương này kiểm tra, xử lý các tàu “cát tặc”, mặc dù nó diễn ra ngang nhiên, cả ngày lẫn đêm. Theo người dân các địa phương này, rất nhiều lần họ phát hiện ra các tàu này hút cát trái phép, nhưng khi báo với lực lượng công an xã, huyện sở tại và Cảnh sát giao thông thủy của các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, nhưng đều không nhận được sự hỗ trợ.

Người dân huyện Lý Nhân (Hà Nam) cung cấp thông tin cho chúng tôi: Thời gian trước, khi việc va chạm xảy ra giữa người dân địa phương và các tàu hút cát trái phép, lực lượng công an huyện Lý Nhân (Hà Nam), có vào cuộc kiểm tra, xử lý, đồng thời cung cấp đường dây nóng của Trưởng công an huyện cũng như đường dây nóng của lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy cho người dân để khi phát hiện các tàu “cát tặc” khai thác trái phép thì gọi điện trình báo. Tuy nhiên, khi phát hiện tàu hút cát trái phép, người dân gọi điện cho đường dây nóng mà lực lượng công an cung cấp thì các tàu hút cát này di chuyển sang phía bên bờ sông giáp tỉnh khác, nên rất khó xử lý.

Ở một khía cạnh khác, sự buông lỏng trong công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra tràn lan. Sông Hồng có trữ lượng cát, sỏi khá lớn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc quản lý khoảng sản dường như vẫn bị bỏ ngỏ. Khi được hỏi về việc kiểm tra, xử lý vấn nạn trên, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương các tỉnh này đều viện cớ lực lượng mỏng, các đối tượng hoạt động tinh vi nên khó phát hiện, xử lý.

Cùng với đó, một số công ty, doanh nghiệp lợi dụng vỏ bọc giấy phép các tỉnh cấp, tổ chức hút cát vô tội vạ, không theo quy định gây, gây sạt lở, ảnh hưởng đến an toàn đê bao và bất bình trong quần chúng nhân dân.

Theo tìm hiểu của Báo Lao Động, giá mỗi khối cát được các chủ tàu khái thác bán cho DN, người dân sử dụng dao động từ 60 - 80 nghìn đồng. Như vậy, đối với các tàu “cát tặc” từ 300 đến 1.000 khối, khai thác trong vài giờ sẽ có thể thu về số tiền hàng chục triệu đồng. Khoản tiền thu nhập từ khai thác tài nguyên trái phép đó quá lớn càng làm cho các đối tượng liều lĩnh, manh động hơn. Trong khi đó, nỗ lực giữ đất, giữ đê, giữ sông của người dân là chưa đủ.

NHÓM PV - ĐBB
TIN LIÊN QUAN

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.