Phát lộ những nguy cơ từ dịch vụ đọc trộm tin nhắn

NHƯ QUỲNH |

Cái gọi là “dịch vụ đọc trộm tin nhắn” đang nở rộ trên mạng xã hội. Hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình… lại được chào mời công khai. Đáng nói, nhiều người mong muốn đọc trộm tin nhắn nhưng khi sử dụng “dịch vụ”, họ lại trở thành nạn nhân.

Tìm đến dịch vụ vì sự nghi ngờ

Cuối tháng 2.2023, vì nghi ngờ chồng mình có mối quan hệ bên ngoài, do không biết sử dụng điện thoại thông minh, nên bà N.T.P (Hoài Đức, Hà Nội) đã nhờ cháu gái là chị N.D.L (Hà Đông, Hà Nội) tìm cách đọc trộm tin nhắn của chồng. Chị L đã lên mạng tìm được một tài khoản có tên Nguyễn Văn Đạt và liên hệ qua zalo.

Chị L cho biết: “Ban đầu, họ ra giá 1.500.000 đồng, tôi mặc cả xuống 700.000 đồng, nhưng sau đó người cung cấp dịch vụ tăng thêm 200.000 đồng để mua công cụ phá bảo mật 2 yếu tố trong tài khoản đọc trộm. Do muốn đọc tin nhắn nhanh chóng, tôi đồng ý”.

Sau khi ra giá thành công, chị L được yêu cầu chuyển khoản trước nhưng vừa thanh toán thành công thì tài khoản Nguyễn Văn Đạt đã chặn mọi liên lạc của chị L từ zalo qua số điện thoại.

Còn anh L.C (Thanh Trì, Hà Nội) tìm đến tài khoản Hồng Đức để có thể đọc trộm được tin nhắn của người yêu mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dịch vụ, tài khoản Hồng Đức đã đăng nhập vào toàn bộ facebook và zalo của anh L.C để vay tiền khắp nơi. Khi nhận thấy hành vi bất thường anh L.C đã phản hồi ngay nhưng tài khoản Hồng Đức không thừa nhận và chặn lại anh L.C.

Sau khi bị lừa, ngoài việc công khai thông tin tài khoản trực tiếp lên mạng xã hội thì những nạn nhân đều không biết tìm ai để giải quyết. Thậm chí, có người còn sẵn sàng bỏ thêm tiền để hậu tạ cho ai tìm được chủ tài khoản lừa đảo. Chị K.V (Hà Nội) đăng dòng trạng thái kèm hình ảnh tài khoản lừa đảo lên nhóm cảnh báo: “Hello chủ tài khoản, 1-2 triệu đồng không thành vấn đề, kêu chuyển khoản xong mới làm, nếu ai biết số tài khoản báo dùm, có hậu tạ. Sẵn sàng bỏ số tiền để tìm ra mặt mũi tên lừa đảo này”.
Không thiếu các loại dịch vụ đọc trộm tin nhắn được mời chào nhan nhản trên mạng xã hội. Ảnh: Như Quỳnh
Không thiếu các loại dịch vụ đọc trộm tin nhắn được mời chào nhan nhản trên mạng xã hội. Ảnh: Như Quỳnh 

Đủ loại chiêu trò lừa đảo

Chỉ cần nhập dòng chữ “đọc trộm tin nhắn” trên công cụ tìm kiếm, người có nhu cầu sẽ được đưa đến hàng chục nhóm với hình thức công khai và bán công khai. Những hội nhóm này với số lượng thành viên khá lớn, có nhóm lên đến 100.000 thành viên. Để được vào nhóm, người tham gia sẽ phải trả lời câu hỏi liên quan đến quy tắc giao dịch. Trong quá trình mua - bán, hai bên sẽ phải thông qua quản trị viên. Đáng nói, tuy cung cấp "dịch vụ đọc trộm tin nhắn" riêng tư nhưng các đối tượng lại quảng cáo công khai trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, zalo, Telegram... với cam kết dịch vụ “bảo mật, an toàn, uy tín”.

Để người có nhu cầu dễ dàng tìm đến mình, có tài khoản nhận đọc trộm tin nhắn còn trang bị thêm đường dây nóng.

Trong vai người có nhu cầu, PV liên hệ trực tiếp với tài khoản facebook có nick name HQV. Tài khoản này giới thiệu phương thức đọc trộm tin nhắn thông qua phần mềm, ngắt hết cảnh báo khi đăng nhập nên đảm bảo an toàn. Người này cho hay: “Tài khoản bị đọc trộm vẫn sử dụng bình thường mà không bị phát hiện, làm xong sẽ có tài khoản và mật khẩu cho bạn đăng nhập. Việc hack dò chỉ để biết mật khẩu hiện tại chứ không phải đổi mới”. Thậm chí, khi liên hệ với một tài khoản khác có tên HĐ, dịch vụ không chỉ dừng lại ở việc đọc trộm tin nhắn mà còn có thể đổi luôn tài khoản của người khác thành của mình với giá 2 triệu đồng bằng mật mã riêng, không sợ bị phát hiện. Mức giá chung là 500.000 đồng, cao cấp sẽ là 1 triệu đồng. Tùy vào độ khó, sẽ cần thời gian từ 5 - 7 giờ để thực hiện.

Phía cung cấp dịch vụ cho biết: “Facebook cá nhân có trên 100.000 người theo dõi và tài khoản tích xanh không thể can thiệp nhưng nếu số lượng người theo dõi là ảo, vẫn có thể đọc trộm bình thường”.

