Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới:

Bệnh viện hạng I của quân đội

Lê Phương |

Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y, tiền thân là Đội điều trị 3, thành lập ngày 20.12.1950 tại thôn Trung Giáp, xã Anh Dũng, Phù Ninh, Phú Thọ) là bệnh viện hạng I của quân đội với vai trò là một trong những đơn vị “tuyến cuối” hàng đầu trong công tác khám, chữa bệnh.
67 năm trưởng thành và phát triển của bệnh viện gắn với sự phát triển của ngành y tế nói riêng và sự đi lên của đất nước qua những chặng đường khó khăn, thử thách...

Trưởng thành trong gian khó

Từ đội điều trị 3 với nhân lực ít ỏi, tháng 8.1958, theo quyết định của Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng), Đội điều trị 3 được chuyển thành Viện Quân y 103. Ngày 21.5.1989, Bộ Tổng tham mưu công nhận Viện Quân y 103 là Bệnh viện hạng I của Quân đội. Năm 1995 Viện Quân y 103 được đổi tên thành Bệnh viện 103.

Ngay khi mới thành lập, đội điều trị 3 được giao nhiệm vụ phục vụ các chiến dịch của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đội trực tiếp phục vụ các trận đánh ở đồi Độc Lập, Bản Kéo, Nà Tấn, Mường Phăng. Chiến dịch toàn thắng, Đội được lệnh chuyển vào trung tâm Mường Thanh để cứu chữa cho thương binh. Trong kháng chiến chống Mỹ, Viện quân y 103 thu dung điều trị hàng ngàn thương binh, bệnh binh từ các chiến trường chuyển về, đồng thời cử nhiều cán bộ vào chiến trường Miền Nam phục vụ chiến đấu.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ra Miền Bắc, Bệnh viện tích cực phục vụ chiến đấu, cứu chữa bộ đội và nhân dân bị thương. Trong thời gian này, đội hình Bệnh viện bị máy bay Mỹ oanh tạc, ba bác sĩ, hai y tá đã anh dũng hy sinh và ba đồng chí khác bị thương nặng khi đang làm nhiệm vụ. Từ năm 1992, hàng năm bệnh viện đều cử đội công tác ra chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thuộc đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa.

“Chúng tôi chỉ muốn làm, vì người bệnh…”

PGS. TS. Trần Viết Tiến - Giám đốc bệnh Viện 103 nói với chúng tôi khi được biết PV Lao Động sẽ tới viện, gặp, phỏng vấn, viết bài cho chương trình “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới”.

Viện 103, 6 giờ 50 phút sáng, đông đúc, tấp nập từ khoa khám bệnh đến các khoa chuyên môn, phòng bệnh nhân - một nếp làm việc quen thuộc, nghiêm túc suốt mấy chục năm qua, một ngày của các bác sĩ áo xanh. “Các thủ trưởng bắt đầu họp giao ban rồi” - một cán bộ phòng chính trị nói với chúng tôi.

Hiện, mỗi ngày, bệnh viện 103 có hơn 1.100 bệnh nhân điều trị nội trú, trung bình hơn 1.000 lượt khám bệnh. Với 42 khoa, 400 bác sĩ/hơn 1.000 cán bộ nhân viên, năm 2016, bệnh viện khám cho 400.000 lượt người; thu dung điều trị 51.000 lượt bệnh nhân; phẫu thuật gần 14.000 ca, thực hiện 4,5 triệu lượt xét nghiệm. Đặc biệt, năm qua bệnh viện thực hiện thành công 1 ca ghép tim và 39 ca ghép thận. Với điều kiện kỹ thuật, công nghệ và trình độ y học lạc hậu hơn so với thế giới khoảng nửa thế kỷ và chậm hơn các nước trong khu vực khoảng 20 năm, nhưng đến nay, ngành ghép tạng tại Việt Nam nói chung và tại viện 103 nói riêng, hàng chục bệnh nhân có cơ hội sống khoẻ mạnh và làm việc bình thường, cống hiến cho xã hội nhờ việc ghép tạng đã đạt được nhiều bước tiến vượt trội với giá thành rẻ hơn nhiều so với việc đi nước ngoài điều trị như trước đây.

Suốt mấy chục năm qua, cùng với Học viện Quân y, Viện 103 tham gia đào tạo 22.000 bác sĩ, dược sĩ; 650 tiến sĩ; 1.800 thạc sĩ; 4.200 chuyên khoa I, chuyên khoa II; 10.000 chuyên khoa định hướng. Bên cạnh đó, viện còn huấn luyện bình quân 60 lớp/năm, với lưu lượng gần 2.000 học viên. Cùng với công tác đào tạo thực hành, những năm qua, công tác khám chữa bệnh của viện 103 không ngừng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Đến nay, viện đã khám bệnh cho trên 10.000.000 lượt người, thu dung điều trị 1.200.000 bệnh nhân; phẫu thuật trên 600.000 ca. Riêng đối tượng thương binh, chính sách và nhân dân vùng sâu vùng xa, mỗi năm viện tổ chức khám và tặng cấp thuốc cho 15.000 lượt người.

