Viện Kiểm sát đề nghị một án tử hình vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Đại diện Viện Kiểm sát nhận định các bị cáo nhận hối lộ, trong đó có cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Vũ Hồng Nam đã lợi dụng, trục lợi bằng cách gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp tổ chức chuyến bay giải cứu, tạo cơ chế xin cho.

Các bị cáo nghe Viện Kiểm sát công bố bản luận tội. Video ghi qua màn hình

Đề nghị mức án với 54 bị cáo

Gần 10h hôm nay (17.7), sau khi tạm dừng gần 2 tiếng, đại diện Viện KSND Hà Nội đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án với 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu.

Theo đó, ở nhóm 21 bị cáo nhận hối lộ, Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị TAND Hà Nội tuyên phạt Tô Anh Dũng 12-13 năm, Vũ Hồng Nam - cựu đại sứ, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao 4-5 năm; Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự 18-19 năm; Đỗ Hoàng Tùng - cựu Cục phó Cục Lãnh sự 9-10 năm; Trần Văn Dự - cựu Cục Phó Cục Xuất nhập cảnh 9-10 năm; Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ 7-8 năm; Phạm Trung Kiên - cựu Thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế mức án tử hình; cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân 8-9 năm; cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng 4-5 năm; các bị cáo còn lại bị đề nghị từ 2-9 năm.

Về hình phạt, VKS đề nghị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 2-3 năm với các bị cáo.

Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị dẫn giải vào phòng xét xử sáng 17.7. Ảnh: Quang Việt
Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị dẫn giải vào phòng xét xử sáng 17.7. Ảnh: Quang Việt

Nhóm 23 bị cáo “Đưa hối lộ”, VKS đề nghị tuyên phạt Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky 10-11 năm; Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky 11-12 năm; các bị cáo còn lại bị đề nghị từ 12 tháng tù cho hưởng án treo - 4 năm.

Ở tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, ông Trần Việt Thái - cựu đại sứ tại Malaysia bị đề nghị 5-6 năm, 2 bị cáo còn lại bị đề nghị 4-5 năm tù.

Cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị đề nghị 6-7 năm, 3 bị cáo khác bị đề nghị 2-3 năm tù.

Cựu trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra Hoàng Văn Hưng bị đề nghị 19-20 năm.

Trần Minh Tuấn - Giám đốc Công ty Thái Hoà bị đề nghị tổng hợp 15-17 năm tù hai tội "Đưa hối lộ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đại diện Viện Kiểm sát công bố bản luận tội. Ảnh: H.Phương
Đại diện Viện Kiểm sát công bố bản luận tội. Ảnh: H.Phương

Xử lý nhằm răn đe, phòng ngừa chung

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước, sự cố gắng của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, báo chí nhân dân, công tác phòng chống COVID-19.

Việc phát hiện kịp thời vụ án được thực hiện đồng thời, triệt để góp phần quan trọng trong việc kiềm chế ngăn chặn, đẩy lùi vi phạm trong phòng chống dịch, phòng chống tham nhũng, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, ổn định đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ.

Bị cáo Trần Văn Tân bị đưa vào phòng xét xử sáng 17.7. Ảnh: Quang Việt
Bị cáo Trần Văn Tân bị đưa vào phòng xét xử sáng 17.7. Ảnh: Quang Việt

Nhiều vụ án phức tạp, có quy mô, trong đó vụ án này có số bị cáo bị khởi tố công tác tại nhiều bộ, ngành, địa phương có hành vi phạm tội với tính chất , mức độ đặc biệt nguy hiểm. Thủ đoạn nhận hối lộ tinh vi, hành vi nhận tiền đặc biệt lớn.

Hành vi xảy ra trong tình hình dịch COVID-19 bùng phát, bị dư luận xã hội lên án gay gắt. Do đó, việc TAND Hà Nội đưa ra xét xử thể hiện tính nghiêm minh, kịp thời, xử lý hành vi phạm tội nhằm răn đe, phòng ngừa, giáo dục chung.

Theo VKS, dịch COVID-19 gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế, đời sống, sức khoẻ và tính mạng con người trên toàn thế giới. Trong giai đoạn đó, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đã đưa hơn 200.000 người dân từ 62 quốc gia vùng lãnh thổ về nước.

Việc thực hiện các chuyến bay này thể hiện chủ trương nhân đạo của Đảng, Chính phủ trong công tác bảo hộ công dân, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người dân. Chủ trương đúng đắn kịp thời này nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, sự ủng hộ của đồng bào trong và ngoài nước.

