Nhận diện tội phạm bắt cóc để từ đó dạy trẻ phòng ngừa

Việt Dũng |

Thượng tá Đào Trung Hiếu - Tiến sĩ Tội phạm học cho rằng, loại tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em (người chưa đủ 16 tuổi) để tống tiền cha mẹ diễn biến hết sức nguy hiểm và khó lường tại Việt Nam.

Vụ bắt cóc bé trai 7 tuổi tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội hôm 14.8 vừa qua, hành vi của nghi phạm chỉ là một trong những thủ đoạn của loại tội phạm này.

Thủ đoạn đa dạng

Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, thủ đoạn bắt cóc trẻ em hiện nay rất đa dạng. Bọn tội phạm có thể sử dụng loạt “chiêu thức” như: Phát hiện trẻ chơi một mình ngoài đường, đi cùng bố mẹ ra nơi công cộng nhưng ở vị trí cách xa người lớn, đối tượng tìm cách tiếp cận, làm quen rồi dùng những thứ hấp dẫn trẻ nhỏ như bánh kẹo, sách truyện, đồ chơi để câu nhử, dụ dỗ trẻ em đi theo chúng.

Giả danh người nhà của trẻ, hoặc là người được bố mẹ trẻ nhờ đón, để lừa giáo viên, lừa các cháu học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở… để đưa đi.

Lợi dụng quan hệ quen biết hoặc lòng tốt của người dân, đối tượng tạo hoàn cảnh khó khăn để xin ngủ nhờ, rồi nhân lúc người nhà đang say giấc, chúng ra tay bắt cóc hoặc cướp luôn đứa trẻ rồi tẩu thoát.

Tấn công vào các gia đình, giết bố mẹ, người lớn… để bắt cóc trẻ em (ở các khu vực biên giới). Trẻ em bị lạc bố mẹ, lạc đường, đối tượng đến dỗ dành, tỏ ra đáng tin cậy rồi lừa đưa các cháu đi.

Lợi dụng tình trạng khó khăn của trẻ em đường phố (đi ăn xin, bán báo, đánh giày…) để dụ dỗ, lừa gạt hoặc dùng vũ lực bắt đi.

Qua những vụ án bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em đã xảy ra, có thể thấy tội phạm này tập trung vào số đối tượng lưu manh hình sự, tù tha, nghiện hút ma túy, không có công ăn việc làm, thua nợ bóng đá, lô đề, cờ bạc. Các đối tượng phạm tội chuyên nghiệp thường hoạt động theo băng nhóm, có từ 2 tên trở lên.

Với những vụ bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản có dự mưu từ trước, trước khi gây án, chúng luôn xác định mục tiêu, thường là nhằm vào các gia đình giàu có, khá giả.

Với những vụ phạm tội có tính chất cơ hội, nhất thời, bột phát, kẻ phạm tội thấy điều kiện thuận lợi như trẻ em đi một mình ngoài đường, không có người lớn trông nom, chúng tiếp cận dụ dỗ, lừa gạt hoặc dùng vũ lực khống chế rồi chở đi.

Với những vụ bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em để bán lại cho các đường dây buôn người, các đối tượng thường móc nối, liên hệ trước với bọn này, bắt cóc trẻ em theo “đơn đặt hàng”. Khi bắt được, chúng tổ chức giao “hàng” qua các khâu trung gian.

Với những vụ bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em để đòi nợ, kẻ phạm tội sẽ đưa yêu sách trả tiền thì trả người, nếu báo công an thì con, cháu của họ sẽ chết.

Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em, trước hết là do sự chủ quan, lơ đãng và bất cẩn, mất cảnh giác của cha mẹ, người thân trong việc trông coi trẻ em; thiếu sự giáo dục kỹ năng phòng chống bắt cóc của người lớn đối với trẻ em; lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, sự băng hoại xuống cấp của đạo đức xã hội.

Bé trai 7 tuổi bị Nguyễn Đức Trung bắt cóc được Công an giải cứu. Ảnh: CAHN
Bé trai 7 tuổi bị Nguyễn Đức Trung bắt cóc được Công an giải cứu. Ảnh: CAHN

Cách phòng ngừa với tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em

Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, phụ huynh cần nói với trẻ về nạn bắt cóc trẻ em và hậu quả của nó một cách dễ hiểu nhất. Tạo cho trẻ ấn tượng rằng cần phải cảnh giác trước những gì không bình thường xảy ra với mình, cẩn thận trong sinh hoạt, đi lại, giao tiếp.

