Bị tai nạn lao động liệt tứ chi được hưởng chế độ thế nào?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật nhận được một số câu hỏi của bạn đọc liên quan đến vấn đề về tai nạn lao động. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời:

Suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên được trợ cấp phục vụ

Bạn đọc số 0984188XXX ở Bình Định gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961360559, hỏi: Tôi đi làm có tham gia BHXH đầy đủ. Chẳng may tôi bị tai nạn lao động (TNLĐ) chấn thương đốt sống cổ dẫn đến liệt tứ chi. Cty có đưa tôi đi cấp cứu, chi trả tiền viện phí, nhưng hiện tôi không được hưởng bất kỳ chế độ về TNLĐ nào. Tôi phải làm sao?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 38 Luật An toàn – vệ sinh lao động quy định về trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) như sau: 1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị TNLĐ hoặc BNN; 2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ hoặc BNN: a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT; b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động (SGKNLĐ) đối với những trường hợp kết luận SGKNLĐ dưới 5% do NSDLĐ giới thiệu NLĐ đi khám giám định mức SGKNLĐ tại Hội đồng giám định y khoa; c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với NLĐ không tham gia BHYT; 3. Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; 4. Bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho NLĐ bị BNN với mức: a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị SGKNLĐ từ 11% đến 80%; b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho NLĐ bị SGKNLĐ từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do TNLĐ, BNN; 5. Trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức SGKNLĐ tương ứng; 6. Giới thiệu để NLĐ bị TNLĐ, BNN được giám định y khoa xác định mức độ SGKNLĐ, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật; 7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị TNLĐ, BNN trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức SGKNLĐ hoặc kể từ ngày đoàn điều tra TNLĐ công bố biên bản điều tra TNLĐ đối với các vụ TNLĐ chết người; 8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc; 9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về TNLĐ, BNN từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại Mục 3 Chương này; 10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho NLĐ nghỉ việc do bị TNLĐ, BNN được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 49 Luật An toàn – Vệ sinh lao động quy định: 1. NLĐ bị SGKNLĐ từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. 2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở; b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc được xác định mắc BNN; trường hợp bị TNLĐ ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Điều 52 Luật An toàn – Vệ sinh lao động quy định: NLĐ bị SGKNLĐ từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27.9.2013của Bộ Y tế và Bộ LĐTB&XH Quy định tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp) thì mức độ liệt tứ chi được chia làm 4 loại: Liệt tứ chi mức độ nhẹ từ 61 -65%; Liệt tứ chi mức độ vừa từ 81- 85%; Liệt tứ chi mức độ nặng từ 91 -95%; Liệt hoàn toàn tứ chi 99%.

Do đó, trước hết bạn cần yêu cầu Cty có nghĩa vụ giới thiệu bạn đi giám định SGKNLĐ. Căn cứ trên mức độ SGKNLĐ để biết xem bạn sẽ được hưởng mức trợ cấp hằng tháng thế nào và có được hưởng trợ cấp phục vụ không.

 

Bị TNGT khi đi du lịch không được hưởng chế độ TNLĐ

Bạn đọc số 01678242XXX, gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961360559, hỏi: Cty tôi có trường hợp bị tai nạn giao thông (TNGT) trên đường đi du lịch với Cty thì có được hưởng chế độ TNLĐ không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 45 Luật An toàn – Vệ sinh lao động quy định về điều kiện hưởng chế độ TNLĐ như sau: NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN được hưởng chế độ TNLĐ khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ hoặc người được NSDLĐ ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; 2. SGKNLĐ từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này; 3.NLĐ không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 40 Luật An toàn – Vệ sinh lao động quy định về trường hợp NLĐ không được hưởng chế độ từ NSDLĐ khi bị TNLĐ: 1. NLĐ không được hưởng chế độ từ NSDLĐ quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau: a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Do đó, trường hợp NLĐ bị tai nạn giao thông khi đi du lịch cùng công ty không thuộc đối tượng được hưởng chế độ TNLĐ. 

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.