Nuôi mộng đổi đời ở Hà Lan, Hàn Quốc, người lao động bị lừa hàng trăm triệu

Việt Dũng |

Trong số 137 người, có hàng chục người ở Hà Tĩnh qua đầu mối nộp từ 10.000-13.000 USD cho Phùng Thị Mười (47 tuổi, ở Nam Định) để xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Hà Lan.

Phiên tòa ngày 7.11 xét xử Phùng Thị Mười và đồng phạm lừa đảo trở nên hỗn loạn khi chủ tọa thông báo hoãn xử vì muốn đảm bảo quyền lợi cho nhiều bị hại vắng mặt. Trong số 137 bị hại, có nhiều người không đến dự được nên Hội đồng xét xử đã hoãn tiến hành phiên tòa theo dự kiến.

Hàng chục người quê miền Trung cho hay họ từ xa ra Hà Nội để tham dự phiên tòa xét xử Phùng Thị Mười và đồng phạm lừa đảo. Đường sá xa xôi, họ phải đi hàng trăm km song TAND Hà Nội đã hoãn xử. Những gương mặt thất thần rời tòa trong nỗi buồn bị lừa đảo mất tiền, khoản họ tiết kiệm, vay mượn để người thân được sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan lao động.

Những người muốn đi xuất khẩu lao động đã tin tưởng rằng Mười có khả năng đưa họ sang các nước trên chỉ trong vòng 3-6 tháng, với mức lương 1.300-1.500USD/tháng (tương đương 30-35 triệu đồng).

Họ tin vì Mười khoe làm phó giám đốc một công ty chuyên đưa người xuất khẩu lao động, và lừa đảo là có quen nhiều lãnh đạo trong Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Mười còn hứa "chắc nịch" đưa được người sang các nước trên làm việc trong thời hạn 5 năm, với chi phí chỉ 10.000-13.000 USD. Mức giá này hợp lý cho các vị trí công việc như bán hàng siêu thị, đầu bếp, cơ khí thuyền viên đánh cá...

Tính toán rõ ràng, chỉ trong vòng 5 năm thu nhập được khoảng 75.000-90.000 USD nên nhiều người đã huy động tiền tiết kiệm, vay mượn để lo nộp cho Mười và đồng phạm.

Họ càng tin tưởng hơn khi người giới thiệu là bà Trần Thị Sen - một chỗ quen biết. Song thực tế, bà Sen vốn biết Mười không có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động sang các nước trên. Vì "hoa hồng" 1.000 USD/trường hợp giới thiệu được, nên bà này đã đứng ra tìm người cho Mười.

Theo cáo buộc, khoảng tháng 5.2016, bà Sen đã dẫn Mười đến một số tỉnh miền Trung tìm nguồn lao động là người quen của mình. 19 người khi nghe bà Sen giới thiệu Mười có chức năng, khả năng đi xuất khẩu lao động đã tin tưởng vào các gói, nộp hơn 4,4 tỉ đồng.

Sau đó, những người lao động này được nhóm Mười đưa đi khám sức khỏe, học tiếng Anh, tiếng Hàn... như thật.

Với mánh lừa đảo khép kín của Mười và đồng phạm, 19 người mong muốn được "đổi đời" đã bị chiếm đoạt số tiền đã nộp.

Trong số các nạn nhân của Mười, còn có 13 người quê Hà Tĩnh, cũng nộp mức tiền 10.000-13.000 USD thông qua trung gian để sang Hàn Quốc lao động.

Cũng giống 19 bị hại trên, 13 người này sau khi nộp tiền, khám sức khỏe, học tiếng đã "đợi dài cổ" không được đưa đi xuất khẩu lao động như Mười hứa.

Cơ quan công tố cáo buộc, từ năm 2015-2018, Mười và đồng phạm đã lừa đảo 137 người ở Hà Tĩnh, Nam Định..., chiếm đoạt hơn 30 tỉ đồng với chiêu xuất khẩu lao động.

