VỤ “BÁN GỖ TRẮC TANG VẬT KHI VỤ ÁN CHƯA KẾT THÚC”:

Tòa án Đà Nẵng chỉ ra 11 vấn đề đẩy vụ án vào bế tắc

LÂM CHÍ CÔNG |

Như Lao Động đã liên tục phản ánh, vụ việc vợ chồng doanh nhân Trương Huy Liệu (Cty Ngọc Hưng, trụ sở tại Quảng Trị) cùng ba cán bộ Hải quan ở Đà Nẵng và Quảng Trị bị vướng vào vòng lao lý gần 7 năm qua với 3 lần tòa án xử sơ thẩm nhưng đến nay vẫn chưa kết thúc.

Mới đây, Tòa án Nhân dân (TAND) TP.Đà Nẵng có văn bản gửi Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao và Viện KSND TP.Đà Nẵng chỉ ra 11 nhóm vấn đề chưa được làm rõ, không thể làm rõ đã khiến cho vụ án đi vào ngõ cụt.

Tài liệu, chứng cứ của đoàn điều tra liên ngành không có giá trị pháp lý

Văn bản do Thẩm phán Nguyễn Thị Cảnh (TAND TP.Đà Nẵng) ký cho rằng, kết luận điều tra và cáo trạng của Viện KSNDTC xác định ông Khamfong và ông Đon (hai doanh nhân Lào) khai không bán lô hàng gỗ cho Cty Ngọc Hưng, vậy tại sao lại có chữ ký của ông Khamfong và con dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào trên bộ hồ sơ của Cty Ngọc Hưng; và nếu bộ hồ sơ nhập khẩu của Cty Ngọc Hưng là giả và hai doanh nhân Lào không bán gỗ cho Cty Ngọc Hưng thì Cty Ngọc Hưng mua gỗ của ai, làm sao lô gỗ đó nhập về được Việt Nam. Cũng như vậy, nếu cơ quan công tố cho rằng hồ sơ xuất khẩu của Cty Ngọc Hưng là giả và Cty Eastwell (Trung Quốc) không mua hàng thì Cty Ngọc Hưng xuất lô hàng đi đâu, bán cho ai.

Liên quan đến lô gỗ trắc nhập khẩu, xuất khẩu 535m3 bị bắt và sau đó bị đem bán đấu giá khi vụ án chưa kết thúc này Chính phủ Lào, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đều đã có văn bản xin nhận lại lô hàng gỗ. TAND TP.Đà Nẵng yêu cầu cơ quan điều tra và công tố phải làm rõ rằng tại sao lại có chuyện đó.

Thêm vào đó, TAND TP.Đà Nẵng dẫn ý kiến của luật sư cũng cho rằng giả sử bộ hồ sơ nhập gỗ của Cty Ngọc Hưng là giả, phía cửa khẩu Đen Sa Vẳn không có hồ sơ xuất hàng cho Cty Ngọc Hưng đi chăng nữa thì theo công văn 1328 của Bộ Công Thương doanh nghiệp nước xuất khẩu phải chịu trách nhiệm về thủ tục xuất khẩu, còn doanh nghiệp VN (Cty Ngọc Hưng) chỉ chịu trách nhiệm theo pháp luật VN từ khi lô hàng được nhập vào CKQT Lao Bảo. Công văn của TAND TP.Đà Nẵng cũng nêu quan điểm của luật sư tại phiên tòa có nội dung: Việc cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu (ĐTCBL) Tổng cục Hải quan cùng với cơ quan điều tra, Viện KSNDTC sang Lào tiến hành điều tra xác minh, lấy lời khai các doanh nhân Lào, thu thập mẫu dấu, mẫu chữ ký là vi phạm quy định của Bộ luật TTHS, vi phạm Hiệp định tương trợ tư pháp; do vậy các tài liệu chứng cứ của đoàn điều tra liên ngành không có giá trị pháp lý.

Cần phải có lô hàng để giám định lại

“Bị cáo Đỗ Danh Thắng và anh Đặng Ngọc Vinh (Hải quan Đà Nẵng) khai ông Nguyễn Văn Quý - Phó Cục trưởng Cục ĐTCBL Tổng cục Hải quan là người chỉ đạo, còn ông Phạm Văn Thiết - cán bộ Cục ĐTCBL là người trực tiếp yêu cầu bị cáo Thắng và anh Vinh cùng các cán bộ tham gia khám xét lô hàng sửa lại biên bản khám xét toàn bộ lô hàng và ký lại biên bản. Theo bị cáo Thắng, ngay từ đầu Cục ĐTCBL đã cố tình làm sai lệch hồ sơ để xác định lô hàng gỗ của Cty Ngọc Hưng có sai phạm” - văn bản của TAND TP.Đà Nẵng viết như vậy và yêu cầu trả lời câu hỏi: “Vì sao phải làm như vậy?”.

