BÀI DỰ THI BÚT KÝ PHÓNG SỰ 990 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI NGHỆ AN

Bộ đội quê Bác trọn tình với đồng bào Nậm Giải

NGUYỄN TÂM QUANG |

Từ một vùng đất rất nghèo, lạc hậu ở vùng biên giới huyện Quế Phong (Nghệ An), sau gần 10 năm, xã Nậm Giải đã có sự thay da đổi thịt đến thần kỳ. Tất cả nhờ sự tận tâm góp sức của bộ đội Cụ Hồ, từ tình quân dân cá nước.

Giúp dân hồi sinh sau lũ dữ

Bộ CHQS tỉnh Nghệ An giúp người dân xã Nậm Giải làm đường nông thôn mới.  Ảnh: Nguyễn Tâm Quang
Bộ CHQS tỉnh Nghệ An giúp người dân xã Nậm Giải làm đường nông thôn mới. Ảnh: Nguyễn Tâm Quang

Đầu tháng 10 năm 2007, trận lũ quét lịch sử đã nhấn chìm xã Nậm Giải trong một đêm. 13 người dân bản Pục, bản Méo chết và mất tích, người lớn nhất chỉ mới 41 tuổi, trẻ nhất 11 tuổi. Mệnh lệnh cứu dân được ban ra. Ngay lập tức, 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An nhận lệnh cấp tốc hành quân lên Nậm Giải để giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.

Con đường từ thị trấn Kim Sơn của Trung tâm huyện Quế Phong đi vào xã Nậm Giải sau trận lũ quét nhiều đoạn bị ách tắc nghiêm trọng do hàng ngàn mét khối đất đá từ các núi đồi sạt lở xuống. Sau gần 4 giờ đồng hồ trèo đèo lội suối, băng rừng, cuối cùng đơn vị chúng tôi cũng có mặt tại bản Pục khi trời đã xẩm tối. Ai nấy đều xót xa trước cảnh tượng kinh hoàng. Những mái nhà sàn tan hoang xiêu vẹo, cánh đồng lúa Na Hốc mênh mông bị đá sỏi vùi lấp, trường học đổ nát tanh bành, bàn ghế chỏng chơ; rất nhiều gỗ lớn, nhỏ trôi dạt ngổn ngang, vô số gia cầm, gia súc chết bốc mùi hôi thối nồng nặc...

Sau khi dựng lán trại ổn định nơi ăn ở, bộ đội nhanh chóng phối hợp với các lực lượng của huyện và xã bắt tay vào giúp dân. Bộ đội dựng lại các nhà cửa bị đổ sập, tổng dọn vệ sinh môi trường, dùng cáng xúc đá sỏi chở đi nơi khác để trả lại cánh đồng Na Hốc cho người dân kịp sản xuất mùa vụ tiếp theo; tìm vớt xác các loài động vật trôi dạt mang lên núi chôn để đảm bảo vệ sinh môi trường cho dân… Có những việc rất nặng nhọc và nguy hiểm như lội bộ men theo các bờ suối gập ghềnh dò tìm cột kèo nhà dân bị trôi dạt để mang về dựng lại nhà cho dân ở.

Cả một núi công việc, nhưng chỉ sau hơn 10 ngày, nhờ sự nỗ lực hết mình của cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng tình nguyện khác, cơ bản các phần việc quan trọng đã xong. Không thể kể hết niềm vui của người dân nơi đây khi được bộ đội giúp đỡ tận tình, chu đáo như người thân. Các chiến sĩ đã sớm trở thành những người con của bản Pục, bản Méo.

“Đỡ đầu” xã nghèo xây dựng nông thôn mới

Bộ CHQS tỉnh Nghệ An trao tặng bò cho nhân dân xã Nậm Giải. Ảnh: Tâm Quang
Bộ CHQS tỉnh Nghệ An trao tặng bò cho người dân xã Nậm Giải. Ảnh: Tâm Quang

Cái duyên của Bộ CHQS tỉnh với Nậm Giải bắt đầu từ đó, và còn bén sang nhiệm vụ giúp người dân nơi đây xây dựng nông thôn mới (NTM).

Thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng NTM”, năm 2012 Bộ CHQS tỉnh quyết định nhận “đỡ đầu” xã Nậm Giải xây dựng NTM.

Thời điểm ấy, Nậm Giải vẫn còn nghèo lắm, chồng chất khó khăn. Hệ thống giao thông chủ yếu là đường đất sỏi gồ ghề nối giữa các bản làng. Trình độ dân trí rất thấp. Tỉ lệ hộ nghèo chiếm gần 80%. Địa hình chia cắt bởi toàn rừng núi cheo leo hiểm trở. Nhiều tập quán vẫn còn rất lạc hậu. Hầu hết các gia đình vẫn nhốt nuôi trâu bò ngay dưới nhà sàn, không có nhà vệ sinh, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…

Trường học, trạm y tế chưa được đầu tư đáng kể nên việc học và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho con em đồng bào dân tộc còn nhiều hạn chế. Hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu và sinh hoạt hàng ngày không có, chủ yếu phụ thuộc vào khe suối và thiên nhiên…

Quá nhiều khó khăn chồng chất. Nhưng cái khó không thể “bó buộc” được tình cảm và trách nhiệm của những người lính đối đồng bào Nậm Giải. Sau khi phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã tổ chức khảo sát kỹ địa hình, các hạng mục công trình, tư tưởng và nguyện vọng của nhân dân, Bộ CHQS tỉnh xây dựng kế hoạch giúp dân sát với điều kiện thực tiễn và tính đặc thù của Nậm Giải.

Bộ CHQS tỉnh Nghệ An trao tặng bò cho nhân dân xã Nậm Giải. Ảnh: Tâm Quang
Bộ CHQS tỉnh Nghệ An hướng  dẫn người dân xã Nậm Giải trồng cây chanh leo. Ảnh: Tâm Quang

"Ngoài việc ổn định nơi ăn ở, cải tạo đất sản xuất; tạo nguồn vốn chăn nuôi trâu bò, lợn gà; mua các loại giống cây trồng chất lượng cao cho bà con, chúng tôi xác định phải tìm mọi cách đưa bằng được nước về để dân trồng lúa và các loại hoa màu ở cánh đồng Na Hốc…" - một cán bộ thuộc Bộ CHQS tỉnh tăng cường về cơ sở nói.

Thời tiết mùa hè hết sức khắc nghiệt, đồi núi trập trùng, bộ đội cật lực ngày đêm xẻ núi bạt rừng để lắp đặt đường ống dẫn nước dài hơn 1km về cho dân. Ngày đầu tiên nhìn thấy những giọt nước bạc trắng được đưa về cánh đồng Na Hốc, dân bản sung sướng tột cùng, tiếng reo vui vỡ òa vang vọng bên sườn núi: “Nước về rồi. Cảm ơn các chú bộ đội của tỉnh đội Nghệ An nhiều lắm”.

Gian nan không kém là những ngày bộ đội “3 cùng” vận động người dân di dời trâu bò nuôi nhốt dưới nhà sàn ra vị trí khác; hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Ban đầu người dân không tin, không chịu lắng nghe lời bộ đội.

“Mưa dầm thấm lâu”, bằng sự kiên trì tuyên truyền vận động cộng với cái tình của những người lính Cụ Hồ, cuối cùng dân bản cũng dần hiểu ra. Chỉ sau một thời gian ngắn, được sự chung tay góp sức của các chiến sĩ, tất cả các gia đình đều di chuyển chuồng trâu ra khỏi gầm nhà sàn, không còn phải chịu cảnh hôi thối từ phân trâu bò bốc lên nữa.