Ngoài ra, viện tổ chức khám bệnh theo tuyến cho hàng nghìn lượt người tại các nhà máy, xí nghiệp; công, nông trường; giám định y khoa cho hàng trăm lượt người.

Ghi tên Việt Nam trên bản đồ ghép tạng thế giới

Riêng về lĩnh vực ghép tạng, tại viện 103, PGS. TS. Hoàng Mạnh An - nguyên giám đốc bệnh viện, là một trong những người gắn bó với “công cuộc ghép tạng” từ những ngày đầu, khi bệnh viện lần đầu tiên thử nghiệm ghép thận cho bệnh nhân vào năm 1992, cho đến hôm nay, khi ca ghép đa tạng (thận, tụy) tháng 7.2016 đạt được thành công mỹ mãn. Ngoài ca ghép đa tạng “ghi danh lĩnh vực ghép tạng Việt Nam trên bản đồ thế giới” - như lời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, PGS. TS. Hoàng Mạnh An còn đặc biệt ấn tượng với ca ghép phổi đầu tiên tại Việt Nam.

“Bệnh nhân Lý Chương Bình, 6 tuổi, ở Hà Giang được nhận phổi từ chính người cho còn sống là bố và bác ruột của mình. Trước khi được ghép phổi, tính mạng cháu bị đe doạ từng ngày, phổi giãn hoàn toàn, thường xuyên nhiễm khuẩn. Ca ghép tiến hành trong tình thế chưa có tiền lệ ghép phổi, khó khăn cả về kinh tế lẫn kỹ thuật. Chúng tôi dùng vốn từ đề tài nghiên cứu, vốn của đơn vị, vận động các nhà tài trợ với mong muốn tột cùng là mang tiến bộ y tế đến với vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn của đất nước, đồng thời, nỗ lực của cả đội ngũ nhằm mở ra một chương mới cho những bệnh nhân mắc bệnh phổi tại Việt Nam. Ca mổ kéo dài 10 tiếng, kết thúc lúc 15 giờ 30 chiều 21.2.2017 thành công tốt đẹp”, PGS. TS. Hoàng Mạnh An chia sẻ.

Gặp gỡ các y bác sĩ, trò chuyện với nhiều bệnh nhân đang điều trị tại viện 103, chúng tôi càng cảm nhận được những chiến công thời bình, nơi “tuyến cuối” của các bác sĩ áo xanh. Trong lặng lẽ, những bác sĩ quân đội đã ngày đêm học tập, nghiên cứu, trau dồi, ứng dụng nhiều tiến bộ của y học thế giới vào điều kiện còn nhiều khó khăn, hạn chế của nước ta. Đặc biệt, thời điểm này, do đang trong quá trình xây dựng khu nhà điều trị mới, các khoa, phòng của Bệnh viện 103 đều rất chật chội, đông đúc vì đa số đều phải “dồn toa”. Vượt lên khó khăn, thiếu thốn, trong các phòng bệnh, đồ đạc và các vật dụng được sắp xếp rất ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ; đội ngũ y bác sĩ làm việc tận tâm, chuyên nghiệp, hết mình.

PGS. TS. Trần Viết Tiến cho biết, hiện viện 103 đã ứng dụng nhiều kỹ thuật, xét nghiệm bậc cao và chuyên sâu để áp dụng vào khám và điều trị, tiếp cận trình độ y học khu vực và quốc tế như: Ghép thận, ghép gan, ghép tim, mổ tim mở, tán sỏi ngoài cơ thể, thụ tinh trong ống nghiệm, thay thủy tinh thể… Ngoài ra, viện cũng tích cực đầu tư vào công tác nghiên cứu khoa học và phát triển kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu gắn kết giữa đào tạo - điều trị, đóng góp tích vực cho sự phát triển của ngành y học nước nhà nói chung và y học quân sự nói riêng. Đến nay, viện 103 đã chuyển giao và phối hợp với 11 bệnh viện trong cả nước thực hiện thành công trên 300 ca ghép thận trên người và 4 bệnh viện thực hiện thành công 12 ca ghép gan trên người.

Về giá trị kinh tế, so với thế giới chi phí cho một ca ghép thận tại Việt Nam rẻ hơn 3,5 lần, chi phí cho một ca ghép gan ở Việt Nam rẻ hơn 2,4 lần. Với giá trị khoa học và giá trị thực tiễn đặc biệt xuất sắc, cụm công trình ghép tạng được Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ.

 

Lê Phương
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.