Vụ án Công ty Cổ phần VN Pharma: Thông tư số 47 có những sai phạm gì?

THÀNH SƠN |

Ngày 16.9, Thanh tra Chính phủ ra thông báo kết luận Thanh tra về việc cấp giấy phép nhập khẩu, giấy đăng ký lưu hành đối với 10 loại thuốc của Công ty Helix, cấp giấy phép hoạt động cho Công ty Helix và việc trúng các gói thầu cung cấp cho các bệnh viện của Công ty Cổ phần VN Pharma. Trong đó nhấn mạnh, việc Bộ Y tế ban hành Thông tư số 47/2010/TT-BYT không đúng nội dung với Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng dẫn đến việc cấp phép nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita và cho phép nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita vào Việt Nam.

Một lỗi hai cái sai

Trong mục 2.2 của thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: “Từ việc ban hành Thông tư số 47/2010/TT-BYT không đúng nội dung với Quyết định số 151/2007/QĐ- TTg dẫn đến việc cấp giấy phép nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita và cho phép nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita vào Việt Nam là vi phạm Điều 5 Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg. Trách nhiệm thuộc lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược”.

Sau khi thẩm định hồ sơ biết rõ Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam của Công ty Austin Hồng Kông đã hết hạn (hết hạn ngày 6.10.2013), đến ngày 30.12.2013 Cục Quản lý Dược vẫn cấp giấy phép nhập khẩu thuốc H-Capita và ngày 11.4.2014 Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất đã cho phép thông quan nhập khẩu thuốc H-Capita vào Việt Nam. Việc cấp phép nhập khẩu và cho phép thông quan nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita vào Việt Nam khi giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam của Công ty Austin Hồng Kông đã hết hạn là vi phạm Điều 5 Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg.

Thông tư 47 căn cứ vào Quyết định 151 để ban hành, nhưng nội dung Thông tư lại không đúng với quy định 151. Cụ thể, tại Điều 11 (thuộc Mục II. Nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký lưu hành) của Thông tư 47 lại không hề đề cập đến việc trong hồ sơ phải có giấy phép hoạt động như Quyết định 151 yêu cầu.

Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Hồng Sơn - Nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) dưới góc nhìn của một chuyên gia tư pháp về vấn đề này.

Ông Sơn cho rằng, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc theo thẩm quyền. Kết luận của Thanh tra đã đi từ việc phân tích nội dung sai trái của Thông tư do Bộ Y tế ban hành để kết luận việc áp dụng quy định sai trái này của Bộ, cho phép doanh nghiệp nhập thuốc không đạt chuẩn, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội là hành vi vi phạm pháp luật.

Ông Sơn nhấn mạnh: Xét về mặt văn bản quy phạm pháp luật, về căn cứ pháp lý, Thanh tra Chính phủ đã đi từ kết luận về nội dung sai của Thông tư 47 làm cơ sở cho kết luận của mình trong vụ việc. Tôi thấy ở đây, theo Thanh tra Chính phủ thì phía Bộ Y tế có 2 cái sai, thứ nhất là ban hành văn bản có nội dung trái Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai là đã căn cứ vào quy định sai trái đó, áp dụng trong thực tế quản lý, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu thuốc không đạt chuẩn.

“Vấn đề là cả 2 cái sai này đều có cùng nguồn gốc, đó là từ Cục Quản lý Dược và từ Lãnh đạo Bộ Y tế. Vậy về bản chất, ở đây có sự liên thông, kết nối nào không? Người ta có thể và có căn cứ để đặt dấu hỏi, liệu cái sai thứ nhất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với văn bản cấp trên, có phải là sơ suất? Là vô tình? Hay cố ý? Liệu có phải người ta cố tình ban hành văn bản quy phạm pháp luật sai, làm cơ sở pháp lý cho việc cấp phép sai?” - ông Sơn đặt nghi vấn.

