Vụ "Ròng rã xin đổi tên cho chính mình": Bởi chưa có các quy định cụ thể

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong số báo ra ngày 8.5, Báo Lao Động đã có bài viết phản ánh câu chuyện một người thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới) - chị Nguyễn Thị Kiều Oanh (SN 1996, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TPHCM) ròng rã hơn một năm nhưng chưa thể đổi tên cho chính mình. Cả phía người dân và chính quyền đều có những lý lẽ, căn cứ riêng để biện luận nên dẫn tới sự tranh cãi. Câu chuyện cho thấy hệ thống pháp lý cần phải tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, tránh dẫn đến những cách hiểu khác nhau, chồng chéo trong giải quyết các vấn đề nảy sinh.

Chưa thể đổi vì luật chưa quy định

Ngày 12.5, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Võ Thị Kim Hiền - đại diện phòng Tư pháp, quận Bình Tân (TPHCM), đơn vị trực tiếp giải quyết vụ việc. Lý giải về nguyên nhân không thể thực hiện các bước đổi tên theo nguyện vọng của chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, bà Võ Thị Kim Hiền cho rằng, trong trường hợp này không thể áp dụng Luật Dân sự 2015 bởi luật này chỉ quy định đổi tên.

Còn các trường hợp khác như việc đổi từ Nguyễn Thị Kiều Oanh sang Nguyễn Khánh An muốn xử lý thì phải áp dụng theo pháp luật về hộ tịch. Tuy nhiên bà Oanh cũng cho biết trong Luật Hộ tịch năm 2014 quy định đến 3 nhóm nội dung bao gồm họ, tên và chữ đệm.

“Luật quy định nếu cái tên đó gây ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của chính người đó, thì sẽ căn cứ theo Luật Hộ tịch và Luật Dân sự để điều chỉnh. Khi phân tích theo Luật Hộ tịch có tên, chữ đệm và họ thì tên (Oanh) của bạn ấy chắc chắn không bị ảnh hưởng gì, họ (Nguyễn) cũng không bị ảnh hưởng, còn đệm (Thị Kiều) là bị ảnh hưởng. Phòng Tư pháp có trao đổi và đề nghị bạn ấy điều chỉnh lại chữ đệm” - bà Võ Thị Kim Hiền nói.

Theo quan điểm của đại diện phòng Tư pháp quận Bình Tân, tên Oanh không phải tên xấu, độc, tên nghe phản cảm, cũng không có yếu tố tên nhầm lẫn, tên trùng với người trong gia đình, dòng họ. Vì vậy, trong trường hợp này, với những nội dung chưa được quy định rõ ràng trong luật, chỉ có thể xem xét thay đổi chữ đệm cho tên ngắn lại, nhưng vẫn đảm bảo quy định theo pháp luật và lý do chính đáng theo quy định của Luật Hộ tịch khi có căn cứ, có cơ sở.

"Trong buổi đối thoại, bên Phòng Tư pháp cũng có hứa nếu bây giờ đổi lại thành Nguyễn Oanh giữ lại họ với tên thì trong 24 tiếng sẽ trình cấp trên xử lý ngay nhưng phía bạn Oanh không đồng ý. Hiện phía Tòa án nhân dân TPHCM đang tiến hành hòa giải, phía quận cũng mong tòa có phán quyết tại bởi thời điểm này là luật không có quy định. Luật Dân sự thì chỉ quy định tên mà Luật Hộ tịch thì lại có 3 nội dung như trên" - bà Võ Thị Kim Hiền nêu quan điểm.

Một tình huống pháp lý nan giải

Nhận định về vụ việc này, luật sư Quách Thành Lực (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, cả hai phía UBND quận Bình Tân và chị Nguyễn Thị Kiều Oanh đều có những căn cứ cho riêng mình. Và nguyên nhân sâu xa từ việc chưa có các quy định cụ thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau khi áp dụng.

UBND quận Bình Tân dựa theo quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch được quy định tại khoản 1, điều 26, Luật Hộ tịch 2014 với nội dung: Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

"UBND Quận Bình Tân cho rằng lý do thực sự mà tên khai sinh gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn Oanh là do phần chữ đệm (Thị Kiều) quá nữ tính, gây ra sự mẫu thuẫn về giới tính giữa tên gọi và ngoại hình. Còn phần họ (Nguyễn) và tên (Oanh) thì hoàn toàn không gây ảnh hưởng. Do đó, nếu phải thay đổi tên khai sinh thì sẽ chỉ thay đổi chữ đệm" - luật sư Lực bày tỏ ý kiến.

