Phó Chủ tịch xã phá 2,4ha rừng phòng hộ là ai?

ANH ĐỨC |

Kiểm lâm địa bàn xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) tuần tra công tác bảo vệ rừng tại Tiểu khu 196, thuộc đất rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu bước đầu xác minh người chặt phá rừng phòng hộ là ông Vi Văn Thanh – Phó Chủ tịch UBND xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu (Nghệ An).
Cảnh tượng tan hoang tại khoảnh rừng mà Phó chủ tịch xã tham gia chặt phá.

Từ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), mất 25 phút di chuyển bằng xe máy chúng tôi mới đến được bản May, xã Châu Phong. Từ đây, chúng tôi lại mất thêm 1h30 phút luồn rừng thì mới tiếp cận được lô 25, khoảnh 6, tiểu khu 196 thuộc rừng phòng hộ huyện Quỳ Châu.

Cảnh tượng tan hoang với nhiều thân cây gỗ, tre nứa bị chặt hạ, đốt phá... Sự việc trên được Ban quản lý rừng phòng hộ, trạm Kiểm Lâm địa bàn Châu Phong thuộc Hạt Kiểm Lâm Quỳ Châu phát hiện vào ngày 3.3.

Không chỉ có chặt hạ mà còn đốt cháy cả một vùng
Không chỉ có chặt hạ mà còn đốt cháy cả một vùng
Không chỉ có chặt hạ mà còn đốt cháy cả một vùng.

Qua một thời gian nắm thông tin, lực lượng chức năng đã xác định được hai đối tượng chặt phá là ông Vi Văn Thanh (SN 1983) và ông Lê Văn Nhị (SN 1969), cùng trú tại bản May xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Điều đáng nói là trong số 2 người chặt phá khu rừng phòng hộ nói trên, ông Vi Văn Thanh đang là Phó Chủ tịch UBND xã này.

Nhằm củng cố thêm chứng cứ, lực lượng chức năng đã tiến hành đo đạc, kiểm đếm mức độ thiệt hại. Ngày 4.3, Ban quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm, UBND xã Châu Phong đã tiến hành xác định diện tích rừng bị phá, cụ thể: Tại lô 25, khoảnh 6, tiểu khu 196 bị ông Vị Văn Thanh chặt phá là 24.985 m2; trữ lượng tre bị chặt phá 11.280 cây; gỗ 31.655m3;

Ông Lê Văn Nhị chặt phá 12.500m2; Trữ lượng tre bị chặt phá 5650 cây, gỗ 17,725m3;

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, rừng tại đây thuộc rừng HG2 (rừng hỗn giao tre nứa gỗ tự nhiên). Mở rộng kiểm tra, đoàn còn phát hiện có 6 hộ gia đình thuộc xã Châu Phong đã phát lấn chiếm đất rừng trái phép đất rừng sản xuất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu quản lý.

Cây lấy gỗ bị chặt hạ còn gốc
Cây lấy gỗ bị chặt hạ còn gốc.

Trao đổi với PV Báo Lao Động vào ngày 22.3, ông Trần Ngọc Kiên - Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳ Châu (Nghệ An) cho hay: "Do sự việc vượt tầm giải quyết nên ngày 14.3 vừa qua, chúng tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho công an huyện".

Ông Trần Ngọc Kiên xác nhận: “Trong vụ chặt phá rừng phòng hộ nói trên có phó chủ tịch xã Châu Phong tham gia. Tại biên bản xác định diện tích chặt phá và hiện trạng rừng vào ngày 14.3, ông Vi Văn Thanh - Phó chủ tịch UBND xã Châu Phong, đã ký vào biên bản thừa nhận hành vi phá rừng".

Xen lẫn giữa cây lấy gỗ là các loại tre, nứa cũng bị chặt hạ tan hoang
Xen lẫn giữa cây lấy gỗ là các loại tre, nứa cũng bị chặt hạ tan hoang
Xen lẫn giữa cây lấy gỗ là các loại tre, nứa cũng bị chặt hạ tan hoang.

Sự việc đang được cơ quan điều tra công an huyện Quỳ Châu thụ lý, điều tra làm rõ động cơ, mục đích chặt phá rừng của những người trên, trong đó có ông Vi Văn Thanh - Phó chủ tịch UBND xã Châu Phong.

ANH ĐỨC
TIN LIÊN QUAN

Lập đoàn kiểm tra vụ phá rừng tại Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

LÊ PHI LONG |

Ngày 17.3, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa quyết định thành lập đoàn liên ngành điều tra vụ phá rừng đang gây xôn xao dư luận tại vùng lõi Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng.

Bắt 5 đối tượng phá rừng tại công ty Lâm nghiệp

Nam Phong |

Nhóm đối tượng 5 người đã "bàn nhau" vào công ty Lâm nghiệp để đốn hạ gỗ quý trái phép.

500 tỉ đồng có ngăn chặn nạn phá rừng, làm rẫy(?!)

ĐÌNH VĂN |

Không có tư liệu sản xuất, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã buộc lòng đốt phá rừng để làm nương rẫy. Rừng bị phá, chính quyền phải bị động xử lý hậu quả. Vụ phá rừng thuộc vành đai biên giới xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai - khu vực Đồn Biên phòng Ia O bị đốt phá ngày 7.3 là minh chứng mới nhất. Gia Lai kiến nghị Trung ương bố trí vốn 505 tỉ đồng để tạo sinh kế cho người dân, nhưng chưa được phản hồi.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Lập đoàn kiểm tra vụ phá rừng tại Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

LÊ PHI LONG |

Ngày 17.3, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa quyết định thành lập đoàn liên ngành điều tra vụ phá rừng đang gây xôn xao dư luận tại vùng lõi Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng.

Bắt 5 đối tượng phá rừng tại công ty Lâm nghiệp

Nam Phong |

Nhóm đối tượng 5 người đã "bàn nhau" vào công ty Lâm nghiệp để đốn hạ gỗ quý trái phép.

500 tỉ đồng có ngăn chặn nạn phá rừng, làm rẫy(?!)

ĐÌNH VĂN |

Không có tư liệu sản xuất, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã buộc lòng đốt phá rừng để làm nương rẫy. Rừng bị phá, chính quyền phải bị động xử lý hậu quả. Vụ phá rừng thuộc vành đai biên giới xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai - khu vực Đồn Biên phòng Ia O bị đốt phá ngày 7.3 là minh chứng mới nhất. Gia Lai kiến nghị Trung ương bố trí vốn 505 tỉ đồng để tạo sinh kế cho người dân, nhưng chưa được phản hồi.