Việc đòi được tiền đã nộp với bị hại sẽ là chặng đường dài, bởi hơn 30 tỉ đồng Mười chiếm đoạt, cơ quan chức năng không thu hồi được.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

137 người mắc lừa "bánh vẽ" xuất khẩu lao động sang Hà Lan, Hàn Quốc

Việt Dũng |

Phùng Thị Mười (47 tuổi, quê Nam Định) tự xưng là Phó Giám đốc, quen với các lãnh đạo nên đưa người đi Hà Lan xuất khẩu lao động với giá 10.000-13.000 USD..., rồi chiếm đoạt hơn 30 tỉ đồng.

Vụ người dân vây nhà đòi tiền xuất khẩu lao động: Chồng bộ đội cũng ký giấy nhận tiền

QUANG ĐẠI |

Diễn biến vụ nhiều người dân liên tục kéo đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên để đòi tiền phí xuất khẩu lao động (XKLĐ) hé lộ thông tin bất ngờ: Chồng bà Liên là cán bộ quân đội thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh cũng tham gia nhận tiền XKLĐ.

Trắng đêm, hàng chục người vây nhà nữ “giảng viên đại học” đòi tiền xuất khẩu lao động

QUANG ĐẠI |

Nộp hàng trăm triệu đồng cho người tự xưng môi giới du học, xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng chờ đợi mỏi mòn không đi được, nhiều người dân đã đứng chờ trong đêm trước nhà người này để đòi tiền.

4 khu nghỉ dưỡng cho cuối tuần xanh mát gần Hà Nội

Hà Nguyễn |

Những khu nghỉ dưỡng thiên nhiên gần Hà Nội được nhiều người ưa thích cho dịp cuối tuần khi thời tiết xuân ấm áp với hương sắc của cây cỏ, hoa lá...

Bao giờ VEC hoàn trả đường dân sinh cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi?

Hiếu Anh |

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) cam kết, quý III/2022 sẽ hoàn trả các tuyến đường dân sinh mượn để thi công công trình đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tuy nhiên đến nay, VEC vẫn chưa thực hiện.

Cần Thơ: Dự kiến 4 - 5 tháng nữa mới có đủ vật tư y tế cho điều trị

Phong Linh |

Theo dự kiến, đến khoảng 4 - 5 tháng nữa, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mới đảm bảo đủ vật tư y tế cho điều trị.

Xe tải mất lái, húc bay loạt ôtô chạy trên đèo Mimosa

Hữu Long |

Lâm Đồng - Chiếc xe tải mất lái khi đang lưu thông trên đèo Mimosa đoạn từ TP Đà Lạt về hướng TPHCM đã tông liên tiếp vào 3 ôtô chạy trên đường.

Công ty luyện kim đen Thái Nguyên tiếp tục bị dân tố bức tử môi trường

Phùng Minh |

Kể từ khi Công ty CP luyện kim đen Thái Nguyên đi vào hoạt động cũng là ngần ấy năm, người dân Chí Son phải sống trong cảnh bất an. Không chỉ gây tiếng ồn, khói bụi, những dòng nước đen kịt từ nhà máy luyện gang thép này còn khiến người dân vô cùng bức xúc.

137 người mắc lừa "bánh vẽ" xuất khẩu lao động sang Hà Lan, Hàn Quốc

Việt Dũng |

Phùng Thị Mười (47 tuổi, quê Nam Định) tự xưng là Phó Giám đốc, quen với các lãnh đạo nên đưa người đi Hà Lan xuất khẩu lao động với giá 10.000-13.000 USD..., rồi chiếm đoạt hơn 30 tỉ đồng.

Vụ người dân vây nhà đòi tiền xuất khẩu lao động: Chồng bộ đội cũng ký giấy nhận tiền

QUANG ĐẠI |

Diễn biến vụ nhiều người dân liên tục kéo đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên để đòi tiền phí xuất khẩu lao động (XKLĐ) hé lộ thông tin bất ngờ: Chồng bà Liên là cán bộ quân đội thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh cũng tham gia nhận tiền XKLĐ.

Trắng đêm, hàng chục người vây nhà nữ “giảng viên đại học” đòi tiền xuất khẩu lao động

QUANG ĐẠI |

Nộp hàng trăm triệu đồng cho người tự xưng môi giới du học, xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng chờ đợi mỏi mòn không đi được, nhiều người dân đã đứng chờ trong đêm trước nhà người này để đòi tiền.