Thủ đoạn nhắn tin giả mạo ngân hàng để lừa đảo

Quang Việt |

Qua việc bắt giữ một số đối tượng người Việt Nam, người nước ngoài, cơ quan chức năng đã vạch trần thủ đoạn phát tán tin nhắn giả mạo các ngân hàng, thương hiệu, nhà mạng, Công ty điện lực… của tội phạm này gửi tới khách hàng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phát tán tin nhắn để lừa đảo

Gần cuối tháng 2, Bộ Thông tin và Truyền thông phát thông cáo báo chí cho biết, trong tháng 2.2022, Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan đã tiến hành thanh tra đột xuất việc lắp đặt, sử dụng trạm phát sóng di động trái pháp luật đối với 3 đối tượng trên địa bàn TPHCM.

Ba đối tượng gồm Bế Văn Trường (29 tuổi; ở tỉnh Quảng Ninh); Trương Đức Dương (33 tuổi, ở tỉnh Hà Nam); Hoàng Quốc Anh (23 tuổi, ở tỉnh Quảng Ninh).

Đối tượng thực hiện hành vi vi phạm đã sử dụng kỹ thuật viễn thông, công nghệ thông tin để gửi các tin nhắn rác, tin quảng cáo dịch vụ, tin nhắn giới thiệu các trang web cờ bạc... đến máy điện thoại người sử dụng; không loại trừ khả năng có các tin nhắn xác thực cho dịch vụ cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam hoặc tin nhắn giả mạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng để lừa đảo người dân.

Cơ quan chức năng nhận định, vụ việc có mức độ sai phạm lớn, có khả năng gây ra ảnh hưởng, tác hại nghiêm trọng do các đối tượng sử dụng phương thức, thủ đoạn tinh vi, thiết bị nhỏ gọn, thường xuyên thay đổi vị trí, địa điểm phát tán hoặc có thể dễ dàng mang theo khi di chuyển trên các phương tiện vận tải, do đó việc xác định đối tượng, vị trí thực hiện hành vi vi phạm là hết sức khó khăn.

Đặc biệt, các đối tượng khai nhận được đối tượng người nước ngoài giao cho các thiết bị để thuê phát tán tin nhắn rác tại khu vực có nhiều người qua lại.

Hiện Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý theo quy định của pháp luật với 3 đối tượng trên về hành vi “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”.

Ngày 30.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Chen Jiong (quốc tịch Trung Quốc) về tội "Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác" quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự.

Vụ án được triệt phá khi lực lượng chức năng phát hiện Chen Jiong có hành vi giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS brandname) để vi phạm pháp luật.

Chen Jiong khai nhận, sử dụng các thiết bị để phát tán các tin nhắn với nhiều nội dung khác nhau, tập trung ở các tỉnh, thành lớn trong cả nước. Đối tượng khai mỗi ngày phát tán khoảng 60.000 đến 70.000 tin nhắn thành công tới người dùng.

Theo chỉ huy Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, thời gian qua, tại một số khu vực trên địa bàn TP.Hà Nội xảy ra tình trạng một số người dân nhận được các tin nhắn từ đầu số “8079” - tin nhắn giả nhà mạng được gửi đi từ các thiết bị giả mạo của các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam”. Toàn bộ dữ liệu này không đi qua hệ thống của các nhà mạng.

Thời gian qua, tình trạng giả mạo tin nhắn thương hiệu (của ngân hàng, công ty điện lực, nhà mạng, tổ chức) diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trong cả nước. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân với số tiền rất lớn, lên đến hàng trăm tỉ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khiến dư luận bức xúc.

Khuyến cáo về việc nhận các tin nhắn lạ

Theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an, từ tháng 9 đến nay, người dân tại Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng... thường xuyên nhận được tin nhắn giả mạo của các ngân hàng thương mại (SMS Brandname).

Những tin nhắn trên có nội dung: “Thông báo khách hàng đã đăng ký, kích hoạt dịch vụ tài chính toàn cầu có mức phí sử dụng từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng, nếu muốn hủy thì truy cập vào đường dẫn Vietinbank... hoặc VPbank...”.

Cục An ninh mạng khẳng định, đó là tin nhắn giả mạo ngân hàng mà tội phạm lừa đảo tạo lập ra để dẫn dụ người dùng truy cập. Mục đích của họ là đánh cắp thông tin, chiếm quyền quản trị tài khoản ngân hàng của người dùng, sau đó chiếm đoạt toàn bộ tiền trong tài khoản.

Bộ Công an xác định mỗi ngày, các nhóm trên phát tán thành công từ 40.000 đến 80.000 tin nhắn với mỗi bộ thiết bị. Lực lượng công an một số địa phương đã phá 7 vụ án, bắt 10 người liên quan tại Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai.

Trước tình trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không truy cập các đường link, tên miền lạ được gửi đến email, điện thoại.

Mọi người không cung cấp mã OTP, mã xác nhận cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng để tránh sập bẫy lừa đảo.

Các doanh nghiệp viễn thông, cá nhân, tập thể khi phát hiện có đối tượng lắp đặt thiết bị điện tử lạ, nhất là tại khu vực có mật độ dân cư đông đúc cần thông báo cho các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. 

Quang Việt
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến Tịnh thất Bồng Lai

An Long |

Long An - Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại nơi tự xưng là Tịnh thất Bồng Lai.

Đang điều tra vụ án lừa đảo, rửa tiền lên tới hàng nghìn tỉ đồng

Nhóm PV |

Thông tin này được Trung tướng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP Hà Nội nêu tại nghị trường khi thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Gọi điện thoại mạo danh công an: Vẫn nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo

Quang Việt |

Chỉ riêng quý I năm 2022, lực lượng Cảnh sát hình sự toàn quốc đã bắt giữ, xử lý 372 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xử lý 491 đối tượng, trong đó nhiều vụ mạo danh công an, gọi điện thoại mạo danh đe dọa bị hại, chiếm đoạt tiền tỉ.

Từ 1.11, tiếp nhận cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo qua tổng đài 156

HỮU CHÁNH |

Từ 1.11, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ triển khai, mở rộng việc tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo thông qua hình thức cuộc gọi tới đầu số 156.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến Tịnh thất Bồng Lai

An Long |

Long An - Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại nơi tự xưng là Tịnh thất Bồng Lai.

Đang điều tra vụ án lừa đảo, rửa tiền lên tới hàng nghìn tỉ đồng

Nhóm PV |

Thông tin này được Trung tướng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP Hà Nội nêu tại nghị trường khi thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Gọi điện thoại mạo danh công an: Vẫn nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo

Quang Việt |

Chỉ riêng quý I năm 2022, lực lượng Cảnh sát hình sự toàn quốc đã bắt giữ, xử lý 372 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xử lý 491 đối tượng, trong đó nhiều vụ mạo danh công an, gọi điện thoại mạo danh đe dọa bị hại, chiếm đoạt tiền tỉ.

Từ 1.11, tiếp nhận cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo qua tổng đài 156

HỮU CHÁNH |

Từ 1.11, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ triển khai, mở rộng việc tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo thông qua hình thức cuộc gọi tới đầu số 156.