Tin yêu và cảm phục tấm lòng của các chú bộ đội, bà con đã tình nguyện hiến đất mở đường và hồ hởi tham gia lao động cùng. Cán bộ, chiến sỹ Bộ CHQS tỉnh và trung đội dân quân của xã cùng người dân bản Pục, bản Méo hăng say lao động, nhanh chóng hoàn thành các con đường bê tông rộng đẹp nối liền các bản với trung tâm xã và các đường nội thôn, liên bản.

Để giúp dân thoát nghèo, Bộ CHQS tỉnh chọn mua 30 con bò giống trao tặng bà con. Hiện nay đàn bò đã sinh sản được hơn 100 con.

Cán bộ, chiến sĩ  giúp dân san lấp mặt bằng sân văn hóa của bản. Ảnh: Tâm Quang
Cán bộ, chiến sĩ giúp dân san lấp mặt bằng sân văn hóa của bản. Ảnh: Tâm Quang

Anh Lô Văn Tính, người dân tộc Thái ở bản Pục nói: “Trước đây gia đình tôi chẳng khi mô được bữa cơm no cả. Từ khi được Bộ CHQS tỉnh trao tặng con bò giống cái và được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, hiện nó đã sinh được 3 lứa rồi nên cuộc sống đã no ấm hơn trước rất nhiều. Các con cũng có thêm cơ hội cắp sách đến lớp. Các chú bộ đội chính là ân nhân, là người thân của chúng tôi!”.

Để có nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ bà con dân bản lâu dài, Bộ CHQS tỉnh đã phát động phong trào “Tiết kiệm bản thân để phần người khó”. Mỗi tháng, tất cả cán bộ chiến sỹ của Bộ CHQS tỉnh và cán bộ Ban CHQS các huyện, thị xã trong tỉnh đều tình nguyện đóng góp 30.000 đồng giúp dân. Ngoài ra, hàng năm đơn vị đều tổ chức các tổ đội công tác hành quân lên Nậm Giải khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh cho bà con.

Quả ngọt từ tình quân dân

Sau 8 năm bộ đội về giúp dân, tỷ lệ hộ nghèo ở Nậm Giải đã giảm mạnh từ 78% xuống còn gần 40%, dự kiến cuối 2020 sẽ đạt 11 tiêu chí về xây dựng NTM và trở thành điểm sáng của huyện miền núi Quế Phong.

Quân Y Bộ CHQS tỉnh Nghệ An khám, chữa bệnh cho bà con xã Nậm Giải. Ảnh: Tâm Quang
Quân Y Bộ CHQS tỉnh Nghệ An khám, chữa bệnh cho bà con xã Nậm Giải. Ảnh: Tâm Quang

Ông Sầm Văn Thành – Bí thư Đảng ủy xã Nậm Giải chia sẻ: “Bộ mặt NTM của xã khởi sắc hơn trước rất nhiều. Chất lượng cuộc sống của bà con đã được nâng lên rõ rệt. Các thiết chế văn hóa, trường học, trạm y tế của xã đều được Bộ CHQS tỉnh quan tâm đầu tư cơ bản. Vào các dịp lễ tết, Bộ CHQS tỉnh luôn đến trao tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người neo đơn. Sự tin tưởng của bà con ở đây đối với Đảng, Nhà nước và đặc biệt là đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh rất cao”.

Trung tá Nguyễn Sỹ Văn - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh phấn khởi cho biết: “8 năm đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân Nậm Giải trong công tác xây dựng NTM, cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh đã hỗ trợ gần 5 tỉ đồng, 105 tấn xi măng, hàng ngàn ngày công, hàng trăm lá cờ tổ quốc…

