Vụ chiếm đoạt 433 tỉ đồng: Siêu lừa đối chất với đại gia tại toà

Việt Dũng |

Hà Nội - Đại gia Đặng Nghĩa Toàn phủ nhận bản thân biết việc Nguyễn Thị Hà Thành sẽ dùng sổ tiết kiệm để thế chấp vay vốn, chiếm đoạt hàng trăm tỉ.

Ngày 11.3, tiếp tục phiên toà xét xử 26 bị cáo về các hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay lãi nặng và Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng", TAND Hà Nội dành thời gian để các luật sư thẩm vấn.

Sáng nay, các luật sư thẩm vấn bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành - chủ mưu vụ chiếm đoạt hơn 433 tỉ của 3 ngân hàng và một số cá nhân, và ông Đặng Nghĩa Toàn - người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Trả lời các câu hỏi của luật sư, ông Đặng Nghĩa Toàn, 47 tuổi, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án cho hay, ông quen biết Hà Thành khoảng năm 2017.

Thành giới thiệu là nhân viên huy động vốn của các ngân hàng lớn, song không nói cụ thể ngân hàng nào. "Tôi cũng không quan tâm, tôi chỉ quan tâm tiền của mình có an toàn hay không", ông nói.

Đại gia Đặng Nghĩa Toàn tại phiên toà. Ảnh: Việt Dũng
Đại gia Đặng Nghĩa Toàn tại phiên toà. Ảnh: Việt Dũng

Tháng 6.2018, Thành đề nghị ông Toàn gửi tiết kiệm vào các ngân hàng do Thành chỉ định, rồi đưa sổ tiết kiệm cho cô ta quản lý. Đổi lại, Thành trả thêm lãi ngoài cho ông Toàn 4,2-4,5%/tháng. Tổng số tiền Hà Thành vay ông Toàn rồi chỉ định ông này gửi tiết kiệm vào 3 nhà băng là 122 tỉ đồng.

Tại toà, Thành khai, ngay từ đầu, bị cáo đã đặt vấn đề vay tiền của ông Toàn thông qua việc mượn sổ tiết kiệm đồng sở hữu, không phải qua ngân hàng. Bị cáo cho rằng, ông Toàn có biết việc Thành sẽ dùng sổ tiết kiệm để thế chấp vay vốn.

Thành cũng khai khi nhận các sổ tiết kiệm, bị cáo đã sử dụng để làm tài sản đảm bảo cho việc vay thế chấp. Lúc đó, bị cáo không nói với ông Toàn về việc sẽ mang sổ đi thế chấp, mà nghĩ vợ chồng ông Toàn biết điều đó.

Ngoài ra, Hà Thành cho rằng, mình đã trả cả tiền gốc và lãi cho ông Toàn với tổng số tiền khoảng 80 tỉ đồng, gồm trả bằng tiền mặt lẫn chuyển khoản. Đối với tiền mặt, bị cáo khai trả cho ông Toàn 35 tỉ đồng tại quán cà phê trên phố Lê Đại Hành, Hà Nội.

Trả lời luật sư, Thành mô tả "bị cáo để tiền trong túi rồi đưa vào xe, sau đó, bị cáo nói với anh Toàn về việc này. Anh Toàn ra đó nhìn thấy cái túi".

Trước lời khai trên của Thành, ông Toàn phủ nhận toàn bộ. Theo ông Toàn, trong một số lần gặp nhau, ông thường thấy Thành xuất hiện tại các chi nhánh nhà băng.

Tại VietABank, ông ta thấy Thành "đi lại như lãnh đạo, chỉ đạo mọi người thu tiền". Từ đó, ông Toàn nghĩ Thành có thể là một lãnh đạo của ngân hàng. Điều này cũng được ông Toàn nhận thấy tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân (NCB).

Bên cạnh đó, Thành nói với đối phương rằng, cô ta có quan hệ với ngân hàng, nhưng không giới thiệu là nhân viên ngân hàng nào.

Cũng theo lời trình bày của ông Toàn, khi làm việc với Ngân hàng NCB, ông không thắc mắc Thành có làm việc tại đây hay không, mà chỉ gặp trực tiếp Nguyễn Hồng Trung - chuyên viên cao cấp tại Trung tâm giao dịch Vạn Xuân và bà Trần Thị Hoa - cựu Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội kiêm Giám đốc điều hành khu vực Tây Hà Nội của NCB.

"Tôi rất hoang mang và không tin tưởng ngân hàng, nên tôi để dành phần trình bày khi làm việc với cơ quan điều tra. Tôi cho rằng, nhân viên ngân hàng đã sai phạm", ông Toàn giãi bày.

Đề cập câu hỏi trong việc giao dịch với Thành, ông Toàn khẳng định việc đưa sổ cho Thành không phải là một giao dịch.

