39 năm mỏi mòn đi tìm công lý cho 18 tháng tù oan về tội giết người

QUANG ĐẠI - TRẦN LƯU |

Ở tuổi 75, ông Nguyễn Bá Thành (trú TP.Vinh, Nghệ An) vẫn đau đáu nỗi niềm vì bị tù oan 18 tháng với tội danh “giết người cướp của” cách đây 39 năm, nhưng chưa được giải oan, xin lỗi.

“Bỗng dưng” bị khép tội giết người

Vào cuối tháng 4.2018, chúng tôi tiếp vị khách cao lớn, phong độ, điềm đạm, mái tóc bạc trắng đến từ phường Hưng Bình (TP.Vinh, Nghệ An) với lời kêu oan bị bắt giam 18 tháng tù vì tội “giết người cướp của” cách đây 39 năm, đến nay chưa có câu trả lời thỏa đáng. Đó là ông Nguyễn Bá Thành, sinh năm 1953, quê quán xã Quỳnh Thiện (Quỳnh Lưu), nay là phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An), với nỗi oan khuất chồng chất từ 39 năm trước.

Lần theo ký ức, ông Thành kể: Sau khi tốt nghiệp cấp 2, vào năm 1971, ông gia nhập quân đội theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, đến năm 1974 vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Năm 1977, ông chuyển ngành, được phân công công tác thu thuế trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Nỗi oan khiên đến từ thời điểm này. Lúc đó, có ông Nguyễn Văn Tơn, trú xã Nghi Liên, là cán bộ thuế thuộc địa bàn xã, lên ngủ ở cơ quan thuế huyện để sáng mai dậy sớm đi thu thuế cùng. Vào khoảng 2h sáng một ngày tháng 8.1979, mọi người trong cơ quan thức dậy để tiến hành thu thuế. Ông Thành và ông Tơn cùng đi một tuyến đường, ông Thành bảo ông Tơn đi trước, còn mình đi sau, trên quãng đường từ phòng thuế huyện Nghi Lộc đến Cửa Lò.

Ông Tơn đi trước một chặng, ông Thành đi sau nhưng không thấy ông Tơn. Ông Thành đi thu thuế đến Cửa Lò thì trời sáng, nên quay trở về. Trên đường về, đi qua chiếc cầu thuộc địa bàn xã Nghi Trường, nghe người dân lao xao có người chết đuối, nhưng ông Thành cũng không để ý, vẫn về cơ quan tắm rửa, ăn sáng như thường lệ. Khoảng 8h sáng, có người dân chạy về báo là có cán bộ thuế bị chết dưới chân cầu, cả cơ quan chạy xuống, xác minh đó là ông Tơn. Hôm sau, ông Thành và cơ quan đi đưa đám ông Tơn theo phong tục. Công an có hỏi sự việc, hỏi ông Tơn đi với ai, ông Thành cho hay đi với mình. Sau đó, ông Thành nhận được giấy mời của công an, ông vừa vào đến nơi thì có nhiều công an chờ sẵn, họ đọc lệnh bắt ông vì tội “Giết người, cướp tài sản”, rồi tống lên xe đưa về cơ quan công an điều tra.

Gặp “người không mang họ”

Bị đưa vào trại Nghi Kim (Nghi Lộc, Nghệ An), ông Thành bị xiềng, giam cùng những tù nhân phạm trọng tội, điều kiện sống hết sức khắc nghiệt. Lúc này vợ ông Thành (bà Hồ Thị Hân) vừa mới mang thai đứa con thứ hai, con đầu còn nhỏ, nên không thể thăm nuôi. Những cuộc hỏi cung liên tục diễn ra, nhưng ông Thành trước sau chỉ khai nhận sự việc như diễn biến ở trên, hoàn toàn không biết gì về cái chết của ông Tơn. Sau nhiều lần bị điều tra viên ép quá, ông Thành nói: “Các anh cứ viết gì cũng được, tôi sẽ ký”. Nhận bản cung có nội dung quy tội giết người cho mình, ông Thành viết, đại ý: Nội dung bản cung nói trên là do tôi ký, nhưng tôi không thực hiện, tôi không liên quan gì đến cái chết của ông Tơn. Cán bộ điều tra viên rất bức xúc, đánh đập, nhưng ông Thành không lay chuyển. Ông nói: “Nếu các anh cho rằng tôi có tội, cứ đưa tôi ra tòa xét xử, chứ không thể giam giữ tôi mãi như thế này được”. Quá trình bị giam, ông Thành bị xiềng xích liên tục, mỗi ngày chỉ được mở xiềng 2 lần, mỗi lần 30 phút, bữa ăn chủ yếu có ít mì hột.

Sau 18 tháng, một hôm, có cán bộ đến buồng giam, đọc tên Nguyễn Bá Thành, yêu cầu đưa toàn bộ tư trang ra ngoài, cấp cho ông “Giấy tạm tha” và cho ông về nhà. Lúc này ông Thành đã quá yếu, đi không nổi, nên nói với cán bộ trại giam: “Tôi là bộ đội, đảng viên, các anh bắt tôi vào đây, nay thả tôi ra tôi không thể đi được, đề nghị đưa tôi về đơn vị”, nhưng bị từ chối, xốc nách đưa ra khỏi trại. Ông Thành quá mệt, đành ngồi trước trại giam. May mắn, có người bà con là Nguyễn Bá Cần đi ngang qua, phát hiện và chở ông Thành về cơ quan bằng xe đạp.

Khá đặc biệt là khi bị biệt giam, ông Thành có thời gian bị nhốt chung buồng với Trương Sỏi, tên tướng cướp nổi tiếng với biệt danh “Toọng”, sau được nhà văn Xuân Đức viết thành tiểu thuyết “Người không mang họ”. Ấn tượng của ông Thành đối với Trương Sỏi là một con người nhỏ con, vui tính. Khi thấy ông Thành vào, Trương Sỏi hỏi bị tội gì, ông Thành đáp: “Giết người cướp của”, Sỏi ngạc nhiên: “Ghê nhỉ, chắc chết thôi”. Sau 15 ngày, Trương Sỏi được chuyển sang buồng khác và sau đó bị tử hình, thi hài mai táng tại núi Quyết.

Ông Thành trở về nhà trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, đi không vững. Sau một tháng, thấy đã đỡ, ông đưa “Giấy tạm tha” lên nộp cơ quan, đề nghị được đi làm lại. Thủ trưởng lúc ấy là ông Phạm Hồng Sanh, nói: “Mày còn quá yếu, thôi nghỉ ngơi thêm một thời gian nữa”. Lúc này, các chế độ lương, tem phiếu của ông Thành đã bị cắt hết. Sau đó, có công an đến đề nghị ông Sanh đưa giấy tạm tha của ông Thành để khôi phục các chế độ cho ông. Trong thời gian này, ông Thành lên viện kiểm sát hỏi về việc mình bị bắt oan, thì được chỉ sang công an, sang công an thì được chỉ sang viện kiểm sát, mệt mỏi quá nên thôi. 2 năm sau, ông Thành lên gặp ông Thao là cán bộ tổ chức cơ quan, đề nghị bố trí công việc. Ông Thao nói: “Giấy của anh chỉ là tạm tha, thôi để tôi hỏi bên viện kiểm sát thế nào đã”. Sau đó, ông Thao thông tin là việc của ông Thành không có vấn đề gì nữa. Ông Thành bày tỏ nguyện vọng và được tiếp nhận, phân công về công tác tại huyện Quỳnh Lưu và được chấp thuận. Đến năm 1998, ông Thành xin về Vinh công tác ở chi cục thuế và nghỉ hưu vào năm 2013.

Đoạn trường đi tìm công lý

Nghỉ hưu, nhưng ông Thành vẫn đau đáu vì nỗi oan năm xưa chưa được hóa giải. Đồng nghiệp cũng khuyên ông phải đấu tranh. Năm 2016, ông Thành bắt đầu viết đơn đề nghị bồi thường oan sai. Căn cứ vào hồ sơ vụ việc, ông Thành đến Viện KSND tỉnh Nghệ An, thì cơ quan này cho rằng vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết, chuyển đơn sang Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh. Đến lượt cơ quan này lại tiếp tục chuyển đơn của ông Thành đến Công an huyện Nghi Lộc. Nhưng Công an huyện Nghi Lộc lại ra thông báo không thụ lý đơn của ông Thành, với lý do ông không đưa ra được các tài liệu, hồ sơ chứng minh yêu cầu giải quyết bồi thường. Ông Thành lại gửi đơn ra Bộ Công an, và ngày 9.2.2018, được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gửi văn bản yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An chỉ đạo, giải quyết. Tuy nhiên, đến nay, ông Thành chưa nhận được bất cứ thông báo gì từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An.

“Khi họ bắt tôi, chỉ đọc lệnh chứ không giao quyết định. Khi họ thả ra, chỉ cấp “Giấy tạm tha”, sau đó thu lại để làm tem phiếu. Giờ bắt tôi phải có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, phê chuẩn của viện kiểm sát. Hồ sơ bản khai của tôi cũng rất nhiều. Thế nhưng bây giờ họ yêu cầu tôi cung cấp hồ sơ là quá vô lý. Họ nắm hồ sơ chứ không phải tôi” - ông Thành bức xúc. Trong Nghị quyết số 02 ngày 21.2.1984 “Trả lại quyền sinh hoạt Đảng đối với đồng chí Nguyễn Bá Thành” của Huyện ủy Nghi Lộc có ghi “Căn cứ Quyết định số 598 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh về việc đình cứu đồng chí Thành về tội giết người”. Như vậy, vụ việc của ông Thành đã có quyết định đình cứu (đình chỉ điều tra) về tội giết người của Viện KSND tỉnh Nghệ Tĩnh.

Ông Phạm Hồng Sanh - nguyên Trưởng phòng Tài chính kiêm Trưởng phòng Thuế huyện Nghi Lộc giai đoạn 1968-1980 - xác nhận ông Thành là một cán bộ tốt, một đảng viên trung thành, hằng năm đều hoàn thành nhiệm vụ. “Sự việc công an và viện kiểm sát nhân dân bắt giam anh Thành là oan sai, đề nghị giải quyết theo pháp luật hiện hành” - ông Sanh 
cho biết.

“Đã gần 40 năm trôi qua, chồng tôi chỉ được cấp “Giấy tạm tha”, sự việc chưa được làm rõ. Chẳng lẽ đến khi chết, ông ấy vẫn mang tiếng “giết người cướp của” hay sao. Mong rằng cơ quan chức năng hãy làm sáng tỏ sự việc, trả lại danh dự cho chồng tôi, và cho cả gia đình, con cái” - bà Hồ Thị Hân - vợ ông Thành - 
bức xúc.

Ông Nguyễn Công Hà - Chủ tịch UBND xã Nghi Liên (TP.Vinh) cho biết: Ông Nguyễn Văn Tơn, trú xóm 2, xã Nghi Liên, là cán bộ thuế Nghi Lộc, nghi bị giết vào năm 1979, nhưng sau đó không tìm ra thủ phạm. Đến nay, gia đình không được hưởng chế độ gì.

QUANG ĐẠI - TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Thoát tội hiếp dâm vì thiếu nữ không… hét lên kêu cứu: Kiến nghị giám đốc thẩm vụ án

QUANG ĐẠI |

Diễn biến vụ án thanh niên ở Nghệ An thoát án “Hiếp dâm” do nạn nhân không hét lên cầu cứu, gia đình nạn nhân tiếp tục gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm do có dấu hiệu oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Vụ “không tìm được thủ phạm, khởi tố kiểm lâm viên” ở Nghệ An: Nhiều uẩn khúc cần làm rõ

TRẦN LƯU - QUANG ĐẠI |

Liên quan đến vụ “Không tìm được thủ phạm, khởi tố kiểm lâm viên” xảy ra ở Nghệ An (Báo Lao Động đã phản ánh), các luật sư cho rằng: Cơ quan điều tra cần thận trọng xem xét đánh giá, thu thập toàn diện chứng cứ, tránh trường hợp oan sai; đặc biệt, cần làm rõ “thời gian chặt phá rừng diễn ra khi nào?

Lý giải vì sao chậm bồi thường cho tử tù 40 năm mới được minh oan

CAO NGUYÊN |

“Cho đến thời điểm hiện nay, Tòa án Tối cao đã báo cáo Bộ Tài chính và đang chờ Bộ Tài chính thẩm định và đưa ra kết quả bồi thường cuối cùng cho ông Trần Văn Thêm”, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình chia sẻ.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Thoát tội hiếp dâm vì thiếu nữ không… hét lên kêu cứu: Kiến nghị giám đốc thẩm vụ án

QUANG ĐẠI |

Diễn biến vụ án thanh niên ở Nghệ An thoát án “Hiếp dâm” do nạn nhân không hét lên cầu cứu, gia đình nạn nhân tiếp tục gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm do có dấu hiệu oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Vụ “không tìm được thủ phạm, khởi tố kiểm lâm viên” ở Nghệ An: Nhiều uẩn khúc cần làm rõ

TRẦN LƯU - QUANG ĐẠI |

Liên quan đến vụ “Không tìm được thủ phạm, khởi tố kiểm lâm viên” xảy ra ở Nghệ An (Báo Lao Động đã phản ánh), các luật sư cho rằng: Cơ quan điều tra cần thận trọng xem xét đánh giá, thu thập toàn diện chứng cứ, tránh trường hợp oan sai; đặc biệt, cần làm rõ “thời gian chặt phá rừng diễn ra khi nào?

Lý giải vì sao chậm bồi thường cho tử tù 40 năm mới được minh oan

CAO NGUYÊN |

“Cho đến thời điểm hiện nay, Tòa án Tối cao đã báo cáo Bộ Tài chính và đang chờ Bộ Tài chính thẩm định và đưa ra kết quả bồi thường cuối cùng cho ông Trần Văn Thêm”, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình chia sẻ.