Dạy cho trẻ biết “những người lạ có thể tin tưởng”, gồm: thầy cô giáo, chú công an, chú bộ đội, bác bảo vệ cơ quan, nhà trường, nhân viên cửa hàng (đặc điểm chung là họ thường mặc quần áo đồng phục - cần giới thiệu với trẻ về những loại đồng phục phổ biến), hoặc những bà mẹ có mang theo con nhỏ trên đường.

Dạy trẻ nhớ thuộc lòng họ tên, số máy điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà của mình, nghề nghiệp của bố mẹ, nhưng phải giữ bí mật những thông tin này, chỉ nói với những người “những người lạ có thể tin tưởng”.

Dạy trẻ không được nói chuyện, hay đi theo người lạ. Dạy trẻ tuyệt đối không ăn uống bất cứ thứ gì mà người lạ đưa cho, đề phòng những món quà, bánh, kẹo, nước ngọt… đó có tẩm thuốc mê, trẻ ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng độc. Cách từ chối có thể là: “Bố mẹ cháu không cho phép nhận”.

Dạy trẻ kỹ năng ứng xử khi bị người lạ kéo, dắt, lôi đi. Cần huấn luyện cho bé biết kêu gào, khóc thật to để gây sự chú ý cho những người xung quanh, có thể hô: “bắt cóc trẻ con, cứu, cứu cháu với”.

Khi trẻ vào độ tuổi tiểu học, THCS, bắt đầu tham gia các hoạt động của trường lớp, cộng đồng, như đi dã ngoại, vệ sinh môi trường khu dân cư, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử…, cần dạy trẻ biết tuân theo các quy định của người phụ trách. Tuyệt đối không tách đoàn, chạy lăng xăng dễ bị lạc, bị bỏ rơi dẫn đến nguy cơ bị bắt cóc.

Những kẻ bắt cóc thường thích bắt trẻ khi trẻ đi một mình và hiếm khi hành động khi trẻ đi với 2-3 người bạn. Dạy trẻ phải ghi chép số điện thoại của bạn bè, người phụ trách, cảnh sát phản ứng nhanh (113), để khi cần có thể liên lạc được.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Nhiều bất ngờ về nhân thân kẻ bắt cóc bé trai ở Hà Nội, đòi chuộc 15 tỉ đồng

Bảo Nguyên |

Cả chính quyền và người dân địa phương đều bất ngờ khi biết tin Nguyễn Đức Trung là kẻ đã bắt cóc bé trai đòi chuộc 15 tỉ đồng, bởi nghi phạm chưa từng có điều tiếng gì, cả hai vợ chồng đều là cán bộ.

Thiếu tướng Công an Hà Nội nói về 8 giờ theo dấu kẻ bắt cóc trẻ em

Việt Dũng |

Từ các manh mối mờ thu thập tại hiện trường vụ bắt cóc trẻ em ở quận Long Biên, lực lượng Công an Hà Nội đã dần dần truy ra dấu vết, dựng chân dung nghi phạm Nguyễn Đức Trung.

Công an Hà Nội nói gì về thông tin nghi phạm bắt cóc bé trai là cảnh sát?

Việt Dũng |

Nguyễn Đức Trung ban đầu chỉ tăm tia trộm cắp tài sản tại khu nhà giàu, song sau đó anh ta chuyển sang kế hoạch bắt cóc trẻ em nên chuẩn bị găng tay, băng dính... để gây án.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhiều bất ngờ về nhân thân kẻ bắt cóc bé trai ở Hà Nội, đòi chuộc 15 tỉ đồng

Bảo Nguyên |

Cả chính quyền và người dân địa phương đều bất ngờ khi biết tin Nguyễn Đức Trung là kẻ đã bắt cóc bé trai đòi chuộc 15 tỉ đồng, bởi nghi phạm chưa từng có điều tiếng gì, cả hai vợ chồng đều là cán bộ.

Thiếu tướng Công an Hà Nội nói về 8 giờ theo dấu kẻ bắt cóc trẻ em

Việt Dũng |

Từ các manh mối mờ thu thập tại hiện trường vụ bắt cóc trẻ em ở quận Long Biên, lực lượng Công an Hà Nội đã dần dần truy ra dấu vết, dựng chân dung nghi phạm Nguyễn Đức Trung.

Công an Hà Nội nói gì về thông tin nghi phạm bắt cóc bé trai là cảnh sát?

Việt Dũng |

Nguyễn Đức Trung ban đầu chỉ tăm tia trộm cắp tài sản tại khu nhà giàu, song sau đó anh ta chuyển sang kế hoạch bắt cóc trẻ em nên chuẩn bị găng tay, băng dính... để gây án.