Để khách hàng tin tưởng, không ít tài khoản ảo được lập ra để tự quảng cáo tên tuổi cá nhân với nội dung giới thiệu phổ biến: “Ai cần hỗ trợ gì hãy liên hệ ngay với anh… cam kết giá rẻ uy tín 100%”. Nếu "khách hàng" còn lưỡng lự, tài khoản cung cấp dịch vụ liên tục đưa ra cảnh báo lừa đảo, bóc phốt tài khoản khác: “Nếu qua chỗ khác làm thì hãy né những cái tên và số điện thoại sau đây kẻo tiền mất tật mang...” - tài khoản HQV chia sẻ.

Xâm phạm bí mật đời tư

Luật sư Dương Lê Ước An (Chủ tịch Công ty Luật Hợp danh Đại An Phát) cho biết: “Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Việc thu thập, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý. Người thuê đọc trộm tin nhắn xâm phạm quyền bí mật đời tư là vi phạm pháp luật”.

Đối với hành vi trực tiếp thực hiện các công cụ công nghệ để can thiệp đọc trộm tin nhắn mà không được sự đồng ý, người vi phạm có thể bị phạt hành chính với mức phạt lên đến 20 triệu đồng theo Điều 102, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 2.2.2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin quy định.

“Đối với hành vi lừa đảo tiền cọc Nghị định 167/2013/NĐ-CP sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm” - luật sư An cho biết.

NHƯ QUỲNH
TIN LIÊN QUAN

Cảnh giác dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội

NHƯ QUỲNH |

“Theo dõi vợ, chồng ngoại tình”; “check pass đối phương không bị phát hiện”… Đây là những lời mời chào sử dụng dịch vụ đọc trộm tin nhắn đang phát tán trên mạng xã hội.

Mất hàng chục triệu đồng khi sập bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Chu Trang |

Mong muốn có công việc để gia tăng thêm thu nhập, nhiều người đã tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội và “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng.

Con chơi game, lên mạng xã hội nhưng ba mẹ bị lộ thông tin

HUYÊN NGUYỄN - CHÂN PHÚC |

Chiêu thức gọi điện cho phụ huynh thông báo học sinh bị tai nạn nhập viện cấp cứu cần chuyển tiền gấp đang lan rộng đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Sau sự việc, nhiều người quan tâm hơn về những lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh chuyển đổi số, kẻ gian đã tìm nhiều cách như dùng những lời nói, hình ảnh… để lừa đảo. Đáng nói, phần lớn thông tin cá nhân do chính bản thân tự để lộ.

U23 Việt Nam có thể xoay tua đội hình khi đối đầu U23 UAE

Thanh Vũ |

Do không đặt nặng vấn đề thắng thua nên nhiều khả năng huấn luyện viên Troussier sẽ xoay tua đội hình khi U23 Việt Nam đối đầu U23 UAE tại Doha Cup 2023.

Tiếp diễn tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu xử lý rác thải Sông Công

Nhóm PV |

Thái Nguyên - Hàng chục hộ dân sống gần khu chôn lấp, xử lý rác thải Sông Công (TP. Sông Công) vẫn đang từng ngày sống chung với khói bụi, mùi hôi thối bởi vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây chưa được giải quyết dứt điểm.

Vụ siêu lừa chiếm đoạt 433 tỉ: Số phận tài sản của các đại gia

Việt Dũng |

Hà Nội - Liên quan đến vụ án Nguyễn Thị Hà Thành lừa đảo chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng, ngoài mức án, tòa tuyên để ngân hàng tạm giữ sổ tiết kiệm đồng sở hữu của các đại gia.

Hiện trạng nơi bố trí tái định cư đường Vành đai 3 tại TP Thủ Đức

Phương Ngân - Anh Tú |

TPHCMTại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có 240 trường hợp đủ điều kiện tái định cư và 122 trường hợp giải tỏa trắng nhưng không đủ điều kiện tái định cư khi thực hiện đường Vành đai 3 qua địa bàn TP Hồ Chí Minh. Những trường hợp này sẽ được bố trí nền đất và căn hộ sẵn có tại TP Thủ Đức.

Nga quan tâm tới vật thể lạ cạnh đường ống Nord Stream

Thanh Hà |

Nga cho rằng, điều quan trọng là phải xác định được vật thể lạ được phát hiện bên cạnh 1 trong 2 đường ống Nord Stream 1 và 2 (Dòng chảy phương Bắc 1 và 2).

Cảnh giác dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội

NHƯ QUỲNH |

“Theo dõi vợ, chồng ngoại tình”; “check pass đối phương không bị phát hiện”… Đây là những lời mời chào sử dụng dịch vụ đọc trộm tin nhắn đang phát tán trên mạng xã hội.

Mất hàng chục triệu đồng khi sập bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Chu Trang |

Mong muốn có công việc để gia tăng thêm thu nhập, nhiều người đã tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội và “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng.

Con chơi game, lên mạng xã hội nhưng ba mẹ bị lộ thông tin

HUYÊN NGUYỄN - CHÂN PHÚC |

Chiêu thức gọi điện cho phụ huynh thông báo học sinh bị tai nạn nhập viện cấp cứu cần chuyển tiền gấp đang lan rộng đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Sau sự việc, nhiều người quan tâm hơn về những lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh chuyển đổi số, kẻ gian đã tìm nhiều cách như dùng những lời nói, hình ảnh… để lừa đảo. Đáng nói, phần lớn thông tin cá nhân do chính bản thân tự để lộ.