Khổ vì tính già hóa non

Nam Dương (Ghi theo lời kể của Luật sư Trần Phi Đại) |

Vừa chợp mắt thiu thiu giấc ngủ trưa thì tiếng chuông điện thoại của tôi vang lên. Vừa bực mình nghĩ bụng, khách khứa gì mà không ý tứ, nhè ngay giữa giờ trưa mà gọi, vừa tự trách mình quên không chuyển điện thoại sang chế độ rung, tôi đành cầm điện thoại lên “a lô” một cách uể oải, nhằm cho người gọi đầu dây đằng kia biết họ đã gọi vào lúc không thích hợp. Tiếng đầu dây đằng kia vang lên một cách rổn rảng: “A lô, bạn hả? Nhớ tôi không. Tuấn đây. Tuấn “nhách” đây. Nghe nói ông bây giờ là luật sư hả. Tôi có việc nhờ ông “cứu” đây. Văn phòng ông ở đâu, tôi chạy đến liền”.

Nếu thế thì tôi tìm đến ông làm gì!

Tôi tỉnh ngủ hẳn. Tuấn “nhách”. Cái tên quá quen thuộc một thời học cấp 3 chung với tôi khi còn ở ngoài Bắc. Chẳng là hồi đó, Tuấn nhỏ gần nhất lớp, lại hay bệnh, nên bạn bè đặt cho cái biệt hiệu như thế. Hết cấp 3, tôi đi bộ đội, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, về đi làm vài năm rồi đi thi đại học ngành luật, sau cùng bạn bè mở văn phòng luật sư. Còn Tuấn thi đậu đại học kinh tế, cũng đi làm cho một số công ty của Nhà nước, gần đây nghe nói đã xin nghỉ, ra ngoài hùn hạp với mấy người bạn ra mở công ty riêng, có cả trăm nhân viên. Tôi cho địa chỉ văn phòng luật sư rồi dậy chờ Tuấn đến.

Chừng hơn 1 giờ sau, Tuấn đến. Hơn chục năm không gặp nhau, Tuấn bây giờ khác hẳn, dáng vẻ sang trọng của một chủ doanh nghiệp, giọng rổn rảng, cái kiểu ăn sóng nói gió của người có quyền ra lệnh. Sau một hồi ôn lại chuyện cũ, Tuấn kể sau mấy năm làm trong Cty Nhà nước, tích lũy được một số vốn, năm ngoái, Tuấn xin nghỉ rồi ra ngoài cùng với mấy người bạn mở Cty dịch vụ cung ứng lao động phổ thông chuyên làm nhiệm vụ lau chùi, dọn dẹp vệ sinh cho các cơ quan, công sở. Do Tuấn đã từng làm trong Nhà nước, có quan hệ khá rộng rãi, nên đảm nhận việc tìm khách hàng, còn mấy người bạn thì lo điều hành công ty, giải quyết chế độ cho NLĐ. Đôn đáo, vất vả cả năm trời, cũng kiếm được gần 20 nơi nhận dịch vụ của Cty Tuấn, số nhân viên cũng tăng từ từ được gần 100 người, lương, thưởng hàng tháng mỗi người cũng được trên 5 triệu đồng. Sự việc đang bình yên thì đùng một cái, mới đây, có một nhân viên trên đường đi làm về bị tai nạn giao thông (TNGT) khá nặng, phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, chi phí phải trả cho bệnh viện đã trên 70 triệu đồng mà bệnh tình của người này vẫn chưa thuyên giảm, chiều hướng phải điều trị lâu dài, chưa biết phải làm sao. “Cty thì muốn thương lượng với gia đình trả cho người bị nạn một khoản tiền rồi thôi, nhưng gia đình nạn nhân không chịu, đòi Cty phải chữa trị cho người thân của họ đến khi lành bệnh, rồi còn nói sẽ báo cho thanh tra lao động đến thanh tra Cty nữa”, Tuấn kể trong lo lắng.

Tôi hỏi Tuấn, người bị tai nạn này có BHYT không? Nếu có thì cơ quan BHXH sẽ chi trả phần lớn chi phí rồi, Cty chỉ phải trả phần chi phí đồng chi trả 20% thôi. Đến đây, Tuấn mới nói: “Nếu thế thì tôi tìm đến ông làm gì. Đằng này người bị TNGT không có BHYT mới chết chứ. Mà cũng tại mấy ông bạn làm chung với tôi tính toán quá, giờ mới khổ”.

