Vạch trần thủ đoạn tội phạm mua bán người ở các tỉnh Tây Bắc

Bảo Nguyên |

Cuộc sống lam lũ đã khiến không ít thiếu nữ người dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc bị dụ dỗ, lừa gạt vào đường dây mua bán người. Trước khi tự trốn thoát hoặc được giải cứu, họ đã trải qua những ngày tháng cơ cực, đọa đày thân xác.

Đằng sau tuyển dụng “việc nhẹ lương cao”

Đã hơn hai tháng về với gia đình, nhưng em Q.T.O (17 tuổi, dân tộc Thái, ở xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) vẫn chưa hết sợ hãi vì bị lừa bán sang Trung Quốc.

Chỉ vì nhẹ dạ cả tin, O đã bị đối tượng quen trên mạng xã hội rủ làm việc bên Trung Quốc với lời hứa sẽ được trả mức lương hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Khi đến Lào Cai, đối tượng bên Trung Quốc được bắt mối từ trước chờ sẵn, chở O qua đò vượt qua sông sang Hà Khẩu, rồi vào sâu trong nội địa nước bạn.

Mỗi ngày chỉ được ăn một bữa. Bơ vơ nơi xứ người, tiếng không biết nên O bị bóc lột sức lao động, không dám chống cự. May mắn, em được một người chủ tốt bụng giúp trốn trở về Việt Nam.

Hay như trường hợp em S.A.M (19 tuổi, dân tộc Mông ở xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu). Sau khi thấy thông tin tuyển dụng “việc nhẹ lương cao” trên Facebook, em liên hệ. Thế nhưng sau đó là những chuỗi ngày đau khổ khi em bị đưa ra nước ngoài bán làm vợ cho người đàn ông dị tật. Sau khi bỏ trốn em tiếp tục bị nhóm người xấu bắt được, bán vào ổ mại dâm.

Sau khi được lực lượng chức năng hai nước phối hợp giải cứu, S.A.M đã đến cơ quan công an tố cáo kẻ bán mình sang biên giới với giá 90 triệu đồng.

Không may mắn như hai trường hợp trên, chị Q.T.T (dân tộc Mông, ở xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) vẫn ngày ngày ngóng tin em gái là Q.T.L.

Cha mẹ mất sớm, nhà nghèo, L nói là theo người quen đi làm ăn xa từ năm 2020. Từ đó đến nay, chỉ duy nhất một lần L gọi điện về từ số điện thoại của Trung Quốc nói rằng bị ép làm vợ cho một người đàn ông hơn em mấy chục tuổi, giờ em đã có thai.

Câu chuyện về những đường dây mua bán người, môi giới mại dâm là ám ảnh của phụ nữ Tây Bắc (ảnh minh hoạ). Ảnh: Bảo Nguyên
Câu chuyện về những đường dây mua bán người, môi giới mại dâm là ám ảnh của phụ nữ Tây Bắc (ảnh minh hoạ). Ảnh: Bảo Nguyên

Tán tỉnh, yêu đương để… bán qua biên giới

Theo chân cán bộ Công an huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến các thôn bản ở xã Bản Phố chúng tôi giật mình khi xem số liệu về những người phụ nữ, cô gái trẻ tuổi bị mất tích, nghi bị rơi vào đường dây mua bán người, môi giới mại dâm. Có năm mất tích đến 23 người, chủ yếu độ tuổi từ 14 đến 18.

Theo Công an huyện Bắc Hà, qua điều tra các vụ mua bán người ở trên địa bàn thì thủ đoạn ban đầu là đối tượng làm quen, tán tỉnh yêu đương, cung cấp vật chất như điện thoại, quần áo đẹp rồi các vật chất khác cho người bị hại để tạo lòng tin. Sau đó các đối tượng rủ người bị hại đến khu vực biên giới, rồi bán sang bên kia biên giới.

Những nạn nhân bị bán ra nước ngoài có cuộc sống rất khổ cực, thường bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn, có người phải mang thương tật suốt đời. Một số khác bị biến thành nô lệ tình dục hoặc trở thành món hàng trao tay để người chồng kiếm lời. Một số sau khi lấy chồng bị bạo hành, ngược đãi.

Nhiều người khi trở về không có công ăn việc làm, thậm chí mang trong mình những căn bệnh xã hội.

Tội phạm mua bán người có tổ chức, câu kết chặt chẽ

Tại hội thảo về "Tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người tại một số địa phương và định hướng sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người" do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 6.7, qua khảo sát tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang… phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi. Nhiều trường hợp phạm tội có tổ chức, có sự câu kết chặt chẽ giữa người mua và người bán.