Trong lúc toàn Đảng, toàn dân thể hiện quyết tâm phòng chống dịch nhằm đạt mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa phát triển kinh tế, các cơ quan cán bộ ngoại giao của Việt Nam trên thế giới tích cực vận động ngoại giao để làm tốt công tác bảo hộ công dân, nhân viên y tế, chiến sĩ công an trên cả nước hăng hái chống dịch, bất chấp nguy hiểm sức khoẻ, tính mạng của cá nhân, sự an toàn của người dân, thì một số cán bộ là bị cáo trong vụ án này đã lợi dụng chủ trương nhân đạo, tốt đẹp của Nhà nước đã biến chất, làm hoen ố, mất uy tín với nhân dân, bạn bè quốc tế.

Một số bị cáo đã bất chấp, biến nhu cầu an toàn của người dân thành nhu cầu kiếm tiền. Họ đã lợi dụng, trục lợi bằng cách gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp tổ chức chuyến bay, tạo cơ chế xin cho, khiến doanh nghiệp phải nâng chi phí, để có phí “bôi trơn”, đưa hối lộ, ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín của các cơ quan Nhà nước, làm mất đi mục đích, bản chất tốt đẹp việc đưa công dân từ 62 quốc gia, vùng, lãnh thổ về nước.

Phạm Trung Kiên bị đề nghị án tử hình. Ảnh: H.Phương
Phạm Trung Kiên bị đề nghị án tử hình. Ảnh: H.Phương

Cần phải loại bỏ văn hoá phong bì ra khỏi đời sống xã hội

Về hành vi nhận hối lộ, có 21 bị cáo bị truy tố, quá trình điều tra, thẩm vấn cho thấy họ đã nhận tiền của các doanh nghiệp để cấp phép các chuyến bay. Trong phần thẩm vấn, một số bị cáo lập lờ đánh lận cho rằng hành vi nhận tiền của mình là do các doanh nghiệp “cảm ơn”.

“Đây là đánh tráo khái niệm cực kì nguy hiểm, có thể gây ra tiền lệ xấu cho xã hội. Do vậy cần phải nhận thức đúng đắn nhằm loại bỏ văn hoá phong bì ra khỏi đời sống xã hội”, Viện Kiểm sát đánh giá và “khẳng định hành vi nhận tiền của các bị cáo là nhận hối lộ”.

Viện Kiểm sát cho rằng, các bị cáo đang làm nhiệm vụ, chức trách của mình nên không thể coi là “cảm ơn” khi số tiền bằng cả gia tài mà nhiều người mơ ước; Không thể coi là cảm ơn khi người đưa “buộc phải đưa”. Đặc biệt không thể coi việc các bị cáo nhận số tiền đặc biệt lớn trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp cả nước chắt chiu, quyên góp nhằm phòng chống dịch.

Do vậy, Viện Kiểm sát khẳng định “một cách mạnh mẽ” rằng, hành vi của các bị cáo là nhận hối lộ, với thủ đoạn phạm tội thể hiện dưới 2 dạng: Các bị cáo nhận hối lộ đưa ra yêu cầu, thoả thuận, mặc cả về giá buộc các doanh nghiệp phải đưa tiền; Hành vi gây khó khăn của những người có thẩm quyền trong việc thẩm định, đề xuất, duyệt cấp phép các chuyến bay dẫn đến việc các doanh nghiệp đưa tiền theo “luật bất thành văn” thì mới được cấp phép.

VKS có đủ cơ sở để xác định 21 bị cáo nhận hối lộ như cáo trạng truy tố. Trong đó, Nguyễn Quang Linh - trợ lý nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng; Tô Anh Dũng - cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhận 21,5 tỉ đồng trong quá trình cấp phép các chuyến bay cho doanh nghiệp; Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự nhận hối lộ hơn 25 tỉ; cựu cấp phó của bà Lan là Đỗ Hoàng Tùng nhận hơn 12 tỉ; Phạm Trung Kiên - cựu thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế nhận hơn 42 tỉ đồng; Trần Văn Tân - cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận 5 tỉ; Chử Xuân Dũng - cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận hơn 4 tỉ…

Với nhóm bị cáo “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, ông Trần Việt Thái - cựu Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền tại Malaysia đã chỉ đạo cấp dưới thu, chi, sử dụng tiền của công dân (gần 19.000 phạm nhân) trái quy định pháp luật, gây thiệt hại hơn 10 tỉ đồng; ông Thái hưởng lợi hơn 580 triệu đồng…