TAND TP.Đà Nẵng cũng chỉ ra quá nhiều sai sót, mâu thuẫn trong các lần giám định, các con số về tổng số lô gỗ, tưởng loại gỗ mà Cục ĐTCBL đã làm đối với lô gỗ trắc của Cty Ngọc Hưng. Từ đó bày tỏ sự đồng thuận với đề nghị của các luật sư rằng để biết chính xác khối lượng gỗ là bao nhiêu thì cần phải có lô hàng để giám định lại. Tuy nhiên, đây chính là nút thắt đẩy vụ án vào bế tắc: Lô gỗ tang vật đã bị đem bán đấu giá khi vụ án đang diễn ra. Căn cứ quy định của pháp luật, việc đem bán đấu giá lô hàng khi vụ án đang được điều tra truy tố, chưa được đình chỉ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vi phạm khoản 1 Điều 76 Bộ luật TTHS. Việc bán lô gỗ trắc làm mất đi chứng cứ về nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, chủng loại của lô hàng, vì lô gỗ này có rất nhiều dấu búa và ký hiệu của Lào. Hơn nữa, ngay từ giai đoạn điều tra đã có tranh chấp về quyền sở hữu lô hàng (Cty Ngọc Hưng, Chính phủ Lào và Đại sứ quán Trung Quốc đều có văn bản xin nhận lại lô hàng) nhưng lại đem bán là không đúng. “Lý do bán đấu giá lô hàng là hàng hóa mau hỏng, khó bảo quản cũng không đúng, vì gỗ trắc không thuộc danh mục hàng hóa mau hỏng theo Nghị định số 18 của Chính phủ, Thông tư 173 của Bộ Tài chính. Nếu khó bảo quản thì tại sao không giao cho Cty Ngọc Hưng quản lý theo quy định tại điểm C khoản 2 Điều 75 BLTTHS” - công văn của TAND TP.Đà Nẵng viết.

Lời khai của người tự tử bị mất khỏi hồ sơ?

TAND TP.Đà Nẵng chỉ ra rất nhiều điểm bất cập, đáng ngờ trong hồ sơ vụ án này. Trong hồ sơ vụ án không có bản gốc Công văn số 57 ngày 3.2.2017 của Cục ĐTCBL Tổng cục Hải quan, không có chứng từ chuyển tiền ngày 28.2.2017 với số tiền 3,025 tỉ đồng từ tài khoản của Cơ quan điều tra đến Cục THADS TP.Đà Nẵng, không có bản gốc Kết luận điều tra bổ sung lần 2 số 25 ngày 13.3.2015. Đặc biệt, liên quan đến một nạn nhân trong vụ án này là Trần Đình Quang - một thanh niên trẻ, cháu của vợ chồng ông Trương Huy Liệu - đã tự tử ngay sau khi rời cơ quan điều tra. “Cơ quan điều tra và Viện KSNDTC căn cứ vào lời khai của Trần Đình Quang vào ngày 22 và 23.4.2013 để buộc tội các bị cáo nhưng các luật sư và các bị cáo cho rằng Quang bị ép cung, nhục hình nên mới khai như vậy. Vì trong di thư của Trần Đình Quang để lại có nội dung ngày 20.5.2013 cơ quan điều tra gọi Quang đến làm việc để giải quyết khiếu nại của Quang về việc bị ép cung và tại buổi làm việc này, Quang cũng bị ép cung như hai lần lấy lời khai trước. Cơ quan điều tra cũng căn cứ vào Biên bản lời khai ngày 20.5.2013 của Trần Đình Quang để trả lời cho cơ quan T.Ư và gia đình về việc Quang không bị ép cung, nhưng trong hồ sơ lại không có Biên bản lời khai ngày 20.5.2013 này” (trích công văn của TAND TP.Đà Nẵng). Và càng bất ngờ hơn: “Kết luận điều tra bổ sung của cơ quan điều tra ghi: Do chưa tìm được bản gốc nên chưa có cơ sở xác định được ngày 20.5.2013, Cơ quan điều tra có lấy lời khai của Quang không”. Điều này cho thấy không chỉ là sự mâu thuẫn, bất nhất của những người thực thi pháp luật, mà trong đó, có rất ít hoặc là không hề có bóng dáng của lương tâm, đạo đức.

LÂM CHÍ CÔNG
TIN LIÊN QUAN

Nghệ sĩ Trung Anh: Rất hiếm để có người thứ hai như NSND Trần Tiến

Hải Minh |

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1954 bằng những vai hề chèo.

Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 bật mí cách ứng phó câu hỏi khó ngày Tết

Nhóm PV |

Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022: Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Trịnh Thùy Linh và Á hậu Ngọc Hằng.

Thêm vụ xả súng hàng loạt khác ở California, 7 người chết

Thanh Hà |

Một vụ xả súng hàng loạt khác xảy ra ở bang California, Mỹ trong chiều 23.1 khiến 7 người chết. Đây là vụ xả súng thứ 2 ở California trong vòng 3 ngày.

Vòng loại World Cup 2026 và cơ hội của bóng đá Đông Nam Á

NGUYỄN ĐĂNG |

Chuyên gia bóng đá Hàn Quốc -  Choi In-young nhấn mạnh các đội bóng lớn ở Châu Á cần phải dè chừng sức mạnh từ các đội ở Đông Nam Á, trong đó có tuyển Việt Nam với những tiến bộ dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo.

Điều gì đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023?

Thái Mạnh |

2022 đánh dấu một năm ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế bứt phá. Tuy nhiên, những thách thức vĩ mô tiếp diễn và điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ là trở ngại của ngành ngân hàng trong năm 2023. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Simon Chen - Tổng Giám đốc CTCP xếp hạng tín nhiệm Việt Nam về những điều đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023.

Thị trường dần sôi động trở lại từ ngày mùng 3 Tết

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá trong Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Điểm sáng Công đoàn Ngân hàng Việt Nam vượt qua khó khăn năm 2022

Hương Nguyễn |

Năm 2022, ngành Ngân hàng đã thực hiện được nhiệm vụ kép: Vừa phòng chống dịch, vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo hoạt động của hệ thống Ngân hàng an toàn, thông suốt và hiệu quả trong mọi tình huống. Để làm được điều này có sự đóng góp không nhỏ của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.