Phải truy đóng BHXH

Theo lời Tuấn kể, do mới mở Cty nên các chi phí phải tiết kiệm tối đa. Chẳng biết mấy người bạn của Tuấn nghe ai bày trò, nên đã tìm cách không đóng BHXH cho phần lớn các nhân viên lao động trực tiếp của Cty, mà chỉ đóng cho những nhân viên làm ở bộ phận văn phòng, phần là để tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, phần khác, những nhân viên văn phòng thường có hiểu biết hơn, nên cũng yêu cầu Cty phải thực hiện đầy đủ chế độ mới chịu làm việc. Nghe mấy người bạn tính, giả sử chỉ đóng BHXH ở mức lương tối thiểu, phần của Cty là 22% x 3,75 triệu đồng/tháng, thì mỗi tháng Cty phải trả 825.000 đồng để đóng BHXH, BHYT, BHTN cho một NLĐ. Nếu nhân số này với 80 lao động trực tiếp, thì mỗi tháng Cty phải bỏ ra khoản tiền là 66 triệu đồng để tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho các nhân viên, một con số không nhỏ với Cty. Để tránh NLĐ thắc mắc, những người bạn của Tuấn đã làm một bản thỏa thuận với từng NLĐ, trong đó nêu rõ NLĐ không muốn tham gia BHXH, BHYT, BHTN, vì vậy mỗi tháng Cty sẽ trả cho họ thêm 400.000 đồng, cộng vào tiền lương. NLĐ đa số là không hiểu quy định, lại cần việc làm, thấy mỗi tháng có thêm mấy trăm ngàn thì ký hết mà không thắc mắc gì. Như vậy, mỗi tháng Cty chỉ phải trả cho NLĐ 32 triệu đồng, tính ra “còn lãi” 34 triệu đồng/tháng do không đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Đến đây thì tôi đã hiểu ra lý do vì sao Tuấn tìm đến mình. Thế nhưng, cũng chẳng có cách nào “cứu” được bạn. Bởi lẽ, theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 2 Luật BHXH 2014, thì tất cả những NLĐ có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, thoả thuận giữa Cty của Tuấn với NLĐ về việc NLĐ không tham gia BHXH, BHYT, BHTN mà nhận tiền trực tiếp do Cty trả là trái pháp luật, do đó sẽ không có hiệu lực. Để xử lý vụ việc này, cách đúng nhất là phải truy đóng BHXH, BHYT, BHTN cho từng NLĐ kể từ thời điểm HĐLĐ có từ đủ 3 tháng của họ có hiệu lực. Phía NLĐ, ngoài việc phải trả lại 400.000 đồng/tháng đã nhận của Cty, thì còn phải đóng phần của mình là 10,5% tiền lương hàng tháng để tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc (lần lượt là 8%; 1,5% và 1%), cùng với phần của Cty phải đóng là 22%.

Còn phần xử lý với NLĐ bị TNGT, do họ bị TNGT trên đường đi làm về trên tuyến đường và thời gian hợp lý, nên sẽ được coi là TNLĐ. Tôi đưa cho Tuấn đọc điều 38 của Luật An toàn – Vệ sinh lao động, trong đó quy định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT; Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với NLĐ không tham gia BHYT; Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do NSDLĐ giới thiệu NLĐ đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị TNLĐ phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; Bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra, it nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do TNLĐ… Chẳng biết Tuấn có “tiêu hoá” hết những quy định của luật hay không mà chỉ thấy thốt lên câu: “Tính già hoá non”, rồi uể oải chào tôi ra về. Tôi nhìn theo bạn và thầm nghĩ, giá như Cty của bạn tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ cho NLĐ và đưa tất vào giá thành như quy định, thì đến giờ, bạn tôi đâu vất vả như thế.

 

Nam Dương (Ghi theo lời kể của Luật sư Trần Phi Đại)
TIN LIÊN QUAN

62 tuổi mới đóng BHXH 12 năm, làm sao hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Có thể đóng BHXH tự nguyện một lần ngay để hưởng lương hưu. Mức đóng cụ thể tùy thuộc lựa chọn cho phù hợp với thu nhập.

BHXH bắt buộc với NLĐ nước ngoài tại Việt Nam: Khó thực hiện nhưng phải làm

HÀ NGUYÊN |

Ngày 23.5, tại Hải Phòng, Bộ LĐTBXH phối hợp với BHXH VN tổ chức hội thảo khu vực miền Bắc lấy ý kiến tham gia Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với người lao động (NLĐ) là công dân nước ngoài làm việc tại VN.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

62 tuổi mới đóng BHXH 12 năm, làm sao hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Có thể đóng BHXH tự nguyện một lần ngay để hưởng lương hưu. Mức đóng cụ thể tùy thuộc lựa chọn cho phù hợp với thu nhập.

BHXH bắt buộc với NLĐ nước ngoài tại Việt Nam: Khó thực hiện nhưng phải làm

HÀ NGUYÊN |

Ngày 23.5, tại Hải Phòng, Bộ LĐTBXH phối hợp với BHXH VN tổ chức hội thảo khu vực miền Bắc lấy ý kiến tham gia Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với người lao động (NLĐ) là công dân nước ngoài làm việc tại VN.