Cựu trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra - Hoàng Văn Hưng bị dẫn giải vào phòng xét xử sáng 17.7. Ảnh: Quang Việt
Cựu trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra - Hoàng Văn Hưng bị dẫn giải vào phòng xét xử sáng 17.7. Ảnh: Quang Việt

Ở nhóm tội “Đưa hối lộ”, Viện Kiểm sát xác định 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỉ đồng. Trong đó, Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn đã đưa 63 lần, tổng số hơn 63 tỉ cho 12 người để được cấp phép các chuyến bay.

Ngoài ra, cả hai còn đưa hối lộ thông qua Nguyễn Anh Tuấn - cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội hơn 2 triệu USD để lo lót không bị xử lý hình sự.

Đối với bị cáo Hưng, VKS xác định hành vi nhận tiền của bị cáo là: Hưng sử dụng hai sim rác không chính chủ và viber để bảo đảm bí mật; yêu cầu Hằng không trực tiếp liên lạc với Hưng mà mọi việc qua Tuấn.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Phiên toà vụ chuyến bay giải cứu tạm dừng trước khi VKS luận tội

Việt Dũng |

Hà Nội - 8h hôm nay (17.7), theo thông báo trước đó, Viện KSND Hà Nội sẽ công bố bản luận tội, đề nghị mức án với 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu.

Đối chọi giữa các cựu điều tra, đối tác trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ra trước tòa trong vụ chuyến bay giải cứu, qua 4 ngày xét xử nổi bật lên việc đối chọi giữa 2 cựu cán bộ điều tra, 2 giám đốc doanh nghiệp mà trước đó họ từng có mối quan hệ đồng nghiệp, quen biết nhiều năm.

Những vấn đề chờ Viện Kiểm sát kết luận trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Theo thông báo, sáng 17.7, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Hà Nội sẽ luận tội đề nghị mức án với 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu.

Cựu Vụ phó khai lý do đề nghị Việt Á tham gia nghiên cứu kit test

Việt Dũng |

Trịnh Thanh Hùng khai, do thời gian cấp bách, không tìm được doanh nghiệp khác, bản thân chỉ biết Công ty Việt Á có đủ năng lực, điều kiện tham gia nghiên cứu kit test.

Chỉ đạo xử lý vụ múc trộm đất ruộng ở Thái Bình sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau phản ánh của Lao Động về tình trạng một số đối tượng có hành vi khai thác, múc trộm đất ruộng quanh khu đất chuẩn bị xây dựng Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Thái Bình tại phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình để bán trục lợi; các cơ quan chức năng tại tỉnh Thái Bình đã khẩn trương chỉ đạo xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.

Đi xe máy lên Vành đai 3 trên cao tránh ùn tắc, loạt lái xe nhận kết đắng

Tô Thế |

Từ việc muốn đi làm sớm, tránh ùn tắc, nhiều người đã phải nộp tiền phạt, tạm giữ xe, bằng lái vì điều khiển xe máy lên Vành đai 3 trên cao (Hà Nội).

83 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, 59 người có khuyết điểm từ trước

Vương Trần |

Thường trực Ban Bí thư cho biết, vừa qua, 83 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, trong đó 59 cán bộ vi phạm do khuyết điểm từ trước, 24 đảng viên do vi phạm tại thời điểm hiện nay.

Đến năm 2050, Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 27.12, Văn phòng Chính phủ thông tin, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1686/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phiên toà vụ chuyến bay giải cứu tạm dừng trước khi VKS luận tội

Việt Dũng |

Hà Nội - 8h hôm nay (17.7), theo thông báo trước đó, Viện KSND Hà Nội sẽ công bố bản luận tội, đề nghị mức án với 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu.

Đối chọi giữa các cựu điều tra, đối tác trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ra trước tòa trong vụ chuyến bay giải cứu, qua 4 ngày xét xử nổi bật lên việc đối chọi giữa 2 cựu cán bộ điều tra, 2 giám đốc doanh nghiệp mà trước đó họ từng có mối quan hệ đồng nghiệp, quen biết nhiều năm.

Những vấn đề chờ Viện Kiểm sát kết luận trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Theo thông báo, sáng 17.7, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Hà Nội sẽ luận tội đề nghị mức án với 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu.