Xử sơ thẩm lần 3 kỳ án “bán gỗ trắc tang vật khi vụ án chưa kết thúc”: C46 Bộ Công an khẳng định không phải là tội phạm

NHÓM PV |

Như tin Lao Động đã đưa, ngày 2.8, Tòa án Nhân dân (TAND) TP.Đà Nẵng đã đưa vụ án nhập khẩu 535m3 gỗ trắc từ năm 2011 ra xét xử sơ thẩm lại lần thứ 3; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã giám sát phiên xử kéo dài cho đến ngày 7.8 này. Qua thẩm vấn công khai tại tòa đã bật lên nhiều sự thật chua xót, đặc biệt là có nhiều bằng chứng cho thấy thương vụ nhập, xuất khẩu gỗ trắc theo pháp luật đã bị “hình sự hóa” một cách rất bất thường.

Không có hồ sơ giả

Cáo trạng do kiểm sát viên thuộc Viện KSND TP.Đà Nẵng đọc tại phiên xử ngày 2.8 cáo buộc vợ chồng doanh nhân Trương Huy Liệu - Trần Thị Dung (Cty TNHH MTV Ngọc Hưng) tội buôn lậu vì đã làm hồ sơ giả để nhập khẩu 535m3 gỗ trắc qua Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lao Bảo về Việt Nam rồi xuất khẩu nguyên lô sang Trung Quốc; cáo buộc các cán bộ hải quan gồm Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành (Chi cục Hải quan cảng Cửa Việt, Quảng Trị) và Đỗ Danh Thắng (Chi cục trưởng Hải quan cảng Đà Nẵng) tội “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” vì đã không thực hiện đúng, đủ chức năng được giao để xảy ra vụ buôn lậu nói trên.

Đây là vụ án do Cục Điều tra chống buôn lậu (ĐTCBL) - Tổng cục Hải quan ra quyết định khởi tố vụ án ngày 6.4.2012, sau đó chuyển vụ án cho C44 Bộ CA tiếp tục điều tra.

Trả lời HĐXX, ông Trương Huy Liệu khẳng định: Bộ hồ sơ nhập khẩu 535m3 gỗ trắc do Cty Ngọc Hưng mở tại CKQT Lao Bảo ngày 17.12.2011 gồm Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/B033 và các chứng từ liên quan khác đều là thật, không có bất cứ giấy tờ nào là giả.

Tại tòa, lãnh đạo Chi cục Hải quan CKQT Lao Bảo cũng khẳng định bộ hồ sơ nhập khẩu 535m3 gỗ trắc của Cty Ngọc Hưng là hợp pháp, không vi phạm bất cứ quy định nào của pháp luật Việt Nam.

Phù hợp với các lời khai này, vị đại diện Cục ĐTCBL Tổng cục Hải quan cũng đã trả lời HĐXX rằng căn cứ để khởi tố vụ án là vì qua kiểm tra lô gỗ trắc có khoảng 21m3 gỗ giáng hương không được khai báo (chứ không phải vì làm hồ sơ giả - PV).

Ông Lê Văn Tới - TS, nguyên Cục trưởng Hải quan tỉnh Quảng Trị, hiện đã nghỉ hưu và tham gia giảng dạy về nghiệp vụ hải quan tại nhiều trường ĐH, CĐ - người đã theo dõi sát vụ án này, nói với các phóng viên tại phiên xử sơ thẩm lần 3 này rằng, nói ông Trương Huy Liệu và Cty Ngọc Hưng làm hồ sơ giả là sai.

Theo ông Tới, tờ khai hải quan có tính pháp lý cao nhất, chứng từ kèm theo hợp lệ, hợp pháp và đã được Hải quan chấp nhận tức là thật; nếu đó là giả thì Hải quan CKQT Lao Bảo chịu trách nhiệm chứ không phải ông Liệu.

Vi phạm hành chính về khai báo hải quan

Bị cáo Trương Huy Liệu đã làm cho các cơ quan tham gia tố tụng tại phiên xử ngày 4.8 bất ngờ khi công bố thông tin: Nếu cơ quan công tố cho rằng lô gỗ trắc 535m3 nói trên là buôn lậu, thì tại sao cũng hàng trăm mét khối gỗ trắc do chính Cty Ngọc Hưng nhập khẩu cùng ngày qua CKQT Lao Bảo nhưng để trong kho chứ không chở vào Đà Nẵng để xuất khẩu, bị cơ quan điều tra C44 niêm phong, để rồi 2 năm sau đó mở niêm phong cho Cty bán với kết luận gỗ nhập khẩu đúng pháp luật.

Ngay lập tức, thẩm phán Nguyễn Thị Cảnh - Phó Chánh án TAND TP.Đà Nẵng, Chủ tọa phiên tòa đã yêu cầu bị cáo Liệu cung cấp đầy đủ bộ hồ sơ tài liệu đó cho HĐXX. Theo đó, ngày 4.2.2012, C44 Bộ CA đã niêm phong hai kho gỗ của Cty Ngọc Hưng tại số 645 đường Lê Duẩn, P.Đông Lương, TP.Đông Hà, Quảng Trị (trong đó có lô gỗ trắc nhập khẩu cùng ngày với lô gỗ trắc 535m3 trong vụ án).

