Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hướng dẫn thu hồi tài sản tham nhũng

Việt Dũng |

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành Hướng dẫn số 26 về một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.


Theo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là một nội dung của công tác kiểm sát thi hành án dân sự và là nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm, giao cho ngành Kiểm sát trách nhiệm theo dõi, báo cáo.

Việc ban hành hướng dẫn về một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là rất cần thiết.

Theo Hướng dẫn của VKSNDTC, đối với việc thi hành án chủ động quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự, tài sản thu hồi (tài sản để thi hành án) thường là tài sản hiện hữu, đã được Tòa án tuyên kê biên, phong tỏa hoặc duy trì lệnh kê biên, phong tỏa…, được thu hồi cho Nhà nước, thi hành cho: Các khoản thu từ hình phạt tiền (với tư cách là hình phạt chính và hình phạt bổ sung); tịch thu tài sản (hình phạt bổ sung)...

Đối với việc thi hành án theo đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự, tài sản thu hồi (tài sản để thi hành án) thường là “tài sản đảm bảo" được tuyên rõ trong bản án hoặc tài sản do Chấp hành viên “tìm được" thông qua xác minh điều kiện thi hành án, được tuyên “trao trả" cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại (phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự) và được tổ chức thi hành theo trình tự, thủ tục thi hành án dân sự nói chung.

Về đối tượng kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là việc tuân theo pháp luật của các chủ thể: Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự từ khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành cho tới khi kết thúc việc thi hành án và việc khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự được giải quyết xong, có căn cứ và đúng quy định của pháp luật.

Cùng với quy định về nội dung, đối tượng, Hướng dẫn của VKSNDTC nêu rõ, khi thực hiện kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản trong vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Kiểm sát viên cần lưu ý đó là phải thực hiện đúng các quy định tại Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính...

Việc thỏa thuận thi hành án về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế chỉ được thực hiện đối với việc thi hành án theo đơn yêu cầu (thường là việc thi hành án liên quan đến tội phạm về kinh tế).

Không áp dụng đối với việc thi hành án mà tài sản đã được Tòa án tuyên áp dụng biện pháp kê biên tài sản, tuyên “tịch thu sung vào ngân sách nhà nước" (thường liên quan đến tội phạm về tham nhũng và đã có Lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản… từ giai đoạn tố tụng)...

Khi thực hiện kiểm sát việc ra quyết định thi hành án, xác định loại việc thi hành án, cần phân biệt “khoản bồi thường cho Nhà nước, cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng" thuộc “các khoản thu khác cho Nhà nước" theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17.3.2020 là việc thi hành án chủ động. Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP quy định: Về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với trường hợp bồi thường... thuộc loại việc thi hành án theo đơn yêu cầu...

Các quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án được cơ quan thi hành án dân sự áp dụng đối với tài sản để thi hành án, đối với đương sự, người liên quan trong quá trình tổ chức thi hành án.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Kịp thời xét xử các vụ án tham nhũng, tăng tỷ lệ thu hồi tài sản

Chung Đông Hà |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, trong nhiệm kỳ qua, Toà án Nhân dân Tối cao đã đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời các vụ án tham nhũng, chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ thu hồi tài sản.

Khâu thu hồi tài sản tham nhũng phải làm tốt hơn nữa

THEO TTXVN |

Ngày 18.3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 19 đến nay.

Giai đoạn 2016-2021: Thu hồi tài sản tham nhũng đạt gần 80 nghìn tỉ đồng

Vương Trần |

Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết, tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng đạt gần 80 nghìn tỉ đồng.

Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 ngày 11.5: Việt Nam đã có 58 huy chương vàng

Chi Trần |

Tính đến 20h30 ngày 11.5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành được 58 huy chương vàng tại SEA Games 32. 

Đồng tình với đề xuất tuổi nghỉ hưu 60 với nam, 55 với nữ

Mạnh Cường |

Nhiều ngành nghề khi bước qua tuổi 55 cơ thể đã khá yếu, không còn đủ sức để hoàn thành công việc tốt như lúc trẻ. Do đó, nghỉ hưu sớm ở tuổi 55 với nữ, 60 tuổi với nam là phương án thiết thực để người lao động đảm bảo sức khỏe cũng như nhường cơ hội cho lớp trẻ.

Giờ thứ 9: Cái giá của sống ảo - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Kể từ khi mạng xã hội xuất hiện, chúng ta dường như sống nhanh hơn, đồng thời cũng phô trương cuộc sống của mình nhiều hơn trên mạng xã hội. Điều này bên cạnh mặt tích cực thì cũng xảy ra rất nhiều những biến cố nguy hại không thể lường trước.

Tin 20h: Cảnh sát khám nhà loạt giang hồ cộm cán ở Thanh Hóa

Nhóm PV |

Bản tin thời sự 20h ngày 11.5: Kiểm tra quán ăn bị phản ánh bán thùng bia hơn 900.000 đồng ở Bình Thuận; Khám xét nơi ở của loạt giang hồ cộm cán ở Thanh Hóa; Người muốn bồi thường gần 2.400 tỉ đồng thay Nguyễn Thái Luyện đã rút lui...

Tài chính thông minh: Vì sao đóng bảo hiểm lại không được trả quyền lợi?

Nhóm PV |

Tuy mức chi trả của bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ khác nhau nhưng lại tương đối giống nhau ở các nguyên nhân không chi trả quyền lợi bảo hiểm. Trong số Tài chính thông minh hôm nay, bà Nguyễn Thu Giang - Chuyên gia hoạch định Tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ chỉ ra 5 nguyên nhân chính.

Kịp thời xét xử các vụ án tham nhũng, tăng tỷ lệ thu hồi tài sản

Chung Đông Hà |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, trong nhiệm kỳ qua, Toà án Nhân dân Tối cao đã đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời các vụ án tham nhũng, chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ thu hồi tài sản.

Khâu thu hồi tài sản tham nhũng phải làm tốt hơn nữa

THEO TTXVN |

Ngày 18.3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 19 đến nay.

Giai đoạn 2016-2021: Thu hồi tài sản tham nhũng đạt gần 80 nghìn tỉ đồng

Vương Trần |

Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết, tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng đạt gần 80 nghìn tỉ đồng.