Ông cho rằng, mình "không bị Hà Thành lừa, bởi vì tiền trong sổ rất khó mà mất, tôi nghĩ khâu kiểm soát của ngân hàng rất chặt chẽ". Do đó, ông Toàn chưa bao giờ tố cáo bị Thành lừa tiền.

Ông Toàn còn khai, sau khi xảy ra vụ án, ông đã đến các ngân hàng trên với mục đích lấy hồ sơ để xem chữ ký và thông tin. Lúc đó, các ngân hàng NCB, PVcomBank và VietABank đều cam kết là sau khi có giám định chữ ký để xác định hồ sơ bị giả chữ ký, thì sẽ trả tiền.

"Tôi tin tưởng các ngân hàng, tiền trong sổ tiết kiệm thì khó mà tác động được, ngoài ra còn có tin nhắn báo biến động số dư. Điều quan trọng là tôi gửi tiền vào ngân hàng theo đúng quy trình, kể từ lúc đó, ngân hàng có trách nhiệm quản lý số tiền cho tôi", ông Toàn bày tỏ với mong muốn HĐXX làm rõ.

Ngoài những nội dung trên, ông Toàn còn thừa nhận bản thân không cho Hà Thành vay tiền, mà chấp nhận đưa sổ tiết kiệm cho bị cáo là do "ham tiền thưởng".

Đề cập lời khai của Hà Thành về việc đã trả một phần tiền vay, ông Toàn quả quyết "chưa hề nhận 80 tỉ đồng từ Thành như lời khai của bị cáo".

Chiều nay toà tiếp tục làm việc.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Nguyễn Thị Hà Thành tiếp cận cán bộ ngân hàng để chiếm đoạt hơn 433 tỉ

Việt Dũng |

Hà Nội - Trong vụ án Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt hơn 433 tỉ của 3 ngân hàng và nhiều cá nhân, Viện Kiểm sát đã chỉ ra thủ đoạn của siêu lừa này.

Vụ siêu lừa chiếm đoạt 430 tỉ: Ai là người phải trả hàng trăm tỉ?

Việt Dũng |

Nguyễn Thị Hà Thành vay của vợ chồng đại gia Đặng Nghĩa Toàn tổng cộng 122 tỉ đồng bằng hình thức yêu cầu họ gửi tiết kiệm vào 3 ngân hàng, đưa sổ cho cô ta giữ rồi dùng thủ đoạn chiếm đoạt hàng trăm tỉ.

Thủ đoạn chiếm đoạt 430 tỉ với giúp sức của loạt nhân viên ngân hàng

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành kêu gọi 1 số người cùng gửi tiền tiết kiệm để "đồng sở hữu" rồi với giúp sức của nhiều nhân viên ngân hàng, chiếm đoạt hàng trăm tỉ.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Dũng đánh caddie

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng -  golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị cơ quan Trung ương thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Thêm trường đại học công bố xét học bạ THPT 2023

Trang Hà |

Báo Lao Động tiếp tục cập nhật danh sách các trường đại học công bố xét học bạ và xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập THPT trong mùa tuyển sinh năm 2023.

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ đồng nợ BHXH sau khi Báo Lao Động vào cuộc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài về việc Công ty Haprosimex nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân khiến nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau, tử tuất... Công ty Haprosimex đã phải nộp một phần các khoản nợ vào BHXH huyện Gia Lâm.

Cá chết nổi trắng trên hồ trung tâm thành phố Hạ Long

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh – Nhiều ngày nay, tại hồ điều hòa Yết Kiêu, TP Hạ Long xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, đang phân hủy, nổi trắng mặt nước bốc mùi hôi thối, ảnh đến cuộc sống người dân.

Nguyễn Thị Hà Thành tiếp cận cán bộ ngân hàng để chiếm đoạt hơn 433 tỉ

Việt Dũng |

Hà Nội - Trong vụ án Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt hơn 433 tỉ của 3 ngân hàng và nhiều cá nhân, Viện Kiểm sát đã chỉ ra thủ đoạn của siêu lừa này.

Vụ siêu lừa chiếm đoạt 430 tỉ: Ai là người phải trả hàng trăm tỉ?

Việt Dũng |

Nguyễn Thị Hà Thành vay của vợ chồng đại gia Đặng Nghĩa Toàn tổng cộng 122 tỉ đồng bằng hình thức yêu cầu họ gửi tiết kiệm vào 3 ngân hàng, đưa sổ cho cô ta giữ rồi dùng thủ đoạn chiếm đoạt hàng trăm tỉ.

Thủ đoạn chiếm đoạt 430 tỉ với giúp sức của loạt nhân viên ngân hàng

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành kêu gọi 1 số người cùng gửi tiền tiết kiệm để "đồng sở hữu" rồi với giúp sức của nhiều nhân viên ngân hàng, chiếm đoạt hàng trăm tỉ.