Đến ngày 3.3.2014, sau khi điều tra, xác minh về nguồn gốc, xuất xứ, tính hợp pháp của số gỗ đang bị niêm phong, C44 đã ra quyết định số 09 hủy niêm phong và giao 2 kho gỗ cho Cty Ngọc Hưng.

Cũng trong phiên thẩm vấn ngày 4.8, bị cáo Trương Huy Liệu đã trưng cho HĐXX một chứng cứ mới: Công văn của C46 - Cơ quan CSĐT Bộ CA có nội dung khẳng định vụ nhập, xuất khẩu lô gỗ trắc của Cty Ngọc Hưng không phải là tội phạm. Đó là công văn số 1237/C46(P10) do Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh ký ngày 31.7.2015.

Công văn viết: “Hàng hóa (gỗ) của Cty TNHH Ngọc Hưng theo tờ khai cũng như thực tế kiểm tra không phải là hàng cấm, hàng hóa đó không phải xin phép cơ quan quản lý khi xuất khẩu, việc khai báo không đúng về số lượng, chủng loại gỗ so với thực tế xuất khẩu không phải là hành vi buôn bán trái phép, căn cứ Điều 153 BLHS thấy đó không phải là tội phạm.

Hành vi này được điều chỉnh theo quy định của Nghị định 97 ngày 7.6.2007 của Chính phủ về quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan”.

Trước đó, từ năm 2012, khi vụ án vừa được Cục ĐTCBL Tổng cục Hải quan khởi tố, C46 cũng đã phát văn bản gửi Tổng cục Hải quan khẳng định: “Cty Ngọc Hưng có hành vi khai báo không đúng về số lượng, chủng loại gỗ so với thực tế xuất khẩu theo quy định của người khai báo hải quan, nhưng những sai phạm này không trái với những quy định của Nhà nước về công tác quản lý xuất nhập khẩu những sản phẩm này. Do vậy chưa đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu quy định tại Điều 153 BLHS” (công văn số 231/C46 ngày 6.6.2012).

Luận tội chỉ đọc lại cáo trạng?

Chiều 4.8, đại diện cơ quan công tố đọc bản luận tội, đề nghị tòa tuyên xử vợ chồng ông Liệu tội “buôn lậu” theo Điều 153 BLHS, với mức phạt tù ông Liệu 12-14 năm tù, bà Dung 7-8 năm tù; 3 công chức hải quan tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 BLHS, với mức phạt tù 2-3 năm/người.

Sau khi nghe bản luận tội, Luật sư Lê Văn Hiến (Đoàn luật sư Quảng Trị) nói: “Luận tội của đại diện cơ quan công tố lạc lõng với toàn bộ kết quả diễn biến phiên tòa mà HĐXX đã điều khiển làm rõ được sự thật khách quan vụ án. Rõ ràng, luận tội chỉ đọc lại cáo trạng mà không dựa trên kết quả xét hỏi tại tòa là chưa phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp”.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Xử lại sơ thẩm lần thứ 3 vụ "bán gỗ trắc tang vật khi vụ án chưa kết thúc": Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị giám sát

V.P.B.T.B |

Như Báo Lao Động đã nhiều lần phản ánh, kỳ án “bán gỗ trắc tang vật khi vụ án chưa kết thúc” đã trải qua hai lần xử sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân (TAND) TP.Đà Nẵng, và đều bị tuyên trả hồ sơ cho cơ quan điều tra.

Vụ “bán gỗ trắc tang vật khi vụ án chưa kết thúc”: Lần thứ 2 tòa trả hồ sơ, nhưng sau 5 tháng vẫn... “im lặng” (!)

LAM CHI |

Ngày 23.10, ông Trương Huy Liệu - thường trú tại số 111, quốc lộ 9, khóm Trung Chín, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị là Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Ngọc Hưng- đã có đơn kêu cứu gửi Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí về việc vụ án hình sự xảy ra với Cty Ngọc Hưng và gia đình ông kéo dài đã 5 năm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

CSGT chi viện cho các trung tâm đăng kiểm trong thời gian bao lâu?

Anh Tuấn |

Cùng với sự hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), loạt giải pháp đang được cơ quan chức năng rốt ráo triển khai để chấm dứt việc xe xếp hàng chờ đăng kiểm.

Xử lại sơ thẩm lần thứ 3 vụ "bán gỗ trắc tang vật khi vụ án chưa kết thúc": Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị giám sát

V.P.B.T.B |

Như Báo Lao Động đã nhiều lần phản ánh, kỳ án “bán gỗ trắc tang vật khi vụ án chưa kết thúc” đã trải qua hai lần xử sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân (TAND) TP.Đà Nẵng, và đều bị tuyên trả hồ sơ cho cơ quan điều tra.

Vụ “bán gỗ trắc tang vật khi vụ án chưa kết thúc”: Lần thứ 2 tòa trả hồ sơ, nhưng sau 5 tháng vẫn... “im lặng” (!)

LAM CHI |

Ngày 23.10, ông Trương Huy Liệu - thường trú tại số 111, quốc lộ 9, khóm Trung Chín, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị là Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Ngọc Hưng- đã có đơn kêu cứu gửi Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí về việc vụ án hình sự xảy ra với Cty Ngọc Hưng và gia đình ông kéo dài đã 5 năm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.