Tuy nhiên, theo chuyên gia pháp lý, bản thân Luật Hộ tịch không quy định cụ thể về căn cứ thay đổi tên mà hoàn toàn dựa theo những quy định của pháp luật dân sự. Do đó chúng ta phải lấy quy định của pháp luật dân sự làm cơ bản.

Hiện nay bộ Luật Dân sự chỉ có quy định về quyền thay đổi họ (điều 27) và quyền thay đổi tên (điều 28), hoàn toàn không có quy định nào về thay đổi chữ đệm nói riêng. Như vậy có thể dẫn đến hai cách hiểu.

"Cách thứ nhất, bộ Luật Dân sự không có quy định về căn cứ để thay đổi chữ đệm trong tên khai sinh. Do pháp luật dân sự không có căn cứ, nên công dân không thể thay đổi chữ đệm. Cách thứ hai, khái niệm “tên” trong “quyền thay đổi tên” quy định tại điều 28 bộ Luật Dân sự phải được hiểu là bao gồm cả chữ đệm và tên. Như vậy, khi công dân có căn cứ thay đổi tên thì có thể thay đổi cả chữ đệm và tên, do pháp luật không hề có quy định về giới hạn, phạm vi và cách thức đổi tên" - luật sư Quách Thành Lực cho biết.

Chuyên gia nhận định đây là một tình huống pháp lý khá nan giải và thực tế, vụ việc đã trải qua hàng loạt buổi đối thoại nhưng chưa đi đến thống nhất. Phán quyết sẽ được đưa ra bởi tòa án nhưng từ câu chuyện này cho thấy hệ thống pháp lý cần phải tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, tránh dẫn đến những cách hiểu khác nhau, chồng chéo trong giải quyết các vụ việc gây tranh cãi.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Ròng rã xin đổi tên cho... chính mình

ĐÌNH TRƯỜNG |

Không thể xin được việc bởi có tính cách, ngoại hình giống hệt nam giới, chị Nguyễn Thị Kiều Oanh đã gửi đơn tới cơ quan chức năng xin được đổi sang một cái tên khác. Tuy nhiên, ròng rã suốt hơn 1 năm qua, nguyện vọng này của chị liên tục bị cơ quan chức năng từ chối.

Người đã đổi tên làm gì để được cấp căn cước công dân gắn chip?

Việt Dũng |

Hà Nội đang gấp rút cấp thẻ căn cước công dân gắn chip cho không chỉ 2,5 triệu người như dự kiến, mà sẽ là khoảng 6,5 triệu - trong đó có cả người đã đổi tên.

Quy trình chuyển đổi tên người sử dụng trong hợp đồng mua bán điện

Việt Cường |

Ông Đình Trường (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa mua lại nhà, nhưng trước đó, chủ nhà thứ nhất đã bán lại cho chủ thứ 2, ông là chủ nhà thứ 3. Hiện nay, ông Trường muốn chuyển đổi tên người sử dụng trong hợp đồng mua bán điện, nhưng chưa hiểu rõ về quy trình.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Ròng rã xin đổi tên cho... chính mình

ĐÌNH TRƯỜNG |

Không thể xin được việc bởi có tính cách, ngoại hình giống hệt nam giới, chị Nguyễn Thị Kiều Oanh đã gửi đơn tới cơ quan chức năng xin được đổi sang một cái tên khác. Tuy nhiên, ròng rã suốt hơn 1 năm qua, nguyện vọng này của chị liên tục bị cơ quan chức năng từ chối.

Người đã đổi tên làm gì để được cấp căn cước công dân gắn chip?

Việt Dũng |

Hà Nội đang gấp rút cấp thẻ căn cước công dân gắn chip cho không chỉ 2,5 triệu người như dự kiến, mà sẽ là khoảng 6,5 triệu - trong đó có cả người đã đổi tên.

Quy trình chuyển đổi tên người sử dụng trong hợp đồng mua bán điện

Việt Cường |

Ông Đình Trường (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa mua lại nhà, nhưng trước đó, chủ nhà thứ nhất đã bán lại cho chủ thứ 2, ông là chủ nhà thứ 3. Hiện nay, ông Trường muốn chuyển đổi tên người sử dụng trong hợp đồng mua bán điện, nhưng chưa hiểu rõ về quy trình.