Triệt phá đường dây mua bán hoá đơn giá trị gia tăng lên tới nghìn tỉ

Việt Dũng |

Hà Nội - Từ các công ty "ma", nhóm bị can đã tổ chức mua bán hoá đơn giá trị gia tăng cho các đối tượng có nhu cầu, thu lợi hàng tỉ đồng.

Ngày 30.11, Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố 14 bị can (trong đó, tạm giam 13 người) trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với giao dịch cả nghìn tỉ đồng.

Trước đó, cơ quan chức năng tiếp nhận tin báo về tội phạm về việc một số đối tượng có hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Vào cuộc điều tra, cảnh sát đã xác định đường dây có 14 đối tượng đều trú ở Hà Nội, gồm: Tô Sỹ Lực (39 tuổi), Nguyễn Văn Hào (28 tuổi), Nguyễn Văn Hồng (38 tuổi), Nguyễn Văn Cường (40 tuổi), Nguyễn Văn Mạnh (29 tuổi), Phạm Thị Thúy (29 tuổi), Nguyễn Thị Mai Phương (35 tuổi), Hoàng Thị Phượng (38 tuổi), Cao Hà Giang (36 tuổi)... có hoạt động mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng.

Tài liệu liên quan đến đường dây mua bán hoá đơn giá trị gia tăng. Ảnh: CAHN
Tài liệu liên quan đến đường dây mua bán hoá đơn giá trị gia tăng. Ảnh: CAHN

Theo điều tra, từ khoảng năm 2017, các đối tượng mua lại pháp nhân nhiều công ty với giá từ 15-20 triệu đồng/công ty. Sau đó, các bị can sử dụng căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người khác đứng tên Giám đốc, ký giả chữ ký giám đốc để quản lý hồ sơ pháp nhân, con dấu công ty, hóa đơn giá trị gia tăng.

Các bị can biến các công ty này thành công ty “ma”. Sau đó, họ không tổ chức hoạt động kinh doanh mà chỉ dùng để mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng thu lời bất chính.

Hóa đơn giá trị gia tăng các đối tượng sử dụng để bán chủ yếu là hóa đơn điện tử (có chế độ bảo mật cao). Họ sử dụng những người có trình độ nghiệp vụ kế toán tốt để kê khai cân đối báo cáo tài chính các kỳ tính thuế.

Đồng thời các đối tượng sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như Telegram, Viber, Zalo… để liên lạc với nhau, mục đích tránh sự phát hiện của cơ quan thuế và cơ quan công an.

Đối tượng cầm đầu phân công một số đối tượng cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ: soạn thảo hợp đồng, chứng từ, viết hóa đơn giấy, làm hóa đơn điện tử, báo cáo thuế, giao nhận với khách, giao dịch rút, chuyển tiền ngân hàng… để hợp thức hoạt động mua bán trái phép hóa đơn. Số đối tượng này được trả lương từ 7-8 triệu đồng/tháng/người.

Quá trình hoạt động mua bán trái phép hóa đơn, đối tượng cầm đầu thông qua số đối tượng môi giới để kết nối với các đơn vị có nhu cầu mua hóa đơn giá trị gia tăng hợp thức hàng hóa đầu vào không có nguồn gốc hoặc hồ sơ vay vốn ngân hàng...

Các đối tượng môi giới mua hóa đơn với giá từ 2% đến 4% tổng giá trị tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn. Sau đó, họ bán lại cho khách với giá 8%-8,5% tổng giá trị tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn. Việc thanh toán bằng hình thức trả tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản cá nhân của các đối tượng.

Cơ quan chức năng thu giữ hơn 20 dấu tròn pháp nhân của các Công ty "ma" (Công ty được thành lập nhưng không tổ chức hoạt động kinh doanh) và nhiều quyển hóa đơn giá trị gia tăng;

Các chứng từ liên quan cùng các đồ vật liên quan đến việc thực hiện hành vi phạm tội của các đối tượng như: máy vi tính, điện thoại di động, Token Key… và hàng trăm triệu đồng tiền phạm pháp.

Sơ bộ thống kê giá trị hàng hóa trước thuế ghi trên các hóa đơn mà các đối tượng bán ra cho khách hàng lên đến 1.000 tỉ đồng, các đối tượng hưởng lợi hàng chục tỷ đồng.

Vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Thanh Hoá: Phá đường dây lập công ty "ma" mua bán hoá đơn khủng

Trần Lâm |

Công an TP. Thanh Hoá (Thanh Hoá) đã phá đường dây lập hàng loạt công ty "ma" buôn bán hoá đơn với số lượng lớn, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.

Đường dây bán hoá đơn trái phép hơn 1.000 tỉ cho 600 doanh nghiệp

Quang Việt |

Nguyễn Văn Cẩn (trú Bắc Giang) và đồng phạm lập 19 công ty tại nhiều tỉnh, thành phố để xuất bán hoá đơn trái phép cho khoảng 600 doanh nghiệp.

Triệt phá đường dây mua bán trái phép hoá đơn lên tới hơn 1.500 tỉ đồng

Việt Dũng |

Lê Thị Hạnh, chủ cửa hàng bán phụ tùng xe máy tại chợ Trời (Hà Nội) cấu kết với các đối tượng, mua bán hoá đơn điện tử với số tiền ghi khống lên tới hơn 1.500 tỉ đồng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Thanh Hoá: Phá đường dây lập công ty "ma" mua bán hoá đơn khủng

Trần Lâm |

Công an TP. Thanh Hoá (Thanh Hoá) đã phá đường dây lập hàng loạt công ty "ma" buôn bán hoá đơn với số lượng lớn, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.

Đường dây bán hoá đơn trái phép hơn 1.000 tỉ cho 600 doanh nghiệp

Quang Việt |

Nguyễn Văn Cẩn (trú Bắc Giang) và đồng phạm lập 19 công ty tại nhiều tỉnh, thành phố để xuất bán hoá đơn trái phép cho khoảng 600 doanh nghiệp.

Triệt phá đường dây mua bán trái phép hoá đơn lên tới hơn 1.500 tỉ đồng

Việt Dũng |

Lê Thị Hạnh, chủ cửa hàng bán phụ tùng xe máy tại chợ Trời (Hà Nội) cấu kết với các đối tượng, mua bán hoá đơn điện tử với số tiền ghi khống lên tới hơn 1.500 tỉ đồng.