Nhận diện 20 chiêu thức lừa đảo trên mạng xã hội

Việt Dũng |

Để tăng khả năng nhận diện lừa đảo giúp người dân đề cao cảnh giác, Công an Hà Nội chỉ ra 20 chiêu thức thường gặp của tội phạm công nghệ cao.

Ngày 6.4, Công an Hà Nội thông tin, mới đây nhất một phụ nữ ở quận Ba Đình, Hà Nội sập bẫy thủ đoạn tuyển cộng tác viên nghe nhạc để tăng lượt view, lượt like cho ca sĩ và chuyển hơn 400 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo.

Theo Công an Hà Nội, trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Khi các công nghệ mới xuất hiện, đối tượng tấn công mạng, lừa đảo cũng sẽ tìm cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất - đó là con người, áp dụng nhiều biện pháp tác động để thao túng tâm lý rồi dẫn dắt nạn nhân theo kịch bản của chúng.

Các hình thức lừa đảo trên mạng, qua điện thoại liên tục gia tăng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm đến lừa đảo đầu tư… nhưng mục tiêu cuối cùng của các đối tượng đều chính là tiền.

Hành vi lừa đảo trực tuyến thời gian qua khá phổ biến. Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân là bước đệm để thực hiện lừa đảo tài chính. Đối tượng lừa đảo lợi dụng tâm lý nhẹ dạ, cả tin hoặc đánh vào lòng tham để đạt mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quá trình điều tra, Công an đã nhận diện và chỉ ra 20 chiêu thức lừa đảo phổ biến trên mạng xã hội.

- Giả danh cơ quan pháp luật yêu cầu nạn nhân chuyển khoản tiền vào số tài khoản do đối tượng cung cấp để phục vụ công tác điều tra.

- Giả danh nhân viên ngân hàng hướng dẫn cung cấp phần mềm rồi lấy thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

- Lừa nâng cấp sim 4G: Nếu nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ mất số điện thoại và tài khoản ngân hàng đăng ký theo số điện thoại đó.

- Lừa đảo trúng thưởng: Gọi điện thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại,...). Yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.

- Bẫy tình trên mạng xã hội: Giả là người nước ngoài gửi quà về, sau đó giả làm nhân viên hải quan yêu cầu đóng phí mới được nhận quà.

- Tuyển cộng tác viên đặt mua đơn hàng trên mạng, nhận tiền % 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lỗi, không nhận được tiền, muốn nhận lại tiền phải nộp thêm tiền để làm thủ tục chứng minh.

- Mạo danh bảo hiểm xã hội thông báo nạn nhân đang nợ tiền hoặc trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, yêu cầu nạn nhân đóng phí để chiếm đoạt.

- Chuyển tiền làm từ thiện: Lừa gửi tiền về làm từ thiện, bạn được hưởng 30-40%, sau đó giả làm hải quan yêu cầu đóng phí.

- Cho số lô, số đề để đánh: Để nhận được số phải đóng phí, không trúng thì mất phí. Nếu trúng phải chia hoa hồng cho đối phương.

- Hack Facebook, Zalo,... chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản, nhắn tin cho bạn bè người thân hỏi mượn tiền.

- Giả danh nhân viên y tế gọi điện thoại thông báo người thân đang nằm viện cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền ngay để mổ gấp.

- Tìm người làm việc ở nhà: Quảng cáo lợi nhuận thu hút người chơi, khi nạp số tiền lớn vào sàn thì sàn sập, không rút được tiền.

Lập sàn giao dịch ảo: Gửi link để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu nạn nhân chuyển tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Mua bán hàng trực tuyến: Gửi link để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu nạn nhân chuyển tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Chuyển tiền nhầm để ép vay: Chuyển tiền vào tài khoản nạn nhân, sau một thời gian thì yêu cầu trả tiền như một khoản vay và bắt nạn nhân đóng lãi.

Mạo danh công ty tài chính: Cung cấp khoản vay tiền lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, yêu cầu nạn nhân đóng phí vay rồi chiếm đoạt.

- Giả danh cán bộ xử lí giao thông: Thông báo nạn nhân từng vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.

- Gọi điện thoại khủng bố đòi nợ người vay và cả bạn bè, người thân của người vay.

- Giả danh lãnh đạo lập Facebook, Zalo... rồi sử dụng hình ảnh, uy tín của lãnh đạo nhắn tin cho cấp dưới để vay tiền.

- Giả danh cán bộ viễn thông: Thông báo nạn nhân nợ cước hoặc tín dụng, sau đó giả làm công an yêu cầu đóng tiền để phục vụ kiểm tra.

Theo Công an Hà Nội, biện pháp phòng tránh tốt nhất để không mắc bẫy của bọn lừa đảo là người dân cần hết sức cảnh giác, nhất là trước những chiêu trò mời gọi hấp dẫn kiểu như “việc nhẹ, lương cao” “món hời dễ dàng” hoặc là tình huống nguy cấp của người thân...

Khi đối diện với những tình huống bất ngờ, người dân bình tĩnh, dùng nhiều cách kiểm chứng lại thông tin, và khi có bất cứ một nghi ngờ nhỏ nào thì hãy thông tin cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn, tuyệt đối không nóng vội thực hiện theo yêu cầu chuyển tiền của đối tượng.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt bảo vệ người dân trên không gian mạng như: Phát triển các trang thông tin, xử lí tin nhắn rác, lừa đảo (chongthurac.vn); lập Trang Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (canhbao.khonggianmang.vn); cung cấp công cụ nhận diện lừa đảo trực tuyến, kĩ năng phòng, chống lừa đảo (congcu.khonggianmang.vn)…

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đặt tiệc nhà hàng để chiếm đoạt tài sản

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu -  Ngày 18.3, Công an tỉnh đã đưa ra khuyến cáo, đề nghị người dân cảnh giác thủ đoạn lừa đảo qua chiêu trò đặt tiệc nhà hàng kèm theo một số yêu cầu đặc biệt.

Công an Hải Phòng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo "con đang cấp cứu"

Băng Tâm |

Sáng 17.3, Công an TP.Hải Phòng thông báo các bậc phụ huynh và người dân cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn lừa đảo của đối tượng tự nhận chủ ngân hàng, chiếm đoạt tiền tỉ

Việt Dũng |

Đặng Việt Hùng tung tin bản thân là ông chủ của ngân hàng Cộng đồng Á Châu, đối tác của ACB để dụ mọi người nộp tiền hưởng lợi nhuận, song chiếm đoạt hàng tỉ đồng.

Xơ xác vì tảo hôn: Ông nội tuổi 35, người mẹ trẻ sinh 7 đứa con

Minh Nguyễn |

Đến bản Pà Cò (xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), ngoài chuyện tảo hôn thì PV không khỏi bất ngờ khi nơi đây có ông nội ở tuổi 35 và người phụ nữ sinh con nhiều nhất bản.

Rời chân ga - rà chân phanh thế nào để tránh gây tai nạn

ANH TUÂN |

Lỗi đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh xảy ra chủ yếu và nghiêm trọng nhất ở xe số tự động. Song có những quy tắc mà lái xe có thể rèn luyện, thực hành và duy trì để hạn chế nhầm lẫn nguy hiểm này.

Hà Nội: Người khuyết tật vẫn bị hạn chế khi tham gia giao thông

Minh Hạnh |

Mục tiêu đến năm 2025, 80% công trình xây mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc, nhà ga, bến xe, cơ sở chữa khám bệnh… của Hà Nội bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Tuy nhiên, thực tế người khuyết tật còn rất nhiều cản trở khi tham gia giao thông công cộng.

Nhiều người chọn đi du lịch trước ngày lễ 30.4 để tránh đông đúc

Phương Trang |

Đi du lịch sớm trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, nhiều gia đình không chỉ cảm thấy thoải mái vì tránh được cảnh chen chúc, đông đúc mà còn tiết kiệm được một khoản kinh phí vài triệu đồng.

Ngân hàng Nhà nước có thể mua thêm ngoại tệ

Lam Duy |

Tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với những diễn biến thuận lợi trên thị trường thế giới là những yếu tố để Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục mua vào ngoại tệ.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đặt tiệc nhà hàng để chiếm đoạt tài sản

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu -  Ngày 18.3, Công an tỉnh đã đưa ra khuyến cáo, đề nghị người dân cảnh giác thủ đoạn lừa đảo qua chiêu trò đặt tiệc nhà hàng kèm theo một số yêu cầu đặc biệt.

Công an Hải Phòng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo "con đang cấp cứu"

Băng Tâm |

Sáng 17.3, Công an TP.Hải Phòng thông báo các bậc phụ huynh và người dân cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn lừa đảo của đối tượng tự nhận chủ ngân hàng, chiếm đoạt tiền tỉ

Việt Dũng |

Đặng Việt Hùng tung tin bản thân là ông chủ của ngân hàng Cộng đồng Á Châu, đối tác của ACB để dụ mọi người nộp tiền hưởng lợi nhuận, song chiếm đoạt hàng tỉ đồng.