Nghỉ thai sản, có phải đóng BHXH?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi của bạn đọc về quyền lợi liên quan đến chế độ thai sản; cách tính thời gian nghỉ phép, điều kiện để NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Nghỉ thai sản, không phải đóng BHXH, BHYT

Bạn đọc có email tranthithuuyenxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng tư vấn pháp luật của Báo Lao Động hỏi: Tôi dự kiến sinh ngày 30.5, và làm hết tháng 4 thì xin nghỉ trước 1 tháng. Tháng 5, tôi và công ty có phải đóng BHXH không? Nếu công ty báo giảm BHXH từ tháng 5 thì tôi và công ty không phải đóng BHXH cho đến tháng 11.2018 (6 tháng) đúng không? Trong thời gian đó, tôi vẫn được hưởng BHYT như bình thường đúng không?

Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 34 Luật BHXH  2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Khoản 2, Điều 39 Luật BHXH 2014 quy định: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH. Theo quy định tại khoản 1.6, điều 42, Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH thì NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và NLĐ không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho NLĐ. Do đó, nếu bạn nghỉ thai sản bắt đầu từ tháng 5, thì từ tháng 5 đến tháng 10.2018 (6 tháng) bạn và công ty của bạn không phải đóng BHXH. Bạn vẫn được hưởng BHYT bình thường vì thời gian này cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho bạn.

Làm hơn 40 năm, được nghỉ bao nhiêu ngày phép?

Bạn đọc có email hoangliensonxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng tư vấn pháp luật của Báo Lao Động hỏi:  Tôi công tác đến nay được 40 năm 5 tháng, vì điều kiện cơ quan công việc nhiều nên năm 2017 tôi chưa nghỉ phép được. Năm nay tôi có việc xin nghỉ phép năm 2017. Tôi được nghỉ bao nhiêu ngày?

Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 111 BLLĐ 2012 quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau: 1. NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một NSDLĐ thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo HĐLĐ như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ LĐTB&XH chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ LĐTB&XH chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Điều 112 BLLĐ 2012 quy định: Cứ 5 năm làm việc cho một NSDLĐ thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Do bạn không nói rõ có làm việc trong môi trường bình thường hay nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian  40 năm đó là có phải làm cho một NSDLĐ hay không, nên chúng tôi giả sử bạn đã làm cho một NSDLĐ. Nếu đúng thế, số ngày nghỉ phép tăng thêm của bạn là được 8 ngày. Căn cứ vào quy định tại điều 111 BLLĐ và điều kiện làm việc, bạn có thể tính được số ngày nghỉ phép của mình.

HĐLĐ không xác định thời hạn, có bị cho nghỉ việc?

Bạn đọc có email phamvansonxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi năm nay 41 tuổi và làm việc tại cơ quan nhà nước đến nay là 16 năm, HĐLĐ không xác định thời hạn. Cơ quan tôi chuyển sang tự chủ kinh tế, rà soát cắt giảm nhân sự và yêu cầu tôi viết đơn xin chấm dứt HĐLĐ. Nếu tôi không viết đơn thì công ty có được chấm dứt HĐLĐ với tôi sau 45 ngày báo trước không?  Quyền lợi của tôi sau khi nghỉ việc được tính như thế nào ạ?

Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 38 BLLĐ 2012 quy định:  1. NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp sau đây: a) NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ; b) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn và quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của NLĐ bình phục, thì NLĐ được xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ; c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; d) NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này. 2. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ NSDLĐ phải báo cho NLĐ biết trước: a) Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn; c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Do đó, công ty của bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bạn nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm c, khoản 1 điều này.

Khi chấm dứt HĐLĐ như vậy, Cty phải báo trước cho bạn 45 ngày. Bạn có thể đi đăng ký thất nghiệp để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, Cty còn phải trả trợ cấp mất việc cho bạn theo quy định tại điều 49 BLLĐ, mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.  2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc. 3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

CEP đóng góp hiệu quả vào phòng chống tín dụng đen trong công nhân lao động

Nam Dương |

TPHCM - Các khoản vay với lãi suất thấp và lịch hoàn trả phù hợp từ Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP) đã giúp công nhân và gia đình tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tránh vay “tín dụng đen”.

Doanh nghiệp số phải gắn sứ mệnh của mình với sứ mệnh quốc gia

HỮU CHÁNH |

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp số Việt Nam đi ra nước ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh quang, là sứ mệnh giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Ám ảnh với những hội nhóm “rủ nhau làm liều” trên mạng xã hội

Phùng Nhung |

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều những hội nhóm mang tính chất tiêu cực như: Những người vỡ nợ muốn làm liều; những người muốn tự tử; những người chán sống… Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật cũng xảy ra từ đây.

Chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền nhằm vào tài khoản quảng cáo Facebook

Mạnh Cường |

Vì một chút lơ là, chị Nguyễn Thị Hoài (Nam Định) đã bị kẻ gian lừa mất hơn 3 triệu đồng. Đáng nói, đây là một chiêu lừa mới của kẻ gian, thường nhắm đến các tài khoản quảng cáo Facebook.

Không có căn cứ giải quyết vụ công ty nợ bảo hiểm xã hội tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Về nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, hiện nay, do pháp luật của Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp có người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để giải quyết.

Khởi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Sáng 23.2, dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên với tổng mức đầu tư 8.200 tỉ đồng được khởi công, dự kiến hoàn thành năm 2025 giúp chỉnh trang đô thị, cải thiện đời sống cho khoảng 2 triệu người dân trong lưu vực.

Lứa cầu thủ trẻ trưởng thành dưới bàn tay của ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Lứa cầu thủ tham dự SEA Games 32 tới đây cũng chính là những "viên ngọc thô" mà huấn luyện viên Philippe Troussier từng mài giũa ở các đội tuyển trẻ.

Podcast: Con yêu sớm, cha mẹ trăn trở

Nhóm PV |

Việc có nên đồng ý cho con yêu sớm hay không là nỗi trăn trở của biết bao người làm cha mẹ. Có những người chọn đồng hành cùng con, đồng ý cho con có những trải nghiệm tình cảm thời học sinh. Nhưng có những người lại không.