Trách nhiệm của Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược trong vụ VN Pharma được thể hiện rõ qua kết luận của Thanh tra Chính phủ. Ảnh minh họa
Trách nhiệm của Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược trong vụ VN Pharma được thể hiện rõ qua kết luận của Thanh tra Chính phủ. Ảnh minh họa

Bộ Tư pháp cần vào cuộc ngay

Bên cạnh xử lý nội dung sai trái của Thông tư số 47, theo ông Sơn, rất cần thiết phải cho kiểm tra, xem xét kỹ quá trình soạn thảo, ban hành Thông tư này. Hồ sơ của quá trình soạn thảo, căn chỉnh Dự thảo, hồ sơ trình lãnh đạo bộ, kể cả Tờ trình, Ý kiến tham gia, các tài liệu khác có liên quan đều phải được đưa ra hết (vì còn lưu trữ) để xem xét. Quá trình lấy lời khai của các chuyên viên tham gia vào quá trình soạn thảo phải khách quan, kịp thời và phải được lập thành văn bản, không để thông cung, kết mưu dối trá.

“Trách nhiệm của Vụ Pháp chế thẩm định Dự thảo Thông tư cũng phải được xem xét, kể từ việc tham gia vào quá trình soạn thảo đến văn bản nêu ý kiến Thẩm định của Vụ về Dự thảo. Làm kỹ khâu này sẽ giúp xác định trách nhiệm của Tổ chức, cá nhân tham mưu về nội dung sai trái. Quan trọng hơn, cách làm này giúp xác định những sai trái này xuất phát từ đâu để xử lý đúng người, đúng tội như tôi đã nói ở trên” - ông Sơn nói.

Nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cũng nhấn mạnh: “Trong thực thi văn bản quy phạm pháp luật, bắt buộc phải bám vào các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Nếu Thông tư sai thì sớm muộn sẽ phải bãi bỏ. Nhưng khi Thông tư đó còn hiệu lực thì cũng cần theo các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn. Không thể căn cứ vào một Thông tư để làm sai, không thể lấy lý do làm theo Thông tư để thoát trách nhiệm”.

THÀNH SƠN
TIN LIÊN QUAN

Thanh tra kết luận hàng loạt sai phạm tại Công ty Helix và VN Pharma

Vương Trần |

Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Công ty Helix và VN Pharma đồng thời chuyển kết luận thanh tra sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Cơ quan An ninh điều tra.

Để được bán thuốc ung thư giả, VN Pharma chi 14 tỉ đồng "lót tay"

Cường Ngô |

Theo cáo trạng truy tố của VKSND tối cao, từ tháng 10.2014 đến tháng 5.2015, để việc kinh doanh thuốc thuận lợi, VN Pharma đã chi hơn 14 tỉ đồng thu được từ việc nâng khống giá mua thuốc để chi cho việc tiêu thụ hàng giả.

Cựu Tổng giám đốc VN Pharma bị truy tố, khung hình phạt đến mức tử hình

Vương Trần |

Cựu Tổng giám đốc Công ty CP VN Pharma Nguyễn Minh Hùng cùng 11 đồng phạm bị truy tố về tội Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, tội danh truy tố có mức án cao nhất tử hình.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thanh tra kết luận hàng loạt sai phạm tại Công ty Helix và VN Pharma

Vương Trần |

Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Công ty Helix và VN Pharma đồng thời chuyển kết luận thanh tra sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Cơ quan An ninh điều tra.

Để được bán thuốc ung thư giả, VN Pharma chi 14 tỉ đồng "lót tay"

Cường Ngô |

Theo cáo trạng truy tố của VKSND tối cao, từ tháng 10.2014 đến tháng 5.2015, để việc kinh doanh thuốc thuận lợi, VN Pharma đã chi hơn 14 tỉ đồng thu được từ việc nâng khống giá mua thuốc để chi cho việc tiêu thụ hàng giả.

Cựu Tổng giám đốc VN Pharma bị truy tố, khung hình phạt đến mức tử hình

Vương Trần |

Cựu Tổng giám đốc Công ty CP VN Pharma Nguyễn Minh Hùng cùng 11 đồng phạm bị truy tố về tội Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, tội danh truy tố có mức án cao nhất tử hình.