Cụ thể, nhiều trường hợp, đối tượng phạm tội ở nước ngoài móc nối với các đối tượng là người Việt Nam đang làm thuê ở Trung Quốc, Campuchia hoặc ở trong nước lợi dụng quan hệ quen biết hoặc sử dụng điện thoại, mạng xã hội để tiếp cận, tìm những phụ nữ, trẻ em có trình độ văn hóa thấp, gia đình có hoàn cảnh khó khăn để môi giới việc làm có thu nhập cao ở nước ngoài, nhưng thực chất là bán ra nước ngoài.

Tội phạm mua bán người là loại tội phạm có độ ẩn cao, là án truy xét, khó phát hiện, chủ yếu phát hiện thông qua tố giác của nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân. Do đó, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị công an các địa phương cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và công tác điều tra để tránh bỏ lọt tội phạm.

Bảo Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Giải cứu cô gái 18 tuổi, bắt 10 đối tượng liên quan trong đường dây mua bán người

An Long |

Ngày 4.7, thông tin từ Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An cho biết đã tiến hành khởi tố vụ án mua bán người, đồng thời đã bắt giữ 10 đối tượng trong đường dây mua bán người.

Bắt đối tượng đang bị Công an TPHCM truy nã về tội mua bán người

An Long |

Long An - Một đối tượng bị Công an TP.HCM truy nã vì có hành vi phạm tội mua bán người, giữ người trái pháp luật đã bị bắt giữ khi đang lẩn trốn tại một nhà trọ tại địa bàn TP. Tân An.

Tội phạm mua bán người gia tăng, nổi lên chiêu dụ dỗ việc nhẹ, lương cao

PHẠM ĐÔNG |

Trong các thủ đoạn mua bán người có nổi lên chiêu dụ dỗ nạn nhân làm "việc nhẹ, lương cao", tổ chức vượt biên để ép buộc làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài. Nạn nhân muốn về nước phải trả một khoản tiền chuộc lớn, có thể lên đến 10.000 USD.

Những bước chân tự do của voi nhà giữa rừng Yok Đôn, Đắk Lắk sau khi bỏ xiềng xích

Phan Tuấn |

Trước đây, những con voi nhà ở Đắk Lắk chỉ biết oằn mình phục vụ khách du lịch vui chơi, giải trí... Hiện nay, Tổ chức động vật châu Á đang cùng với Vườn Quốc gia Yok Đôn... giúp nhiều cá thể voi nhà thoát khỏi cảnh "xiềng xích", trở lại rừng xanh và nài voi vẫn có thu nhập để trang trải cuộc sống.

Chứng khoán sẽ duy trì được đà tăng điểm

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán đóng cửa phiên giao dịch tuần với điểm số cao nhất trong năm và tạo đà cho khả năng VN-Index tiếp tục vượt cản 1.140 điểm.

Bản tin công đoàn: Khi nào được hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức lương cơ sở mới?

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao thưởng gần 500 triệu đồng cho nữ VĐV tại SEA Games 32; Lí do chậm điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH cho người lao động; Nắng nóng 39 độ C, công nhân chỉ dám bật điều hòa 15 phút để giải nhiệt;...

Nga lại yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp về Nord Stream

Song Minh |

Nga yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triệu tập cuộc họp mới vào ngày 11.7 để thảo luận về các vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream.

Sóng tỉ giá liệu có đáng lo ngại?

Hương Nguyễn |

Tỉ giá tiếp tục là câu chuyện nóng. Tại Vietcombank ngày 7.7, giá USD được niêm yết ở mức 23.470 - 23.840 VND/USD. Trước sóng tỉ giá bất ngờ tăng, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Maybank Việt Nam (MBKE) cho rằng, nguyên nhân khiến tỉ giá bật tăng theo tìm hiểu ban đầu được cho là do nhu cầu USD đột xuất từ EVN để trả tiền nhập khẩu điện trong khi chênh lệch lãi suất USD và VND cao khiến dòng tiền thực chảy vào Việt Nam chưa được dồi dào.

Giải cứu cô gái 18 tuổi, bắt 10 đối tượng liên quan trong đường dây mua bán người

An Long |

Ngày 4.7, thông tin từ Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An cho biết đã tiến hành khởi tố vụ án mua bán người, đồng thời đã bắt giữ 10 đối tượng trong đường dây mua bán người.

Bắt đối tượng đang bị Công an TPHCM truy nã về tội mua bán người

An Long |

Long An - Một đối tượng bị Công an TP.HCM truy nã vì có hành vi phạm tội mua bán người, giữ người trái pháp luật đã bị bắt giữ khi đang lẩn trốn tại một nhà trọ tại địa bàn TP. Tân An.

Tội phạm mua bán người gia tăng, nổi lên chiêu dụ dỗ việc nhẹ, lương cao

PHẠM ĐÔNG |

Trong các thủ đoạn mua bán người có nổi lên chiêu dụ dỗ nạn nhân làm "việc nhẹ, lương cao", tổ chức vượt biên để ép buộc làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài. Nạn nhân muốn về nước phải trả một khoản tiền chuộc lớn, có thể lên đến 10.000 USD.