Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Từ chủ tàu thành... con nợ

TRẦN HÓA |

Bán tàu cá vỏ gỗ, dồn hết tất cả vốn liếng đầu tư vào hai con tàu vỏ thép “vững chãi” để vươn ra vùng biển xa hơn. Ai ngờ, sau một thời gian đưa vào hoạt động, hai con tàu trên liên tục nằm bờ do hư hỏng, buộc phải trả tàu. Không còn tài sản, phương tiện để đánh bắt, nợ nần chồng chất, các “kình ngư” đâm ra buồn bã, chán nản...

Đám cưới công nhân

HƯNG THƠ - ĐẮC THÀNH |

Nắng vàng ở đâu “gom” hết về trên đất cố đô, làm rực rỡ thêm những con đường xứ Huế - nơi có đoàn rước dâu của đám cưới công nhân tập thể do Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức sáng 28.7 - đúng ngày kỷ niệm 88 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.

O Chẩm “dũng sĩ Dốc Miếu“

GHI CHÉP CỦA LÂM HƯNG THƠ |

Gặp o Chẩm rồi, tôi chợt nhẩm lời bài hát “Tình đất đỏ miền Đông” có đoạn, “trong đấu tranh người miền Đông anh dũng, trong lao động người lại cũng anh hùng”, nếu ghép tên o Chẩm vào đó, thì người dân ở làng Xuân Long nơi o sống chẳng ai phản đối. Bởi trong những năm chiến tranh ác liệt, o 9 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, hòa bình lập lại o trở thành một lương y đức độ, giỏi giang...

Về một liệt sĩ anh dũng giải phóng Thổ Châu

LỤC TÙNG |

Tháng 5.1975, khi cả nước náo nức với “Ngày hội non sông thống nhất”, thì bè lũ diệt chủng Pôn Pốt, Iêng Sary đưa quân sang chiếm và chở toàn bộ người dân trên đảo Thổ Châu (xã Thổ Châu, Phú Quốc - Long Châu Hà, nay là xã Thổ Châu, Phú Quốc - Kiên Giang) đi biệt tích. Ngày 24-25.5.1975, các lực lượng vũ trang địa phương và Quân khu 9 tổ chức chiến đấu và giải phóng toàn đảo. Tuy nhiên, hơn 40 năm qua, vì nhiều lý do, cuộc chiến đấu hào hùng đầu tiên của Bộ đội cụ Hồ sau ngày độc lập như đang mờ dần...

Tuổi 20 bám đá Vị Xuyên

GIANG HẢI |

Trên đài tưởng niệm tại cao điểm 468, những ngày tháng 7 này, những câu hát của nhạc sĩ Trương Quý Hải vang vọng: “Hãy về đồng đội ơi! Còn nằm khe đá hay thung sâu... Về đây có nhau, như nguyện ước chiến hào”. Ai nghe, nước mắt cũng trào ra…

Những người lính Hà Nội cảm tử qua hồi ức một cựu chiến binh

Hồ Đại Đồng |

Báo Lao Động nhận được bài viết của một cựu chiến binh - ông Hồ Đại Đồng, thuộc Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 “lính mũ sắt”, chủ yếu là những người con Hà Nội, tham gia đánh trận Chư Tan Kra ác liệt và thương vong bậc nhất ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.

Người thương binh già “truyền lửa” dân ca

HỮU NHÂN |

Điệu dân ca mượt mà phát ra từ lồng ngực của người thương binh già Võ Duy Khánh làm mê đắm lòng người. Chân trái teo tóp do bị thương bởi vướng mìn của Mỹ nhịp theo tiếng đàn, mắt mơ màng như đang ru hồn vào mộng, gần bước sang tuổi bảy mươi, ông vẫn cần mẫn truyền niềm say mê dân ca cho thế hệ trẻ…

Hành trình tìm mẹ

PHÓNG SỰ CỦA THANH HẢI |

“Bạn Dư chết thế cho tôi trong trận chiến đấu. Tôi được sống sót nên phải hoàn thành bổn phận làm con của Dư, tìm và chăm sóc mẹ già của bạn. Đó là lẽ thường ở đời. Chúng tôi đã thế mạng cho nhau, kẻ được sống, người đã hy sinh”. Cựu binh Gạc Ma Nguyễn Văn Dũng (quê Nha Trang) đã bắt đầu câu chuyện chiến chinh của mình trong ngày khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, Cam Ranh giữa tháng 7.2017…

Kỳ 2: Các cuộc đối thoại như “dọa dẫm” sinh viên

TÂM AM - MẠNH NINH |

Nỗi bức xúc về kỳ kiến tập của sinh viên ngành Thiết kế thời trang trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương là như nhau. SV Trường Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho biết: Họ gọi điện thoại báo cáo với giáo viên, thầy cô chỉ ừ ào.

“Huyện nợ nần” bứt rứt một món nợ với người dân

NHẬT HỒ |

Hai tiếng “nợ nần” như là nỗi ám ảnh đối với huyện Phước Long (Bạc Liêu). Nhiều đến mức, ám ảnh đến độ hỏi đến ai cũng lắc đầu, chặc lưỡi dẫu rằng hiện tại huyện đã không còn nợ. Lý ra đây là huyện điển hình trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của cả nước, nhưng do vướng nợ, huyện vô tình trở thành nổi tiếng cả nước.

Sinh viên Thiết kế thời trang: Những kỳ kiến tập hãi hùng!

TÂM AM - MẠNH NINH |

Rất nhiều sinh viên ở Hà Nội được bố mẹ nuôi ăn học đại học ngành Thiết kế thời trang, các em được “nâng như nâng trứng”, tâm hồn lãng mạn, các ý tưởng thiết kế thì bay bổng. Thế rồi, họ được các nhà trường đưa đi kiến tập, thực tập: Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương suốt 3 tháng ròng ngồi lỳ mỗi ngày 9-12 tiếng ở máy may rồi bàn nhồi bông sản phẩm, trong các công xưởng xập xệ. Họ bị ép sản lượng, tăng ca, làm chủ nhật, bị đối xử thiếu nhân ái, lại còn chịu cảnh đồ ăn thức uống kém, ở trong các khu “nhà trọ công nhân” tồi tàn ngoài sức tưởng tượng...

Hiệp hội Bridge & Poker VN quyết siết vòng “kim cô”

Long Nguyễn |

Sau loạt bài đăng trên Báo Lao Động chỉ rõ những thực tế đáng lo ngại trong hoạt động của các CLB Poker từ cấp trung ương đến địa phương, gần như lập tức, các đơn vị và cá nhân liên quan đã có những phản hồi bước đầu đáng nghi nhận.

“Biến” thành bệnh nhân tâm thần vì nghiện facebook

THÙY LINH - THẢO ANH |

Bệnh viện Bạch Mai vừa bất ngờ công bố về hiện tượng hàng loạt bạn trẻ phải vào khoa tâm thần chữa trị bệnh “nghiện” Facebook. Theo các bác sĩ, tình trạng nghiện mạng xã hội đã phát triển trong một bộ phận của giới trẻ hiện nay. Họ nghiện những câu chuyện khác người, hành động không giống ai và đám đông sẵn sàng lao vào bấm like cho ai đó “đề xướng” một hành động kỳ quái giật gân như cô gái đốt trường, chàng trai tẩm xăng tự thiêu…

Những chàng trai yêu voi ở Tây Nguyên

Hữu Long |

Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) thời gian dài vẫn được người dân nhắc nhớ đến những câu chuyện ly kỳ về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Dù nghề săn bắt voi tại Buôn Đôn đã lui vào trong ký ức nhưng hiện công việc bảo tồn voi rừng, phát triển voi đàn nhà vẫn được những thế hệ ngày nay tiếp tục gìn giữ và phát huy.

“Bão ruồi” tấn công người dân

Cao Nguyên - Trần Vương |

Gần chục ngày nay, hàng trăm hộ dân thuộc 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) ở gần Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn phải sống trong nỗi khiếp đảm là ruồi chi chít từ đầu ngõ đến trong nhà. Cuộc sống của họ bị đảo lộn, từng bữa cơm, người trong gia đình phải thay nhau đứng đuổi ruồi mới có thể dùng bữa được.