Bộ đội giúp đỡ bà con dân bản tận tâm, tận lực, không bao giờ ngại khó, ngại khổ. Nhiều đồng chí cán bộ sau thời gian về Nậm Giải làm dân vận đã hiểu rõ phong tục tập quán, nói tiếng dân tộc và thông thạo địa hình chẳng thua gì người dân bản địa. Nhìn thấy bộ mặt của xã có nhiều đổi thay, chúng tôi hạnh phúc vì đã góp phần giúp Nậm Giải vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Qua 8 năm, Nậm Giải đã hoàn toàn thay da đổi thịt, khởi sắc trông thấy. Hệ thống đường giao thông nông thôn nối liền giữa các thôn bản đã được bê tông hóa phẳng lì. Đêm đến ánh điện sáng trưng các bản làng. Trạm Y tế khang trang, hiện đại hơn. Trường học kiên cố, đàng hoàng; 8/8 bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, đầy đủ các vật chất cần thiết như khánh tiết, tượng Bác Hồ, loa đài, bàn ghế…

Cánh đồng Na Hốc ngày nào bị vùi lấp trong tầng tầng đất đá do trận lũ quét lịch sử, nay đã mướt mát màu xanh tít tắp của những ruộng lúa. Trên các đồi núi, bạt ngàn cây tràm, cây keo cao vút hứa hẹn mang lại cho người dân một khoản thu nhập không nhỏ. Cuộc sống của bà con các dân tộc nơi đây đã ấm no đủ đầy, từng bước khởi sắc; góp phần rất lớn trong việc củng cố nền quốc phòng và an ninh. Đó cũng chính là công việc ý nghĩa và thầm lặng trong suốt thời gian qua mà những người lính trên quê hương Bác Hồ đã dốc lòng giúp người dân miền biên viễn.

NGUYỄN TÂM QUANG
TIN LIÊN QUAN

Làm ngời sáng hình ảnh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới

TRẦN VƯƠNG |

Ngày 23.6, phát biểu tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ X, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, nêu rõ: “ Ở đâu nhân dân gặp khó khăn, gian khổ, thiên tai, dịch bệnh thì ở đó có bộ đội giúp dân. Trong thời bình, phẩm chất, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ tiếp tục được phát huy và tỏa sáng”...

Làm đẹp thêm hình ảnh bộ đội Cụ Hồ

Linh Nguyên |

Đến thăm các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Quốc phòng giao, đại tá Nguyễn Văn Đề - Phó Trưởng ban Công đoàn Quốc phòng - chia sẻ sự quan tâm của toàn quân. Bởi ở đây, các cán bộ, đoàn viên, nhân viên, chiến sĩ của các đơn vị đã một lần nữa vun đắp hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.

Chiến sĩ mũ nồi xanh - Tập 1: Nhiệm vụ cao cả của Bộ đội Cụ Hồ

Nhật Vũ - Tạ Quang |

Thành lập ngày 27.15.2014, Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam (Tiền thân là Trung tâm Gìn giữ Hòa bình Việt Nam) là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Quốc phòng, Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Cục Gìn giữ Hòa bình ra đời nhằm thực hiện đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Làm ngời sáng hình ảnh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới

TRẦN VƯƠNG |

Ngày 23.6, phát biểu tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ X, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, nêu rõ: “ Ở đâu nhân dân gặp khó khăn, gian khổ, thiên tai, dịch bệnh thì ở đó có bộ đội giúp dân. Trong thời bình, phẩm chất, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ tiếp tục được phát huy và tỏa sáng”...

Làm đẹp thêm hình ảnh bộ đội Cụ Hồ

Linh Nguyên |

Đến thăm các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Quốc phòng giao, đại tá Nguyễn Văn Đề - Phó Trưởng ban Công đoàn Quốc phòng - chia sẻ sự quan tâm của toàn quân. Bởi ở đây, các cán bộ, đoàn viên, nhân viên, chiến sĩ của các đơn vị đã một lần nữa vun đắp hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.

Chiến sĩ mũ nồi xanh - Tập 1: Nhiệm vụ cao cả của Bộ đội Cụ Hồ

Nhật Vũ - Tạ Quang |

Thành lập ngày 27.15.2014, Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam (Tiền thân là Trung tâm Gìn giữ Hòa bình Việt Nam) là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Quốc phòng, Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Cục Gìn giữ Hòa bình ra đời nhằm thực hiện đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.